- Chính phủ đã chỉ đạo Thanh tra
Chính phủ phối hợp bộ, ngành liên quan sơ kết thực hiện việc kê
khai tài sản, trả lương qua tài khoản để đề xuất xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về kiểm soát thu nhập của người có
chức vụ.
Thanh tra Chính phủ, Văn phòng Ban chỉ đạo TƯ về phòng, chống tham nhũng và các nhà tài trợ đồng tổ chức hội thảo trước Đối thoại phòng, chống tham nhũng lần thứ 10 diễn ra hôm nay (14/11) tại Hà Nội.
Giám sát trong thực tế
Văn phòng Ban chỉ đạo TƯ về phòng, chống tham nhũng đã tổng kết 5 năm thực hiện Luật phòng, chống tham nhũng, trong đó nhận định: "Mặc dù đã có nhiều cố gắng, quyết tâm và đạt được một số kết quả bước đầu, song công tác phòng, chống tham nhũng trong 5 năm qua vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém, chưa tạo được sự chuyển biến có tính cơ bản, tham nhũng vẫn còn nghiêm trọng và diễn biến phức tạp trong nhiều lĩnh vực, nhiều ngành, nhiều cấp, tệ tham nhũng vẫn còn là vấn đề bức xúc và là mối quan tâm của toàn xã hội".
Từ 1/10/2010 đến 30/9/2011, đã khởi tố 220 vụ án liên quan đến tham nhũng. Riêng trong năm nay, có 61 người đứng đầu bị kỷ luật do thiếu trách nhiệm để xảy ra tham nhũng trong phạm vi mình quản lý, phụ trách...
Trong một nghiên cứu độc lập, ông Jairo Acuna-Alfaro, cố vấn chính sách, UNDP Việt Nam cho rằng hiện tượng tham nhũng, hối lộ ở Việt Nam đã trở nên "phổ biến". Chẩn đoán tham nhũng ngày càng trở nên tinh vi, ông cho rằng vấn đề quan trọng và tiên quyết là liệu các cơ quan phòng, chống có đủ kỹ năng, năng lực và công cụ để đánh giá tình hình tham nhũng cũng như giám sát các nhà hoạch định chính sách một cách có hiệu quả.
Cho rằng các cơ quan phòng, chống tham nhũng phải đủ mạnh về chức năng, nguồn lực và năng lực, ông cũng nhấn mạnh giải pháp kỹ thuật là chưa đủ.
"Quyền giám sát cần được thực hiện trong thực tế thay vì chỉ ở trong quy định" - theo chuyên gia UNDP. Đồng thời, Jairo Acuna-Alfaro cũng cho rằng để chống tham nhũng hiệu quả, phải gắn kết "bắt bệnh" với "kê đơn chữa bệnh" - đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng sau khi đã phát hiện vấn đề bằng các công cụ theo dõi và giám sát.
Thừa nhận năng lực phân tích, chẩn đoán tình hình tham nhũng của các cơ quan chức năng ở Việt Nam đã được nâng cao, song ông Jairo Acuna-Alfaro lưu ý một chi tiết nhỏ, đó là cần sử dụng dữ liệu và chứng cớ để chỉ ra những tiến bộ đã đạt được - thay vì chỉ dừng ở mô tả bằng những lời lẽ.
Mở rộng tiếp cận thông tin
Ông James Anderson, chuyên gia thể chế cao cấp của Ngân hàng Thế giới trong bài giới thiệu về kinh nghiệm phòng, chống tham nhũng ở một số quốc gia, cho rằng, để chống tham nhũng phải có những biện pháp "cứng rắn". 4 yếu tố được ông nhắc đến là tạo cơ chế độc lập cho các cơ quan điều tra, điều tra việc kê khai tài sản của các quan chức cao cấp, công khai tài sản, mở rộng tiếp cận thông tin.
Theo Ban chỉ đạo TƯ về phòng, chống tham nhũng, thời gian tới, cơ quan chức năng sẽ sửa đổi, bổ sung các quy định về phòng ngừa tham nhũng để khắc phục tính hình thức, kém hiệu quả của một số biện pháp.
