Người đang cố gắng hàn gắn vết thương tinh thần cho các cựu chiến binh Mỹ bằng những chuyến từ thiện đến VN, cũng như giới thiệu văn hóa hòa bình, hòa giải và yêu thương của Việt Nam đến Mỹ.
Mời độc giả đặt câu hỏi TẠI ĐÂY
Edward Tick vốn là một nhà trị liệu tâm lý chuyên làm việc với các cựu chiến binh mắc chứng Rối loạn trầm cảm hậu sang chấn tâm lý (Post traumatic Stress Disorder - PTSD).
Biết đến Việt Nam từ những năm 1970, khi còn là sinh viên đại học, Edward Tick đã xuống đường tham gia biểu tình phản đối chính phủ Mỹ đưa quân sang tiến hành chiến tranh ở Việt Nam. Năm 2000, ông đến Việt Nam lần đầu tiên và từ đó tới nay thường xuyên trở lại Việt Nam làm từ thiện. Ông lập ra tổ chức "Trái tim nhân ái" (Soldier's Heart) để đáp ứng nhu cầu của các cựu chiến binh Mỹ, giúp họ tái hoà nhập với gia gia đình và cộng đồng sau khi trở về từ những cuộc chiến. Khoảng 10 năm trở lại đây, "Trái tim nhân ái" đều đặn tổ chức cho các cựu chiến binh của cuộc chiến Việt Nam trở lại chiến trường cũ, gặp gỡ những người từng đứng bên kia chiến tuyến và mở lòng chia sẻ.
Ông Edward Tick tại Bảo tàng Chứng tích chiến tranh TP.HCM chiều 6/10. Ảnh: Tuổi trẻ
Edward Tick trong các chuyến đi từ thiện tại VN. Ảnh: Website Soldier's Heart |
Bức tranh màu nước Vũ khí không còn “ác” nữa (Weapons no more malicious) của Phùng Ân Khải, 11 tuổi, một trong những bức tranh sẽ được đem sang Mỹ triển lãm. Ảnh: Tuổi trẻ |
Ông chọn hòa giải làm cách giúp các cựu chiến binh Mỹ rũ bỏ những ám ảnh nặng nề của quá khứ, và chọn từ thiện làm cách để giúp đỡ những người dân đang phải chịu đựng hậu quả chiến tranh. Ông đã thuyết phục nhiều bạn bè Mỹ đến Việt Nam làm từ thiện. Ban đầu, không ít người e ngại, nhưng ông đảm bảo với họ rằng "trên thế giới này không nơi nào bạn cảm thấy an toàn và bình yên hơn Việt Nam".
Tổ chức của ông không đưa tiền mà tự tay mua thuyền cho bà con ở Đồng bằng sông Cửu Long, mua trâu cho đồng bào dân tộc, mua lợn, xây dựng nhà trẻ... Ông cho đó là những việc làm thiết thực vì không muốn bị "rơi vãi" tiền mà ông và các bạn vất vả kiếm được vào những việc không có ý nghĩa.
Chính vì thế ông muốn mang thông điệp hòa bình, hòa giải và thương yêu của Việt Nam đến với nhiều người hơn nữa qua các hoạt động khác như vẽ tranh, sáng tác thơ vế hòa bình và thương yêu suốt 10 năm qua. Trong qua niệm căn bản và sâu xa của Ed Tick, cuộc làm lành hàn gắn vết thương chiến tranh giữa hai bên binh lính Mỹ và Việt Nam chính là một cuộc hòa giải về văn hoá - nghệ thuật.
Bạn có thể xem những bài thơ của ông trong 10 lần cùng cựu chiến binh Mỹ đến Việt Nam, do tiếp xúc bằng cả trái tim của mình với người Việt, những người dân lành và những người lính Việt sau chiến tranh, nên trong ông đã xuất hiện những cảm xúc mà nếu không đến Việt Nam, không hoà mình vào dòng chảy hoà bình ở VN với tất cả trái tim của mình thì không thể có được. Đây là một cuộc làm lành thực sự đạt đến chiều sâu hoà giải bằng văn hoá và nghệ thuật của Ed Tick.
Bạn đọc có thể chia sẻ và đặt câu hỏi cho ông ngay từ lúc này tại đây. Cuộc Bàn tròn trực tuyến sẽ có sự tham gia của nhà báo Nguyễn Thị Minh Thái với tư cách người dẫn chương trình.
Edward Tick nhận bằng Thạc sĩ về tâm lý học tại trường Goddard College, Vermont và bằng Tiến sĩ về truyền thông tại Học viện Rensselaer Polytechnic Institute, Troy, NY. Ed bắt đầu công việc trị liệu tâm lý từ năm 1975 và đến năm 1979 thì bắt đầu tập trung vào các vấn đề của cựu chiến binh.
Những kinh nghiệm điều trị chứng bệnh PTSD, hay ông gọi một cách khác là "sự mất mát tâm hồn", là nền tảng để ông viết cuốn sách "War and the Soul" (Chiến tranh và Tâm hồn). Ông còn là tác giả của những cuốn như "The Golden Tortoise: Journeys in Viet Nam" (Rùa vàng: Những chuyến đi ở Việt Nam), "Sacred Mountain: Encounters of the Vietnam Beast" (Núi thiêng: Những cuộc chạm trán với con thú Việt Nam) hay "The Practice of Dream Healing: Bringing Ancient Greek Mysteries into Modern Medicine" (Thực hành hàn gắn giấc mơ: Đưa những bí ẩn Hy Lạp cổ đại vào y tế hiện đại).