- Cháy nhà chắc chắn có, nhưng nhiều hay ít vụ cháy nhà và mức độ thiệt hại đến đâu có thể bị chi phối bởi chính cơ quan công quyền có liên quan nếu cơ quan công quyền làm hết trách nhiệm được giao.
Vụ cháy chung cư Carina Plaza tại TP.HCM hôm qua khiến ít nhất 13 người chết và hàng chục người bị thương, đấy là chưa kể thiệt hại vật chất.
Hệ thống phòng cháy, chữa cháy không hoạt động. Cháy ban đêm, đang ngủ, không có còi báo cháy.
Lực lượng chức năng khám nghiệm hiện trường vụ cháy chung cư Carina Plaza |
Mỗi người biết có cháy theo cách của mình: Được nhà bên cạnh báo, thấy ồn ào quá, thấy có mùi khét, mùi khói, biết qua điện thoại... Đặc biệt nghiêm trọng là cửa ngăn cách tầng hầm để xe, nơi bắt đầu cháy, với tầng trên không có nên mặc dù cháy ở đây nhưng khói vẫn lên các tầng khác dễ dàng.
Nhắc lại những điểm này để thấy trách nhiệm của các cơ quan nhà nước có liên quan khi cháy xảy ra. Các quy định của pháp luật của ta không hề thiếu: xây chung cư thì hệ thống phòng cháy, chữa cháy phải ra sao, theo tiêu chuẩn nào là rất rõ. Đáp ứng tiêu chuẩn thì mới nghiệm thu đưa vào sử dụng. Cái này gọi là tiền kiểm. Tiền kiểm OK thì mới cho sử dụng, có nghĩa là dân mới được vào ở. Khâu này ở ta rất nhiều lỗ hổng.
Vụ cháy chung cư Xa La Hà Đông, cháy quán karaoke Trần Thái Tông ở Hà Nội... chỉ là vài ví dụ cho câu chuyện này. Đáp ứng yêu cầu phòng cháy, chữa cháy thì sau đó còn định kỳ kiểm tra. Cái hậu kiểm này cũng quan trọng, nếu tắc trách cũng dễ dẫn đến chết người khi có cháy. Đấy là chưa kể đến việc hướng dẫn, tập huấn cho người dân sống tại chung cư hành động ra sao khi có cháy.
Người dân náo loạn chạy cháy |
Ngồi nghĩ lại cái sự cháy mới thấy người Việt ta, mà trước hết là những người đang làm việc trong các cơ quan nhà nước, quá chậm trong tư duy và hành động khi chuyển sang kinh tế thị trường.
Thời bao cấp, ví dụ như khu tập thể Trung Tự, Giảng Võ (Hà Nội) cao nhất là 4 tầng, chả cần nghĩ nhiều có cần còi báo cháy hay không, hệ thống thoát hiểm, nước chữa cháy ra sao. Nhà cao tầng thời đó chỉ có nhà nước xây, nhà nước lo mọi thứ và cái lo cháy cũng có, nhưng không đến nỗi như bây giờ.
Bây giờ nhà cửa mọc ra san sát, nhiều tầng, có bể bơi, có hầm ngầm để xe... Quy định về phòng cháy, chữa cháy ngày càng chặt chẽ và nghiêm khắc. Cơ quan nhà nước xem xét, cấp phép và lơ là, tắc trách có thể xuất hiện ở khâu này cũng như khâu hậu kiểm.
Từ cháy nhà nhìn sang những cái khác mới thấy, hình như, mỗi bước tiến trong quản lý nhà nước chúng ta lại phải trả một cái giá khá đắt cho những bài học rút ra, kể cả sinh mạng. Đương nhiên là phải rút kinh nghiệm trong quản lý, nhưng ở Việt Nam ta so với các nước thì cái giá phải trả là quá lớn.
Có nước nào duyệt điểm bán xăng như kiểu ở Hà Nội, TP.HCM, sát ngay nhà dân, sát ngay ngã ba, ngã tư. Quá nguy hiểm, cản trở giao thông. Chẳng may có cháy nổ thì thiệt hại lớn gấp nhiều lần so với bố trí nơi bán xăng cách xa khu dân cư.
Khóc nức nở sau khi thoát chết trong vụ cháy |
Từ nơi bán xăng nhìn sang nơi bán gas cũng tương tự. Chỗ này phải dùng từ cực kỳ nguy hiểm. Ấy thế nhưng các cửa hàng bán gas vẫn hồn nhiên nằm cạnh nhà dân, có khi còn cạnh nhà hàng nướng.
Cái này có sửa được không, dân có đồng tình sửa không? Câu trả lời là quá dễ. Chưa sửa vội, cứ đợi dăm ba vụ xảy ra rồi tính! Muốn phát triển, đi lên thì phải có kỷ cương, phép nước. Cả người dân lẫn cơ quan công quyền đều phải tuân thủ, nhất là cơ quan nhà nước. Đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy, không đốt pháo, không hút thuốc trong nhà hàng, sân bay... là những ví dụ tốt cho tuân thủ quy định cho cả nhà nước và người dân.
Cháy nhà chắc chắn vẫn có, nhưng nhiều hay ít vụ cháy nhà và mức độ thiệt hại đến đâu có thể bị chi phối bởi chính các cơ quan công quyền có liên quan nếu cơ quan công quyền làm hết trách nhiệm được giao.
Trong công điện phát đi hôm qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã phải lên tiếng và chỉ rõ kiên quyết tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động đối với cơ sở (nhà máy, công trường, chung cư...) không bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy. Chúng ta hãy hy vọng và chờ xem các cơ quan công quyền có liên quan hành xử ra sao.
Tình người ấm áp trong vụ cháy chung cư Carina Plaza
Người Sài Gòn chủ động gom, góp những gì có thể như thức ăn, nước uống, áo quần và thu xếp chỗ ở tạm thời cho cư dân chung cư Carina Plaza lúc hoạn nạn.
Tột cùng nỗi đau 2 gia đình có 3 người chết cháy ở chung cư Carina
Trong 13 người tử vong khi cháy chung cư Carina Plaza, có 2 gia đình mất tới 3 thành viên. Người thân chỉ biết khóc ngất khi nghe tin họ đã tử vong.
Điều ám ảnh y bác sĩ đêm cứu hộ cháy chung cư Carina Plaza
Cấp cứu ở hiện trường, chúng tôi luôn phải bình tĩnh, nhưng chứng kiến cảnh người chết được đưa ra từ đám cháy, tiếng còi cứu hỏa, tiếng khóc lóc khiến tôi bị ám ảnh.
Cháy chung cư Carina Plaza: Nữ chủ tịch phường ngã từ tầng 14 tử vong
Nữ bí thư kiêm chủ tịch phường Nguyễn Thái Bình, quận 1 ngã từ tầng 14 của chung cư Carina tử vong khi cố thoát khỏi đám cháy.
Cúi khom, chạy men tường khi cháy chung cư
Cục Cảnh sát PCCC và CNCH đã thực hiện 2 clip hướng dẫn người dân thoát nạn khi có cháy ở các tòa chung cư.
Kỹ năng thoát đám cháy: Không chui vào nhà vệ sinh
Nếu cửa chính bị lửa khói, cần tìm ban công, cửa sổ, sân thượng nhà bên... Tuyệt đối không nấp trong phòng, nhà vệ sinh.
Biến dạng khủng khiếp trong hầm xe chung cư cháy 13 người chết
Toàn bộ xe dưới hầm của chung cư Carina Plaza bị thiêu rụi, biến dạng hoàn toàn, mùi nhựa cháy nồng nặc khắp tầng hầm.