- Doanh nghiệp viết thư gửi đến VPCP kêu phải chạy vắt chân lên cổ may ra mới kịp làm giấy phép xuất nhập khẩu chỉ vì thủ tục kiểm tra chuyên ngành quá rắc rối.

Sáng nay, Tổ công tác của Thủ tướng do Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng làm tổ trưởng làm việc với Bộ Công thương về kiểm tra chuyên ngành với hàng hóa xuất nhập khẩu.

Bộ trưởng lưu ý: “Chúng ta không thể bỏ qua công tác kiểm tra chuyên ngành nhưng không vì lý do đó mà trói DN, trói sản xuất, gây khó khăn, tốn kém”.

{keywords}
Tổ công tác của Thủ tướng làm việc với Bộ Công thương

Nêu thực trạng kiểm tra chuyên ngành còn chồng chéo, ông đề nghị Bộ rà soát chi tiết theo hướng tới đây báo cáo Thủ tướng 1 mặt hàng giao 1 bộ chủ trì, các bộ khác phối hợp.

Ông cũng nêu mong muốn của Chính phủ là các sản phẩm đều công bố tiêu chuẩn, gắn mã HS. Nếu DN công bố được tiêu chuẩn hàng hóa thì để DN công bố, địa phương công bố được thì để địa phương làm, tránh tình trạng như hiện nay, nhiều mặt hàng DN phải mang lên các bộ ở Hà Nội để kiểm tra.

Còn nhiều vướng mắc

Ghi nhận Bộ Công thương có phản hồi tốt các kiến nghị của DN, tuy nhiên, vẫn còn một số vướng mắc. Ví dụ mẫu CO theo quy định của Bộ hiện nay khác mẫu trước đây làm hàng hóa không thông quan được. Bộ cần xem xét quy định khi ban hành văn bản để tạo thuận lợi cho DN.

{keywords}

Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng 

Hay như việc nhập thiết bị viễn thông, DN phản ảnh muốn có giấy phép phải có hợp quy, muốn có hợp quy đưa thiết bị về đơn vị chuyên môn đo kiểm. Do đó lại phải xin giấy phép tạm nhập để đo kiểm từ Bộ Công thương nhanh nhất 1 tuần.

“Đưa thiết bị được đo kiểm về nhanh nhất 10 ngày. Xin hợp quy mất 10 ngày, xin giấy phép mất 10 ngày nếu nhanh trong khi hải quan yêu cầu tối đa 30 ngày phải nộp giấy phép. DN phải chạy vắt chân lên cổ may ra mới kịp. Vì chỉ sai 2 chữ mất vài ngày”, Bộ trưởng Dũng dẫn lại phản ánh của DN và lưu ý, nếu không tháo gỡ những chuyện như thế thì DN rất khó khăn.

Đại diện Hiệp hội Logistic cũng đề nghị đối với mẫu CO, cần tăng tỷ lệ tương tác giữa DN với Bộ trên mạng, giảm thời gian DN làm việc trực tiếp ở văn phòng cấp CO.

Ông cũng nêu vướng mắc với hàng tạm nhập, tái nhập để sửa chữa. Cụ thể như hàng viễn thông trong quá trình sửa chữa phải gửi ra nước ngoài nhưng vướng quy định hàng cũ thì cấm nhập khẩu, hàng phải nằm ở cảng cả tháng trời. Ông đề nghị trong tình huống này, DN được làm việc trực tiếp với hải quan để giải quyết vướng mắc.

Làm không vì bị ép hay đối phó

Giải trình với tổ công tác, Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh nhấn mạnh: “Bộ xác định mục tiêu là hướng vào cộng đồng DN, người dân, tất cả cải cách hành chính hay trong lĩnh vực kiểm tra chuyên ngành, điều kiện kinh doanh đều được cọ xát, dựa trên nền tảng quá trình thực tiễn”.

{keywords}

Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh

Ông chia sẻ tâm đắc ý kiến của Bộ trưởng Dũng là đặt yêu cầu của DN lên, từ đó phân định rõ xem những gì là yêu cầu chính đáng, phù hợp với sự phát triển của DN để làm và khẳng định: “Chúng tôi cũng từ đó đối chiếu so sánh, mổ xẻ để làm”.

Bộ cũng có đường dây nóng trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.

“Thông qua câu chuyện cấp CO Bộ trưởng đưa ra, chúng tôi sẽ rà soát lại. Là Bộ đầu tiên có đường dây nóng tiếp nhận ý kiến DN, sẽ kiểm tra hiệu quả hoạt động của đường dây nóng liên quan để hỗ trợ DN về xuất nhập khẩu và kiểm tra chuyên ngành.

Tuy nhiên, ông cũng nêu cái khó nhất là sự chồng lấn, phức tạp của hệ thống luật pháp, nhất là các văn bản liên quan đến kiểm tra chuyên ngành chất lượng hàng hóa.

Ông cho biết, bộ coi rằng đây chính là điểm đột phá, nếu không rất khó để giảm thiểu được các điều kiện về kiểm tra chuyên ngành.

“Chúng tôi chủ động chứ không có chuyện vì bị ép, hay đối phó mà làm, đó là quá trình tự giác, phản ánh sự chín lên trong quan điểm tư duy, hiểu biết chính trị của cán bộ”, Bộ trưởng Tuấn Anh khẳng định.

Cắt giảm 675 giấy phép con, Bộ Công thương được Thủ tướng khen

Cắt giảm 675 giấy phép con, Bộ Công thương được Thủ tướng khen

Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP chuyển lời khen ngợi của Thủ tướng đến Bộ Công thương vì đã mạnh dạn cắt bỏ 675 giấy phép con.

'Có thủ tục là có làm khó, có đánh chén'

'Có thủ tục là có làm khó, có đánh chén'

Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam Trần Đình Thiên nhấn mạnh: “Quá nhiều thủ tục, thủ tục gắn với lợi ích, có thủ tục là có làm khó, là có đánh chén”.

Bộ Y tế ban hành văn bản trái ý kiến Thủ tướng

Bộ Y tế ban hành văn bản trái ý kiến Thủ tướng

Tổ công tác của Thủ tướng cho biết, Vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ Y tế đã thừa lệnh Bộ trưởng ký văn bản không đúng ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng.

Thủ tướng yêu cầu Hải quan Hải Phòng báo cáo việc nhận phong bì

Thủ tướng yêu cầu Hải quan Hải Phòng báo cáo việc nhận phong bì

Thủ tướng yêu cầu Hải quan Hải Phòng và Tổng cục Hải quan chấn chỉnh, tránh việc như báo chí nêu nhận phong bao, phong bì của DN.

Thu Hằng