Trong mỗi chuyến công du, Tổng thống Mỹ luôn có một đoàn tháp tùng hùng hậu. Bên cạnh nhóm phụ tá cao cấp còn có các nhà báo, phóng viên tùy thuộc vào thời gian cũng như mục đích của chuyến đi.
Trong mọi chuyến công du đều có 13 giám sát viên báo chí, những người có chỗ ngồi trên chiếc Không lực 1 (Air Force One) đi cùng Tổng thống. Họ là đại diện giám sát cho các hệ thống truyền dẫn, báo in, thời sự, truyền hình, phát thanh cũng như các phóng viên ảnh.
Để có được một chỗ trên chiếc Không lực 1, các hãng truyền thông ở Washington phải trải qua cuộc cạnh tranh gay gắt. Họ phải thể hiện được nguyên tắc báo chí của mình bằng một loạt báo cáo.
Hiệp hội Báo chí Nhà trắng sẽ quản lý những tin tức mà các hãng này thu thập được và đưa lên trong suốt chuyến đi của Tổng thống để đảm bảo rằng không có bất cứ hãng nào thu thập hay nghe ngóng được những tin tức độc quyền.
Mark Landler, phóng viên của Nhà Trắng nói với tờ Times hồi năm 2011 rằng: "13 đại diện này được coi là những người giành được phước lành cuối cùng”. Bởi họ được phép tiếp cận Tổng thống ở cự li rất gần nhưng vì thế cũng đặc biệt căng thẳng.
Những giám sát viên này được cho là sẽ đưa tin nhanh thông qua các báo cáo ngắn cho khoảng 10.000 người bằng iPhone. Tính chính xác được coi là điều tối quan trọng trong các thông tin được đưa ra.
"Bạn phải đảm bảo việc này trong những tình huống rất khó khăn. Đôi khi vừa đi xe máy vừa tác nghiệp hay đưa hẳn người ra khỏi trực thăng để kịp hoàn thành báo cáo trước khi bước lên chiếc Không lực 1”, ông Landler cho biết.
Một trong những câu hỏi mọi người thường đặt ra trong mỗi chuyến công du là “Tổng thống đã tới nơi an toàn hay chưa?”. Đó là lý do mà theo ông Landler, các giám sát viên báo chí luôn muốn “càng nhiều phóng viên và máy ảnh tới càng gần Tổng thống càng tốt, bởi họ sẽ ghi lại được những khoảnh khắc lịch sử”.
Chính những người đại diện báo chí này đã mang lại nhiều giá trị cho Nhà Trắng. Kể từ khi nhóm 13 giám sát viên được thành lập dưới thời chính quyền Tổng thống Dwight D. Eisenhower, sự có mặt của nhóm này đã giúp Nhà Trắng truyền tải thông điệp của Tổng thống trong mỗi chuyến công du một cách nhanh nhất. Bởi họ là những người đầu tiên và gần gũi nhất với Tổng thống.
Trong chuyến thăm Paris của Tổng thống Donald Trump hồi tháng 7 vừa qua, Maggie Haberman, phóng viên của Nhà Trắng đại diện giám sát báo in nói với tờ Times là bà đã phải gửi ít nhất 20 email tới tất cả các phương tiện truyền thông đại chúng trong suốt một ngày rưỡi để nói về không khí và những hoạt động của Tổng thống Mỹ trên đất Pháp.
Công việc của các giám sát viên báo chí càng quan trọng khi dưới thời Tổng thống Trump, những chuyến công du hoàn toàn không theo kế hoạch.
Khi ở trên máy bay, Tổng thống đôi khi sẽ xuống khoang sau để trò chuyện cùng các phóng viên. Những hoạt động này của Tổng thống sẽ được máy quay ghi lại, xử lý hình ảnh và gửi đi trong vòng chưa tới nửa giờ. Như khi trên đường tới Paris, ông Trump đã dành hơn một giờ đồng hồ để trò chuyện cùng phóng viên trước khi trở về khoang ngồi riêng của mình.
Tuy nhiên, mối quan hệ giữa Nhà Trắng dưới thời Tổng thống Trump và truyền thông chưa bao giờ rõ ràng.
Ông Landler cho biết: “Đó vẫn luôn là một câu hỏi mở, bởi ngay từ đầu, chiến dịch tranh cử của Tổng thống Trump đã có nhiều sự đối nghịch với báo chí. Trước đó, báo giới tỏ ra lo lắng về rất nhiều thứ từ những cuộc họp báo hàng tuần, việc thiết lập các cuộc họp hay không gian làm việc cho các giám sát viên của Nhà Trắng sẽ ở đâu”.
Tổng thống Trump trả lời báo chí trên chiếc Không lực 1 trong một chuyến bay tới Florida hồi tháng 4. Ảnh: New York Times |
Mặc dù, truyền thông báo chí vẫn tiếp tục diễn ra dưới thời chính quyền Tổng thống Trump hiện tại, nhưng nhiều điều kiện cũng đã bị hạn chế hơn so với những người tiền nhiệm của ông.
Ông Landler nhấn mạnh, ví dụ, các chuyến chơi golf thường xuyên của Tổng thống đã trở thành vấn đề mà dư luận quan tâm nên “Nhà Trắng gần như không bao giờ tiết lộ việc Tổng thống làm gì trong suốt 4 tiếng rưỡi ở các câu lạc bộ golf, thậm chí cả danh sách những người chơi golf cùng ông cũng không được tiết lộ. Nhưng chính quyền ông Obama thì ngược lại, tất cả những thông tin trên đều được cung cấp đầy đủ”.
Thông tin về những chuyến công du sẽ được phát ra từ Văn phòng báo chí của Tổng thống và từ đây những thông tin về chuyến đi này sẽ được các giám sát viên kiểm soát và truyền đi toàn thế giới.
Dàn siêu xe của Tổng thống Trump lăn bánh ở Đà Nẵng
Đầu giờ chiều nay, dàn xe khủng phục vụ Tổng thống Mỹ Donald Trump trong chuyến công du đến Việt Nam đã đổ xăng tại TP Đà Nẵng.
Thủ tướng Canada thích thú cho cá ăn tại khu Nhà sàn
Sau cuộc hội đàm với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Canada Justin Trudeau thăm nhà sàn Bác Hồ, cho cá ăn.
Phái đoàn cấp cao đầu tiên đến Đà Nẵng dự APEC
Chiếc Boeing 737-8SH chở đoàn đại biểu Đài Bắc (Trung Quốc) đã hạ cánh xuống sân bay Đà Nẵng chiều nay.
Tổng thống Philippines đến Đà Nẵng dự APEC
Chuyên cơ chở Tổng thống Rodrigo Duterte đến Việt Nam tham dự Hội nghị cấp cao APEC hạ cánh xuống sân bay quốc tế Đà Nẵng.
Khu hội nghị sang trọng của các lãnh đạo APEC
Khu nghỉ dưỡng tựa lưng vào bán đảo Sơn Trà được lựa chọn làm nơi đón tiếp, làm việc của các lãnh đạo APEC.
Vân Anh Đỗ (theo New York Times)