Như liên quan đến vấn đề minh bạch tài sản, thu nhập được cho là một trong những giải pháp phòng, ngừa tham nhũng.
Theo Ban chỉ đạo TƯ về phòng, chống tham nhũng, mặc dù còn nhiều hạn chế, nhưng việc kê khai tài sản, thu nhập đã "có tác dụng phòng ngừa tham nhũng nhất định" và giúp cho công tác quản lý cán bộ, đảng viên được chặt chẽ hơn.
Đến nay đã có 13 bộ, ngành cơ quan trung ương và 11 địa phương báo cáo hoàn thành việc kê khai tài sản, thu nhập năm 2010. Các bộ, ngành khác tuy chưa hoàn thành hết nhưng đều có báo cáo tình hình thực hiện với bình quân kê khai lần đầu đạt 96,3%, kê khai bổ sung đạt 97,7%. Đã có thêm 135.482 người kê khai lần đầu, 585.441 người kê khai bổ sung. Trong đó, có 3 trường hợp bị xử lý kỷ luật do vi phạm quy định về kê khai tài sản, thu nhập.
Một trong những căn cứ kê khai, minh bạch tài sản đó là tài khoản cán bộ, công chức. Cho đến nay đã có gần 44 nghìn cơ quan, đơn vị hưởng lương từ ngân sách đã trả lương qua tài khoản, đạt tỷ lệ 54%. Theo Ban chỉ đạo, mặc dù phạm vi trả lương qua tài khoản chưa rộng rãi, nhiều khoản thu nhập chưa thanh toán qua tài khoản, nhưng đây là bước làm quen với hình thức dùng tiền mặt.
Về những nỗ lực tiếp theo, Chính phủ đã chỉ đạo Thanh tra Chính phủ phối hợp các bộ, ngành liên quan sơ kết thực hiện việc kê khai tài sản, trả lương qua tài khoản, nộp lại quà tặng để đề xuất việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về kiểm soát thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn. Đặc biệt, sẽ nghiên cứu để quy định hợp lý về việc công chức phải giải trình nguồn gốc tài sản khi có yêu cầu và biện pháp xử lý những hành vi làm giàu bất chính...
Linh Thư
Thanh tra Chính phủ, Văn phòng Ban chỉ đạo TƯ về phòng, chống tham nhũng và các nhà tài trợ đồng tổ chức hội thảo trước Đối thoại phòng, chống tham nhũng lần thứ 10 diễn ra hôm nay (14/11) tại Hà Nội.
Giám sát trong thực tế
Văn phòng Ban chỉ đạo TƯ về phòng, chống tham nhũng đã tổng kết 5 năm thực hiện Luật phòng, chống tham nhũng, trong đó nhận định: "Mặc dù đã có nhiều cố gắng, quyết tâm và đạt được một số kết quả bước đầu, song công tác phòng, chống tham nhũng trong 5 năm qua vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém, chưa tạo được sự chuyển biến có tính cơ bản, tham nhũng vẫn còn nghiêm trọng và diễn biến phức tạp trong nhiều lĩnh vực, nhiều ngành, nhiều cấp, tệ tham nhũng vẫn còn là vấn đề bức xúc và là mối quan tâm của toàn xã hội".
Từ 1/10/2010 đến 30/9/2011, đã khởi tố 220 vụ án liên quan đến tham nhũng. Riêng trong năm nay, có 61 người đứng đầu bị kỷ luật do thiếu trách nhiệm để xảy ra tham nhũng trong phạm vi mình quản lý, phụ trách...
Trong một nghiên cứu độc lập, ông Jairo Acuna-Alfaro, cố vấn chính sách, UNDP Việt Nam cho rằng hiện tượng tham nhũng, hối lộ ở Việt Nam đã trở nên "phổ biến". Chẩn đoán tham nhũng ngày càng trở nên tinh vi, ông cho rằng vấn đề quan trọng và tiên quyết là liệu các cơ quan phòng, chống có đủ kỹ năng, năng lực và công cụ để đánh giá tình hình tham nhũng cũng như giám sát các nhà hoạch định chính sách một cách có hiệu quả.
Cho rằng các cơ quan phòng, chống tham nhũng phải đủ mạnh về chức năng, nguồn lực và năng lực, ông cũng nhấn mạnh giải pháp kỹ thuật là chưa đủ.
