- Chiều 24/5, tại TP.HCM, Tổng thống Obama đã có buổi giao lưu với 100 doanh nghiệp trẻ đại diện cho giới doanh nghiệp khởi nghiệp VN.

Trước khi bước vào khán phòng giao lưu, ông dành thời gian tham quan 2 sản phẩm sáng tạo của người Việt trẻ là máy cắt laser K-Laser Cutter và công nghệ tương tác ảo Silicon Straits Augmented Realty.

{keywords}

{keywords}

Trong khán phòng, có nhiều doanh nhân trẻ từng theo học tại các trường đại học danh tiếng của Mỹ. 3 doanh nhân trẻ được chọn ngồi đối thoại cùng Tổng thống Obama đều có quá trình theo học đào tạo, sinh sống tại Mỹ trong nhiều năm, sau này quay trở lại VN để khởi nghiệp và thành công.

Đó là Đỗ Hằng, Phó giám đốc phát triển kinh doanh và đối ngoại tại Seedcom, một tập đoàn bán lẻ đang hoạt động với 16 công ty thuộc lĩnh vực bán lẻ, vận chuyển, kỹ thuật và nông nghiệp.

{keywords}



Một nhân vật doanh nhân trẻ thú vị được ông Obama gọi là chủ đầu tư của một “Amazon Việt Nam” là Lê Hoàng Uyên Vy, giám đốc quản lý của Adayroi.com, một sáng kiến về thương mại điện tử của Vincommerce, công ty bán lẻ lớn nhất Việt Nam với 14.000 nhân viên và 800 địa điểm bán lẻ.

Phạm Khoa, một doanh nhân trẻ nổi bật, đang làm Giám đốc pháp lý và hoạt động doanh nghiệp của Microsoft.

Trong số những doanh nhân trẻ có mặt tại cuộc đối thoại còn có vợ chồng doanh nhân Bảo Hoàng, Nguyễn Thanh Phượng (con gái nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng), vốn có tiếng trong giới doanh nghiệp khởi nghiệp với đầu tư thông qua các quỹ đầu tư mạo hiểm.

Khó khăn khởi đầu

Trong phát biểu mở đầu, Tổng thống Obama chia sẻ ông đã có khoảng thời gian tuyệt vời ngay khi vừa đặt chân đến TP.HCM. Ấn tượng nơi đây "đi xe máy dễ hơn ô tô" nhưng ông ca ngợi sức sống đang phát triển mạnh mẽ tại thành phố này, nơi có nhiều tòa nhà cao tầng mọc lên.

Đi thẳng vào chủ đề khởi nghiệp, ông Obama nhấn mạnh mọi sự khởi đầu đều không dễ dàng nhưng cơ hội luôn có, khuyến khích tinh thần khởi nghiệp cũng để định hình cho tương lai của VN.

Chủ động chia sẻ “muốn lắng nghe” những doanh nhân VN trẻ tuổi, ông Obama cho hay rất nhiều người muốn đóng góp cho công đồng, tạo ra công ăn việc làm. Tinh thần doanh nhân sẽ là nhiên liệu của tăng trưởng, đem lại cho người trẻ cơ hội để đưa năng lượng của mình vào những điều lớn lao.

{keywords}

"Tất nhiên làm doanh nhân không dễ dàng gì dù ở Mỹ hay Việt Nam. Rất khó có kỹ năng để xây dựng doanh nghiệp. Phụ nữ càng gặp nhiều khó khăn hơn vì định kiến không có được nhiều cơ hội.

Vấn đề là bạn nghèo không có nghĩa là bạn không thể trở thành doanh nhân. Dù bạn có thể trông không giống doanh nhân nhưng vẫn có thể sáng tạo và lập doanh nghiệp Dreamplex là nơi để các bạn sáng tạo, phát huy ý tưởng", ông Obama nói.

Đặt nhiều câu hỏi xung quanh câu chuyện khởi nghiệp của 3 doanh nhân, Tổng thống Obama đặc biệt quan tâm đến những khó khăn mà họ phải đối mặt, từ việc thuế, hành lang pháp lý, đặc biệt là vốn cho những người khởi nghiệp…

Song ông cho rằng, đối với khởi nghiệp, con người là yếu tố quan trọng, yếu tố trung tâm của sự thành công. Trong kinh doanh, chưa thất bại thì chưa kinh doanh giỏi.

Sự kiên nhẫn là cần thiết và cần học cả từ những thất bại cũng như thành công.

Lê Hoàng Uyên Vy chia sẻ về những ngày đầu quay trở lại VN cách đây 5 năm. Suốt thời gian khởi nghiệp, cô gặp khó khăn bởi ở VN, các quỹ mao hiểm không dễ chi tiền. Họ chỉ muốn đầu tư vào các công ty lớn.ư

“Chúng tôi hi vọng sau này sẽ có các quỹ mạo hiểm từ Mỹ đến đầu tư vào VN”, cô nói. Nghe vậy ông Obama nói ngay sẽ làm “quảng cáo” cho cô.

Đỗ Hằng chia sẻ ở VN nền tảng hậu cần còn yếu, các công ty khởi nghiệp còn nhiều việc phải làm. Nhưng cô thừa nhận, không thị trường nào tốt cho khởi nghiệp như VN.

Phạm Khoa thì cho rằng, thách thức là các nền tảng pháp lý cần hiện đại hơn để hỗ trợ sự phát triển.

Các doanh nghiệp đặt câu hỏi cho ông Obama về những cơ hội từ TPP mà họ có thể là một phần trung tâm khi nó mở ra thị trường rộng lớn cho cả hai nước. Ông Obama khẳng định cơ hội lớn dành cho cả hai phía, đặc biệt VN hưởng lợi lớn trong việc tiếp cận thị trường VN. Gợi ý của Tổng thống cho các doanh nghiệp, đó là xuất khẩu vào Mỹ sản phẩm khác biệt.

Như ở VN có sản phẩm nào tốt, rất được ưa chuộng mà ở Mỹ không biết đến, không có thì hãy bán cái đó vào thị trường Mỹ.

Xuân Linh