- Lần đần tiên, các tỉnh Nam Bộ phải sơ tán, di dời gần 1 triệu dân để tránh bão số 16 - có thể là cơn bão mạnh nhất từ trước tới nay đổ bộ vào khu vực này.
Tại cuộc họp trực tuyến ứng phó với bão Tembin (đêm nay vào biển Đông thành bão số 16) sáng nay, cơ quan khí tượng nhận định, đây là cơn bão rất phức tạp, là cơn bão muộn mạnh nhất từ trước tới nay và nếu giữ cấp 10-11 hoặc đạt cấp 12 khi đổ bộ thì sẽ là cơn bão mạnh nhất vào Nam Bộ.
Ông Trần Quang Hoài, Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai đánh giá, khu vực bão đổ bộ là nơi rất ít bão, kinh nghiệm ứng phó hạn chế, một số cấp chính quyền còn chủ quan nên cần kiên quyết để không xảy ra kịch bản thiệt hại như bão số 12 (Damrey) vừa qua.
Ông Trần Quang Hoài. Ảnh: T.Hạnh |
Đây cũng là khu vực có tới 29 điểm sạt lở lớn với chiều dài trên 120km, lại tập trung đông dân cư, trong khi hệ thống đê điều chỉ chịu được đến cấp 9. Do đó ông Hoài đề nghị các địa phương dọc 8 tỉnh từ Quảng Ngãi - Cà Mau lên phương án sơ tán, di dời trên 234.000 hộ dân, xấp xỉ 1 triệu nhân khẩu.
Ông Hoài cũng yêu cầu các địa phương phải bố trí khu vực neo đậu tránh bão, kêu gọi tất cả tàu thuyền đánh bắt tại khu vực nguy hiểm vào nơi trú tránh an toàn.
Đến nay, lực lượng Bộ đội biên phòng đã thông báo cho trên 67.000 phương tiện về cơn bão, một số tàu đã vào Malaysia, Indonesia trú tránh.
Phải chuẩn bị đối phó ở cấp thảm họa
Xác định là khu vực bão số 16 đổ bộ trọng tâm, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Lê Tuấn Quốc cho biết, từ 3h sáng nay đã phát lệnh cấm biển.
Tỉnh dự kiến sơ tán 78.000 dân bắt đầu từ sáng mai, chủ yếu tại các huyện Long Điền, Xuyên Mộc, Đất Đỏ, Côn Đảo. Hiện địa phương đang huy động bộ độ, dân quân du kích hỗ trợ người dân chằng chống nhà cửa.
Tại TP.HCM, Phó chủ tịch UBND TP Lê Thanh Liêm cho biết sẽ di dời khoảng 5.000 dân tại huyện Cần Giờ.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường yêu cầu các địa phương phải chuẩn bị, ý thức ứng phó bão số 16 như rủi ro cấp độ 5 |
Tại Tiền Giang, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Hưởng chia sẻ nhiều lo lắng trước khi bão số 16 đổ bộ do năng lực ứng phó của ban chỉ đạo các cấp tại nhiều nơi chưa chặt chẽ, thiếu kinh nghiệm; đa số người dân chưa có ý thức, kinh nghiệm chống bão, chằng chống nhà cửa.
Ông dẫn chứng, cơn bão Linda năm 1997 đã khiến tỉnh thiệt hại hơn 160.000 căn nhà trên tổng số hơn 300.000 căn. Do đó với cơn bão này, tỉnh đang tính toán kế hoạch di dời dân rất lớn.
Để hỗ trợ các địa phương ứng phó với bão số 16, Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng cho biết sẽ huy động gần 140.000 cán bộ chiến sỹ và hơn 4.400 phương tiện để hỗ trợ các địa phương.
Trước tình hình nguy cấp của bão số 16, Bộ trưởng NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường yêu cầu các địa phương dừng tất cả các cuộc họp cuối năm để dồn sức, tập trung chỉ đạo chống bão.
“Đây là cơn bão rất đặc biệt, trái mùa lại vào vùng có nhiều bất lợi về kinh tế, xã hội, dân sinh như địa hình bằng phẳng, nhiều đảo, nhiều nhà cửa không kiên cố nên nếu không quyết liệt, chủ động sẽ gây tổn thương vô cùng lớn nhất là khi vào biển Đông, bão ngày càng nhanh và mạnh”, Bộ trưởng nhấn mạnh.
Nhắc lại bài học từ cơn bão số 12 vừa qua, Bộ trưởng yêu cầu các địa phương hết sức lưu ý, không được chủ quan, sẵn sàng các kịch bản ứng phó.
Ông Cường cho biết, trong chiều nay sẽ báo cáo Thủ tướng để xin ý kiến chỉ đạo, có thể trong sáng mai, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ trực tiếp chủ trì họp chống bão.
“Nếu giữ nguyên cấp 10-12 khi đổ bộ thì bão số 16 đã mạnh hơn cơn bão lịch sử vào Nam Bộ - Linda năm 1997. Do đó dù cơ quan khí tượng cảnh báo mức độ rủi ro cấp 4 nhưng phải chuẩn bị, ý thức như rủi ro cấp độ 5 - cấp thảm họa”, Bộ trưởng Cường lưu ý.
Bão số 16 có thể giật cấp 15, đổ bộ Vũng Tàu - Cà Mau
Bão Tembin liên tiếp mạnh thêm, đêm nay khi vào Trường Sa có thể đạt cấp 12, giật cấp 15, hướng thẳng vào các tỉnh Vũng Tàu - Cà Mau.
Tây Nam Bộ 'căng mình' chống bão số 16 sắp đổ bộ
Dự báo nếu bão Tembin đổ bộ có sức gió trên cấp 10 trở lên, Tiền Giang sẽ sơ tán 40.000 người. Còn tỉnh Bến Tre sẽ cho học sinh, sinh viên nghỉ học.
Thời tiết 23/12: Bão Tembin mạnh lên, biển Đông hứng bão kỷ lục
Bão Tembin dự kiến sẽ đi vào biển Đông nước ta trong đêm nay, rạng sáng mai và tiếp tục mạnh lên, có thể giật cấp 14.
Nước mắt kẻ ăn rừng, nước mắt người vùng lũ
Khủng khiếp, bất ngờ, tàn khốc, tang thương... Đó là những tính từ được lặp đi lặp lại khi những trận lũ đổ về.
Đêm leo lét ở ngôi làng biển bị siêu bão xé nát
Bão xé nát xóm làng, nhà đổ sập như rạ. Mọi sinh hoạt của người dân diễn ra dưới chút ánh sáng leo lét của ngọn đèn dầu, hoặc đèn pin.
Né 'siêu bão' về nhà sập, ngư cụ kiếm sống bị bão xé nát
"Khi trở về, nhà đã đổ sụp, ngư cụ kiếm sống của gia đình 5 miệng ăn cũng bị sóng xé nát, mọi thứ đều tan hoang" - chị Thu nghẹn ngào.
Thúy Hạnh