- Nhận thấy nhiều bất cập về việc đặt trạm thu phí BOT tại Cầu Rác, trong báo cáo gửi đoàn giám sát Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hà Tĩnh đã đề xuất di dời trạm này tới điểm phù hợp.

Việc “Hà Tĩnh: Không tham gia tuyến BOT vẫn è cổ đóng phí” trong suốt thời gian qua khiến người dân bức xúc. Người dân đã phản ánh lên chính quyền địa phương song vấn đề không được giải quyết bởi Hà Tĩnh không có thẩm quyền để di dời trạm thu phí này.

{keywords}

Trạm BOT Cầu Rác 

Phó chủ tịch HĐND huyện Cẩm Xuyên Phạm Văn Thắng cho biết, giai đoạn từ năm 2015 trở về trước, mỗi lần tiếp xúc cử tri thì vấn đề phí Cầu Rác luôn làm nóng hội đồng.

Dùng trạm Cầu Rác để thu phí cho tuyến BOT tận ngoài TP Hà Tĩnh không những khiến người có ô tô, kinh doanh vận tải, hành khách bức xúc mà chính người dân sống hai bên cầu không có ô tô cũng phản ánh gay gắt.

“Người dân ở Cẩm Xuyên muốn làm nhà cửa phải đi qua cầu Cầu Rác phía đầu huyện Kỳ Anh để mua vật liệu. Do qua đây phải đóng phí nên giá vật liệu bị đẩy lên khiến người dân luôn phải mua hàng hóa cao hơn mức bình thường” - ông Thắng giải thích.

Theo ông Thắng, bản thân ông cũng nhận thấy không hợp lí khi dùng trạm Cầu Rác hoàn vốn cho tuyến đường tránh TP Hà Tĩnh.

“Mỗi lần xuống địa bàn xã làm việc, khi lưu thông qua Cầu Rác tôi phải đóng đều đặn hai lượt phí cả đi lẫn về. Nhiều lần buột miệng hỏi nhân viên vì sao không đi trên BOT vẫn phải đóng phí thì họ bảo thông cảm bởi làm theo bổn phận công ty giao" - lời ông Thắng.

Phó chủ tịch HĐND tỉnh Hà Tĩnh Võ Hồng Hải cũng cho hay: “Nếu chỉ đơn thuần dùng trạm Cầu Rác để thu phí hoàn vốn cho tuyến đường tránh thì không đúng, sẽ kiến nghị lên các cấp cao hơn để đưa trạm về nơi phù hợp”.

Đề nghị đặt trạm thu phí trên tuyến BOT

{keywords}
UBND tỉnh Hà Tĩnh đề xuất di dời trạm BOT Cầu Rác về đầu tuyến tránh TP Hà Tĩnh

Ông Trịnh Xuân Phúc, Giám đốc công ty TNHH MTV hạ tầng Sông Đà (đơn vị vận hành thu phí tuyến đường tránh TP Hà Tĩnh) cho biết, việc đặt trạm thu phí tại Cầu Rác được Chính phủ thông qua.

Ông Phúc cho rằng, sở dĩ không đặt trạm thu phí ngay trên tuyến đường BOT vì có nhiều bất cập, không đảm bảo được cự ly tối thiểu là 70km đối với trạm thu phí Bến Thủy theo quy định.

“Một khi trạm được đặt tại đầu hoặc cuối tuyến BOT chắc chắn xảy ra hiện tượng xe trốn vào các tuyến đường dân sinh để tránh bị thu phí. Việc này không những phá hỏng đường liên xã mà còn ảnh hưởng đến an toàn giao thông địa phương”, ông Phúc lý giải.

Ông Phúc cho hay, trạm thu phí đặt trên tuyến BOT chắc chắn lưu lượng xe sẽ ít đi, thời gian hoàn vốn càng phải kéo dài.

Tuy nhiên, ông Phúc cũng thừa nhận việc đặt trạm thu phí tại Cầu Rác vẫn chưa nhận được sự đồng thuận của người dân.

Mới đây, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã có báo cáo về các trạm thu phí trên địa bàn gửi đoàn giám sát UBTV Quốc hội.

Hà Tĩnh mong muốn trạm thu phí mới sẽ được đặt tại vị trí đầu đường QL1A đoạn tránh TP Hà Tĩnh.

Hiện nay, vị trí đặt trạm cách tuyến đường này khoảng 20km, người dân của huyện Cẩm Xuyên, Kỳ Anh và một số xã, phường của TP Hà Tĩnh… khi qua cầu Rác không qua tuyến đường tránh TP nhưng vẫn phải trả phí qua cầu. 

Hà Tĩnh: Dân phản đối trạm BOT 'không đi vẫn è cổ đóng phí'

Hà Tĩnh: Dân phản đối trạm BOT 'không đi vẫn è cổ đóng phí'

Một số người dân đưa xe ra trạm thu phí Cầu Rác (Hà Tĩnh) phản đối vì không đi đường tránh TP Hà Tĩnh nhưng vẫn phải è cổ đóng phí.

Hà Tĩnh: Không tham gia tuyến BOT vẫn è cổ đóng phí

Hà Tĩnh: Không tham gia tuyến BOT vẫn è cổ đóng phí

Mặc dù không lưu thông trên tuyến đường tránh TP Hà Tĩnh nhưng rất nhiều phương tiện vẫn phải đóng phí BOT tại trạm phí cách đó 30km.

Độc quyền BOT: Ăn gian 500 triệu/ngày, dân è cổ đóng phí

Độc quyền BOT: Ăn gian 500 triệu/ngày, dân è cổ đóng phí

Các dự án BOT hiện nay hầu hết nằm trên trục đường quốc lộ độc đạo, người dân không có quyền lựa chọn. BOT trở thành độc quyền, chủ đầu tư tìm mọi cách thu lợi nhuận còn người dân thì è cổ đóng phí.

Lê Minh