Tăng cường an ninh lương thực và nông nghiệp bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu là một trong những ưu tiên được chủ nhà Việt Nam đưa ra trong Năm APEC 2017.

Thách thức lớn

Trong bối cảnh dân số thế giới được dự báo sẽ tăng từ 7,2 tỷ người hiện nay lên 9,6 tỷ người vào năm 2050, để đáp ứng được nhu cầu lương thực vào thời điểm đó, sản lượng lương thực toàn cầu sẽ phải tăng thêm 70%.

{keywords}
Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng tham quan Triển lãm APEC về Sản phẩm lương thực và công nghệ mới trong nông nghiệp

Đối với khu vực APEC, nơi hiện chiếm khoảng 40% dân số thế giới, mặc dù tỷ lệ người thiếu lương thực đã giảm còn 24% trong giai đoạn 1990-2006 nhưng các nghiên cứu mới nhất cho thấy đảm bảo đủ lương thực cho người dân vẫn là một vấn đề lớn đối với hầu hết các nền kinh tế thành viên. 

Nguyên nhân chủ yếu là do khu vực châu Á-Thái Bình Dương thường xuyên phải đối mặt với các thảm họa do thiên tai gây ra như mất mùa hay gián đoạn nguồn cung lương thực. Các số liệu thống kê chính thức cho thấy khu vực này phải hứng chịu 70% thiên tai trên thế giới.

Vì vậy, việc đảm bảo đủ lương thực cho tất cả người dân là một trong những thách thức lớn mà nhiều nền kinh tế thành viên Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) thường xuyên phải đối mặt.

Chủ đề ưu tiên của APEC 2017

Những năm gần đây, hợp tác để đảm bảo an ninh lương thực luôn được đề cao trong các hoạt động của APEC. Các bộ trưởng APEC khẳng định với tư cách là một diễn đàn có tầm ảnh hưởng lớn về hợp tác kinh tế ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, APEC đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện an ninh lương thực khu vực và toàn cầu.

{keywords}
Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng tham quan Triển lãm APEC về Sản phẩm lương thực và công nghệ mới trong nông nghiệp

Theo đó, các nền kinh tế APEC đã đề xuất và thực hiện thành công nhiều sáng kiến về an ninh lương thực. Ví dụ, hồi tháng 10/2010, các bộ trưởng phụ trách về an ninh lương thực của APEC đã nhóm họp lần đầu tiên ở Niigata (Nhật Bản) và thông qua Đây được coi là kế hoạch toàn diện đầu tiên của APEC nhằm thúc đẩy các nỗ lực đảm bảo an ninh lương thực bền vững trong khu vực. Kể từ đó, các bộ trưởng APEC về an ninh lương thực đã nhóm họp định kỳ hai năm một lần. Tại mỗi hội nghị, các bộ trưởng APEC đều thông qua các kế hoạch hành động mới về an ninh lương thực.

Năm nay, mặc dù Hội nghị Bộ trưởng APEC về An ninh Lương thực không nhóm họp nhưng với tư cách chủ nhà, Việt Nam vẫn lựa chọn “tăng cường an ninh lương thực và nông nghiệp bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu” là một trong 4 chủ đề ưu tiên nhằm giúp các nền kinh tế APEC ứng phó hiệu quả hơn các tác động ngày càng gay gắt của biến đổi khí hậu.

Để cụ thể hóa chủ đề ưu tiên này, tại diễn đàn Đối tác Chính sách An ninh lương thực ( PPFS) ở Nha Trang hồi tháng 2/2017, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam đã đưa ra ba sáng kiến gồm: Kế hoạch hành động để thực hiện Chương trình APEC về an ninh lương thực và biến đổi khí hậu; Tuyên bố Cần Thơ về tăng cường phát triển bền vững và an ninh lương thực thích ứng với biến đổi khí hậu; Kế hoạch hành động để thực hiện Khung chiến lược của APEC về phát triển thành thị-nông thôn nhằm củng cố an ninh lương thực và tăng trưởng chất lượng. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam cũng đã đưa ra ba sáng kiến trong PPFS, gồm: Kế hoạch hành động để thực hiện khung chiến lược của Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương về phát triển đô thị - nông thôn nhằm tăng cường an ninh lương thực và tăng trưởng bền vững; Kế hoạch hành động để thực hiện Chương trình APEC về An ninh lương thực và biến đổi khí hậu; Tuyên bố Cần Thơ về tăng cường phát triển bền vững và an ninh lượng thực thích ứng với biến đổi khí hậu.

Các nhà lãnh đạo APEC đều ý thức cao về việc biến đổi khí hậu sẽ còn diễn biến phức tạp, song cũng chính là cơ hội để kiến tạo nông nghiệp. Các nhà lãnh đạo APEC tin tưởng mạnh mẽ, với nỗ lực của chủ nhà Việt Nam, APEC 2017 sẽ tạo ra bước tiến mới trong việc đối phó với thách thức về biến đổi khí hậu và an ninh lương thực.

Hoàng Long