Ông Jairo Acuna-Alfaro, cố vấn chính sách, UNDP Việt Nam: chống tham nhũng hiệu quả, phải gắn kết "bắt bệnh" với "kê đơn chữa bệnh". Ảnh: XL |
"Quyền giám sát cần được thực hiện trong thực tế thay vì chỉ ở trong quy định" - theo chuyên gia UNDP. Đồng thời, Jairo Acuna-Alfaro cũng cho rằng để chống tham nhũng hiệu quả, phải gắn kết "bắt bệnh" với "kê đơn chữa bệnh" - đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng sau khi đã phát hiện vấn đề bằng các công cụ theo dõi và giám sát.
Thừa nhận năng lực phân tích, chẩn đoán tình hình tham nhũng của các cơ quan chức năng ở Việt Nam đã được nâng cao, song ông Jairo Acuna-Alfaro lưu ý một chi tiết nhỏ, đó là cần sử dụng dữ liệu và chứng cớ để chỉ ra những tiến bộ đã đạt được - thay vì chỉ dừng ở mô tả bằng những lời lẽ.
Mở rộng tiếp cận thông tin
Ông James Anderson, chuyên gia thể chế cao cấp của Ngân hàng Thế giới trong bài giới thiệu về kinh nghiệm phòng, chống tham nhũng ở một số quốc gia, cho rằng, để chống tham nhũng phải có những biện pháp "cứng rắn". 4 yếu tố được ông nhắc đến là tạo cơ chế độc lập cho các cơ quan điều tra, điều tra việc kê khai tài sản của các quan chức cao cấp, công khai tài sản, mở rộng tiếp cận thông tin.
Theo Ban chỉ đạo TƯ về phòng, chống tham nhũng, thời gian tới, cơ quan chức năng sẽ sửa đổi, bổ sung các quy định về phòng ngừa tham nhũng để khắc phục tính hình thức, kém hiệu quả của một số biện pháp.
Như liên quan đến vấn đề minh bạch tài sản, thu nhập được cho là một trong những giải pháp phòng, ngừa tham nhũng.
Theo Ban chỉ đạo TƯ về phòng, chống tham nhũng, mặc dù còn nhiều hạn chế, nhưng việc kê khai tài sản, thu nhập đã "có tác dụng phòng ngừa tham nhũng nhất định" và giúp cho công tác quản lý cán bộ, đảng viên được chặt chẽ hơn.
Đến nay đã có 13 bộ, ngành cơ quan trung ương và 11 địa phương báo cáo hoàn thành việc kê khai tài sản, thu nhập năm 2010. Các bộ, ngành khác tuy chưa hoàn thành hết nhưng đều có báo cáo tình hình thực hiện với bình quân kê khai lần đầu đạt 96,3%, kê khai bổ sung đạt 97,7%. Đã có thêm 135.482 người kê khai lần đầu, 585.441 người kê khai bổ sung. Trong đó, có 3 trường hợp bị xử lý kỷ luật do vi phạm quy định về kê khai tài sản, thu nhập.
Một trong những căn cứ kê khai, minh bạch tài sản đó là tài khoản cán bộ, công chức. Cho đến nay đã có gần 44 nghìn cơ quan, đơn vị hưởng lương từ ngân sách đã trả lương qua tài khoản, đạt tỷ lệ 54%. Theo Ban chỉ đạo, mặc dù phạm vi trả lương qua tài khoản chưa rộng rãi, nhiều khoản thu nhập chưa thanh toán qua tài khoản, nhưng đây là bước làm quen với hình thức dùng tiền mặt.
Về những nỗ lực tiếp theo, Chính phủ đã chỉ đạo Thanh tra Chính phủ phối hợp các bộ, ngành liên quan sơ kết thực hiện việc kê khai tài sản, trả lương qua tài khoản, nộp lại quà tặng để đề xuất việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về kiểm soát thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn. Đặc biệt, sẽ nghiên cứu để quy định hợp lý về việc công chức phải giải trình nguồn gốc tài sản khi có yêu cầu và biện pháp xử lý những hành vi làm giàu bất chính...
Linh Thư