- Công việc nhiều và phức tạp hơn nhưng mức lương công chức Thủ đô được hưởng vẫn “cào bằng” như nhiều tỉnh thành khác. Vì vậy, họ mong muốn được hưởng mức lương đặc thù như TP.HCM.

Chia sẻ về vấn đề tiền lương, ông Đỗ Mạnh Hải – Bí thư quận Long Biên cho biết, cán bộ, công chức, viên chức hiện hưởng mức lương thấp. Để đảm bảo cuộc sống, nhiều người phải làm thêm quá giờ quy định. Tuy nhiên, nghịch lý là quỹ lương quận này dư hàng tỷ đồng.

Chủ tịch UBND phường Thượng Thanh (quận Long Biên) Nguyễn Văn Thắng cũng chỉ ra những bất cập trong việc chi trả lương hiện nay. Theo ông, tới đây, TP cần có chính sách thực hiện khoán quỹ lương để có thể nâng lương cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, tạo động lực nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác.

{keywords}
ĐB Ngọ Duy Hiểu

ĐBQH Ngọ Duy Hiểu - Trưởng ban Quan hệ lao động (Tổng Liên đoàn Lao động VN) cho rằng, phần lớn các đối tượng được trả lương trong khu vực công không đảm bảo cuộc sống của gia đình họ hàng ngày. Đối với những người có thâm niên cao và những người làm việc trong một số ngành, lĩnh vực có các loại phụ cấp thì cơ bản đủ sống.

Theo ông Hiểu, làm việc ở một đô thị đặc biệt, các cán bộ, công chức, viên chức Thủ đô phải đảm nhận khối lượng công việc rất lớn, yêu cầu cao và nhiều áp lực, trong khi giá cả ở Hà Nội lại rất đắt đỏ.

“Ngay cả lương tối thiểu ở khu vực doanh nghiệp, chúng ta đã thiết kế thành vùng 1, vùng 2, vùng 3, vùng 4. Rõ ràng đây là cơ hội để chúng ta khắc phục vấn đề này. Phải có chế độ lương đặc thù cho cán bộ, công chức, viên chức Thủ đô”, ông Hiểu nói.

Lương giáo sư phải khác người tốt nghiệp THPT

Trưởng ban VH-XH (HĐND TP Hà Nội) Trần Thế Cương nhấn mạnh, cán bộ, công chức, viên chức luôn muốn đi làm sẽ có lương, cơ chế đãi ngộ phù hợp với sức lao động mình bỏ ra. Tuy nhiên, theo ông Cương việc đãi ngộ đó cũng phải phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương.

{keywords}
Trưởng ban VH-XH (HĐND TP Hà Nội) Trần Thế Cương

Trong khi TP.HCM từ cơ chế đặc thù đã tính toán việc tăng lương cho cán bộ, công chức, người lao động trong năm 2018, ông Cương cho biết, TP Hà Nội dù với điều kiện khác TP.HCM nhưng chắc chắn trong tương lai sẽ tính toán tới việc tăng lương này.

Từ ngày 1/4, cán bộ, công chức và viên chức ở TP.HCM được tăng thêm thu nhập. 

Lộ trình là năm 2018 tăng tối đa 0,6 lần, năm 2019 tăng tối đa 1,2 lần và năm 2020 tăng tối đa 1,8 lần so với tiền lương theo ngạch, bậc, chức vụ.

Điều kiện để được tăng thu nhập, căn cứ vào hiệu quả công việc, những công chức nào được đánh giá là hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên mới được xem xét tăng thu nhập.

Ông Cương cho rằng, việc nâng cao thu nhập cho cán bộ, công nhân viên có thể phải trong tương lai chứ không phải một sớm một chiều. Còn đến giờ phút này, điều kiện có bảo đảm được hay không là cả một vấn đề, phải cân đối nguồn lực.

Theo ông, việc thực hiện cơ chế tiền lương như TP.HCM là hợp lý.

