- Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình đề xuất Bộ GTVT nghiên cứu đầu tư xây dựng tuyến đường bộ ven biển theo hình thức BOT với tổng mức đầu tư 3.872 tỷ đồng.

Tại buổi làm việc với Bộ trưởng GTVT chiều qua về tình hình phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, lãnh đạo tỉnh Thái Bình đã đề xuất dự án tuyến đường bộ ven biển.

Chủ tịch tỉnh Thái Bình Nguyễn Hồng Diên cho biết, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng, đến nay, địa phương đã hoàn thiện hồ sơ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án tuyến đường bộ ven biển tỉnh Thái Bình theo hình thức đối tác công tư (PPP).

Theo đó, dự án có tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 3.872 tỷ đồng, cơ cấu nguồn vốn gồm: nguồn ngân sách TƯ hỗ trợ 1.100 tỷ đồng, ngân sách tỉnh 1.182 tỷ đồng và vốn nhà đầu tư khoảng 1.700 tỷ đồng. Thời gian thu phí của dự án tạm tính khoảng 23 năm.

{keywords}
(Ảnh minh hoạ)

Ông Diên cho biết, đây là dự án có ý nghĩa quan trọng kết nối Thái Bình với Cảng hàng không Cát Bi (Hải Phòng) và Cửa khẩu quốc tế Móng Cái (Quảng Ninh).

“Chỉ có dự án này Thái Bình mới mong bứt phá mạnh mẽ để phát triển KT-XH. Do vậy mong Bộ GTVT thống nhất với địa phương, báo cáo Thủ tướng phê duyệt chủ trương đầu tư dự án theo hình thức PPP, loại hợp đồng BOT”, ông Diên nói.

Tính toán lại dự án

Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể khẳng định, đây là trục đường rất quan trọng và cấp thiết phải đầu tư xây dựng nhằm kết nối tuyến đường bộ ven biển chạy dọc bờ biển phía Đông qua nhiều tỉnh, thành: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa,…

Tuy nhiên, ông Thể nói rõ, thông qua kết quả thẩm định của Vụ Đối tác công tư (PPP - Bộ GTVT) cho thấy, phương án tài chính của dự án còn bộc lộ một số bất cập cần phải điều chỉnh lại nhằm đảm bảo dự án khả thi khi thực hiện đầu tư bằng hình thức PPP.

“Tuyến đường này chỉ có quy mô hai làn xe, năng lực đáp ứng lưu lượng xe tối đa chỉ khoảng 14.000 PCU (xe tiêu chuẩn)/ngày đêm, không thể lên tới 25.000 PCU/ngày đêm như kết quả của đơn vị tư vấn lập dự án đưa ra.

Hơn nữa, phương pháp tính toán của đơn vị tư vấn cũng còn một số sai sót khiến phương án tài chính không khả thi và dự án không thể hoàn vốn”, Bộ trưởng Thể nói.

Người đứng đầu ngành giao thông cũng đề nghị tỉnh Thái Bình cần điều chỉnh phương án tài chính dự án...

Đồng thời, yêu cầu Vụ PPP phối hợp với tỉnh Thái Bình, đơn vị tư vấn để tính toán, điều chỉnh phương án tài chính của dự án. Khi có kết quả cuối cùng, phương án tài chính của dự án đảm bảo khả thi, Bộ GTVT sẽ thống nhất với địa phương về chủ trương thực hiện đầu tư bằng hình thức PPP, loại hợp đồng BOT.

Ông Trương Quang Nghĩa: Dự án BOT rủi ro tài chính rất lớn

Ông Trương Quang Nghĩa: Dự án BOT rủi ro tài chính rất lớn

Các dự án BOT đều huy động nguồn lực từ ngân hàng, rủi ro tài chính cũng rất lớn - ông Trương Quang Nghĩa cho hay.

Công an làm việc với 'bà Tám BOT Cai Lậy' vụ người lạ 'biếu' 10 triệu

Công an làm việc với 'bà Tám BOT Cai Lậy' vụ người lạ 'biếu' 10 triệu

"Bà Tám BOT Cai Lậy" nói, công an mời bà lên làm việc về vụ người lạ đưa 10 triệu đồng cho bà khi trạm BOT Cai Lậy còn căng thẳng.

Bình Dương chi bao nhiêu tiền để xóa bỏ 1 trạm BOT?

Bình Dương chi bao nhiêu tiền để xóa bỏ 1 trạm BOT?

Sau khi chi tiền mua lại trạm thu phí An Phú từ chủ đầu tư BOT, tỉnh Bình Dương đã quyết định xóa bỏ trạm.

Thủ tướng chỉ đạo tập trung khắc phục bất cập trong đầu tư BOT, BT

Thủ tướng chỉ đạo tập trung khắc phục bất cập trong đầu tư BOT, BT

Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành tập trung khắc phục bất cập trong đầu tư BOT, BT.

Vẫn nhìn nhà đầu tư BOT là gian tham, móc túi dân

Vẫn nhìn nhà đầu tư BOT là gian tham, móc túi dân

Theo Phó chủ nhiệm UB Kinh tế QH Nguyễn Đức Kiên, nếu không đồng tình với mức phí, người dân có thể chọn đi đường không có BOT.

Đầu tư BOT bị tiếng 'ăn dày', nghe như tội đồ

Đầu tư BOT bị tiếng 'ăn dày', nghe như tội đồ

Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty cổ phần TASCO than rằng, lợi nhuận thu về chỉ còn 8,5-9%, so với vốn huy động có lãi suất đến 12-15%.

Vũ Điệp