- Sở GTVT Hà Nội cho biết, sau khi xây mới bến xe khách phía Nam (khu vực Ngọc Hồi - ngoài vành đai 4) sẽ chuyển bến xe Yên Sở và Nước Ngầm cùng lúc.

Sa Pa có bến xe xịn sánh ngang với Nhật

Bộ GTVT: Hà Nội không nên đưa hết bến xe ra vành đai 4

Theo Phó giám đốc Sở GTVT Hà Nội Vũ Hà, trong khi lưu lượng các tuyến vận tải hành khách liên tỉnh từ các tỉnh phía Nam đi/đến Hà Nội đang ngày càng gia tăng, các bến Giáp Bát và Nước Ngầm đang chịu áp lực ngày càng cao thì rất cần có thêm bến xe để đáp ứng.

Do vậy, bến xe khách Yên Sở được quy hoạch cho giai đoạn quá độ hiện nay là cần thiết.

Sau khi đầu tư xong bến Yên Sở và Cổ Bi, sẽ nghiên cứu bố trí các tuyến vận tải hành khách liên tỉnh (phát sinh mới) từ các tỉnh phía Nam đi và đến Hà Nội kết hợp với việc điều chuyển các tuyến xe khách liên tỉnh đang khai thác tại bến Giáp Bát về 2 bến xe này.

Áp lực giao thông trên tuyến đường Giải Phóng sẽ được giảm tải.

{keywords}
Việc điều chuyển bến xe ra xa ngoại thành sẽ gây khó khăn cho việc đi lại của hành khách

Văn bản UBND TP Hà Nội đề nghị HĐND TP thông qua Quy hoạch bến xe, bãi đỗ xe, trung tâm tiếp vận và trạm dừng nghỉ đến năm 2030, tầm nhìn 2050 nêu, mạng lưới bến xe khách liên tỉnh hiện có đang nằm sâu trong nội đô tạm thời được giữ lại.

Các bến xe tiếp tục được khai thác trong giai đoạn quá độ và chỉ nâng cấp, cải tạo trên cơ sở quy mô hiện có, gồm 4 bến: Gia Lâm, Mỹ Đình, Giáp Bát, Nước Ngầm.

Trong giai đoạn trung hạn, xây dựng bến xe khách Yên Sở, diện tích khoảng 3,4ha để hỗ trợ cho các bến xe hiện có. Về lâu dài, sau khi hoàn thành bến xe chính phía Nam (khu vực Ngọc Hồi - đường vành đai 4) bến xe khách Yên Sở, Nước Ngầm sẽ được đồng thời chuyển đổi chức năng thành đầu mối trung chuyển vận tải hành khách công cộng kết hợp bãi đỗ xe.

Các tuyến xe khách liên tỉnh đang khai thác tại 2 bến xe này sẽ được điều chuyển về bến xe khách đầu mối tập trung phía Nam.

Bộ ngành, chuyên gia lo ngại

Để có cơ sở trình HÐND và báo cáo Thủ tướng, UBND TP Hà Nội đã có văn bản xin ý kiến Bộ GTVT, Bộ Xây dựng về quy hoạch bến, bãi đỗ xe Hà Nội.

Bộ GTVT nêu, Hà Nội không nên đưa toàn bộ các bến xe liên tỉnh ra vành đai 4, thay vào đó cần có kết nối phù hợp tuyến cố định với khu vực tiệm cận trung tâm…

Với phương án xây dựng bến xe trung hạn (Yên Sở), Bộ GTVT cho rằng, TP cần xem xét và không nên xây dựng mới bến xe liên tỉnh có tính chất sử dụng đất không lâu dài, chỉ để khai thác trong thời gian quá độ như được nêu nhằm tránh lãng phí vốn đầu tư, quỹ đất của TP.

Trong tâm thư gửi Chủ tịch UBND TP Hà Nội mới đây, ông Bùi Danh Liên, Phó chủ tịch Hiệp hội vận tải, Phó chủ nhiệm Hội đồng tư vấn kinh tế MTTQ TP Hà Nội viết, việc xây bến xe Yên Sở không thể giải quyết ùn tắc giao thông xung quanh bến Giáp Bát và cửa ngõ phía Nam.

Việc chuyển xe khách từ bến Giáp Bát về bến Yên Sở chỉ gây khó khăn cho hành khách và DN vận tải.

Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô VN Nguyễn Văn Quyền nhận định, việc di chuyển các bến xe ra vành đai 4, tính kết nối giữa vận tải đường dài và vận tải trong đô thị sẽ càng khó khăn, phát sinh thêm những chuyến đi trong TP như xe taxi, xe máy... sẽ tăng nguy cơ ùn tắc.

"Nếu di chuyển các bến xe ra bên ngoài, rồi lại sử dụng mảnh đất này vào các mục đích khác như xây trung tâm thương mại, công trình không phải giao thông sẽ càng làm giảm diện tích chung cho hạ tầng giao thông" - ông Quyền lo ngại.

Phó Thủ tướng: Giải quyết dứt điểm điều chuyển tuyến xe khách

Phó Thủ tướng: Giải quyết dứt điểm điều chuyển tuyến xe khách

Phó Thủ tướng chỉ đạo về việc điều chuyển tuyến vận tải hành khách trên địa bàn TP Hà Nội và giải quyết dứt điểm kiến nghị của doanh nghiệp.

Hà Nội sẽ điều chuyển xe bến Giáp Bát, Gia Lâm

Hà Nội sẽ điều chuyển xe bến Giáp Bát, Gia Lâm

Bến xe Gia Lâm được hoạt động đến khi xây dựng xong bến xe Cổ Bi. Bến xe Giáp Bát cũng tồn tại cho đến khi khai thác bến xe Yên Sở.

Hà Nội xây bến xe Yên Sở để làm chi?

Hà Nội xây bến xe Yên Sở để làm chi?

"Hà Nội đã có chủ trương xây dựng bến xe Ngọc Hồi để chuyển bến Giáp Bát và sau này là bến Nước Ngầm xuống thì còn xây bến Yên Sở để làm gì?".

Vũ Điệp