“Người ta phải trả theo trình độ chất xám, 1 giáo sư phải khác người tốt nghiệp THPT, người lao động cấp cao với phổ thông hoàn toàn khác nhau. Phải có cơ chế, hệ số nào đó để đảm bảo tính công bằng, có tính động viên, khích lệ tinh thần”, ông Cương bày tỏ.

Ông Ngọ Duy Hiểu kiến nghị trong đề án cải cách tiền lương lần này, Trung ương cần đề cập một số định hướng về đặc thù lương cho các đô thị đặc biệt, cũng như đặc khu được hình thành trong tương lai. Từ những định hướng này, Chính phủ giao các địa phương xây dựng đề án và đề xuất cụ thể.

Ông Hiểu cho rằng, mục tiêu bao trùm trong cải cách tiền lương lần này là trả lương theo vị trí việc làm. Chính sách tiền lương cụ thể của Hà Nội cũng phải thực hiện theo cách này.

Tuy nhiên, đối với phần tăng thêm của Hà Nội, ví dụ thêm 0,8 lần, thì Trung ương có thể giao cho Hà Nội thiết kế một thang, bảng lương cụ thể hơn, sát hơn đối với từng vị trí việc làm cụ thể, tạo động lực sáng tạo, làm việc hiệu quả, tăng năng suất lao động.

Ông cũng khẳng định, việc tăng lương cán bộ, công chức, viên chức Hà Nội hoàn toàn có cơ sở pháp lý nếu được Trung ương thông qua.

“Cán bộ Thủ đô cần được hưởng mức lương cao hơn bình quân chung của cả nước”, ông Hiểu nói.

GĐ Sở Nội vụ Hà Nội Trần Huy Sáng cũng đề nghị TƯ cho Hà Nội xây dựng quỹ tiền lương thưởng để trả lương cho công chức theo vị trí việc làm trên cơ sở yêu cầu công việc, nguồn thu ngân sách của TP.

Theo ông Sáng, một vị trí việc làm cũng là chuyên viên, chuyên viên chính, nhưng trong khung năng lực, yêu cầu công việc, kết quả công tác ở Hà Nội và TP.HCM có sự khác biệt so với cùng vị trí ở địa phương khác. Bởi số lượng công việc phải giải quyết tính phức tạp, nhạy cảm cao hơn, nên cần phải trả lương cao hơn.

 

2021: Lương công chức, sỹ quan sẽ tăng mạnh

2021: Lương công chức, sỹ quan sẽ tăng mạnh

Chính sách lương mới sẽ được áp dụng với cán bộ, CCVC, LLVT từ 2021, mức thấp nhất bằng mức lương thấp nhất bình quân của khu vực DN.

'Bộ trưởng lương gần 12 triệu, chúng ta có sống bằng lương?'

'Bộ trưởng lương gần 12 triệu, chúng ta có sống bằng lương?'

“Bản thân tôi là bộ trưởng lương chỉ 11,690 triệu, với mức lương này, tôi hỏi thật, chúng ta có đang sống bằng lương không?”.

Lương 2,7 triệu: Bác sĩ vừa ký hợp đồng đã chạy mất hút

Lương 2,7 triệu: Bác sĩ vừa ký hợp đồng đã chạy mất hút

4 năm liên tiếp, 115 Hà Nội chỉ tuyển được 6 bác sĩ, hiện 4 người đã bỏ. Có trường hợp vừa ký hợp đồng, 2 ngày sau gọi lại... mất hút.

Bác sỹ, giáo viên ai cũng kêu khổ: Tăng lương ai bây giờ

Bác sỹ, giáo viên ai cũng kêu khổ: Tăng lương ai bây giờ

Mấy chục năm qua, trong khi lương chưa được cải cách cơ bản, thì như một quy luật tất yếu, ngành nào cũng kêu lương thấp.

Đề xuất lương khởi điểm bác sĩ gần 9 triệu đồng

Đề xuất lương khởi điểm bác sĩ gần 9 triệu đồng

ĐB Phạm Khánh Phong Lan đề xuất nâng mức lương khởi điểm cho bác sĩ mới ra trường lên mức 8,86 triệu đồng/tháng, tương đương ngành BHXH.

Hương Quỳnh