- GS Ngô Bảo Châu chia sẻ, niềm hạnh phúc đơn giản của ông đến từ khi khoa học VN ngày càng lớn mạnh hơn và mỗi con người có một vẻ đẹp lạ thường.

GS Ngô Bảo Châu là một trong số hơn 100 chuyên gia, nhà khoa học trẻ người Việt tiêu biểu ở nước ngoài về nước tham dự chương trình Kết nối mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam. 

Theo GS, việc kết nối những nhà khoa học VN và nhà khoa học nước ngoài, cùng người VN ở nước ngoài là chìa khoá phát triển khoa học.

{keywords}
GS Ngô Bảo Châu

Ông cho hay, từ những ý tưởng tốt đẹp, sáng tạo cho hiện thực, quy tụ lại những nhu cầu, nguồn lực để giải quyết những nhu cầu đó từ phía nhà nước, DN, có quy trình cơ chế cạnh tranh để liên kết cho các nhà khoa học trong nước và nước ngoài cùng nhau tổ chức.

“Nếu không có quy trình rõ nét từng bước hình thành như vậy, có lẽ chúng ta mãi mãi suy nghĩ chỉ ở ý tưởng, không đến được công việc”, GS Ngô Bảo Châu nói.

Nói đến điều làm ông hạnh phúc khi đi về giữa VN và Mỹ, GS Châu tâm sự, hạnh phúc đó đến từ điều rất đơn giản là khi nhìn khoa học VN lớn mạnh hơn, đồng thời những hiểu biết về con người, đất nước VN tốt hơn trước rất nhiều.

“Qua công việc khác nhau, tôi có điều kiện gặp gỡ mọi người, mỗi người có vẻ đẹp lạ thường làm cho cá nhân tôi cảm thấy yêu quý đất nước hơn”, GS Châu cho hay.

Chia sẻ thêm về “vẻ đẹp lạ thường”, GS Ngô Bảo Châu kể lại câu chuyện buồn nhưng làm ông vô cùng kính trọng. Đó là khi ông cùng bạn bè quyên góp tiền làm sách cho người khiếm thị. Có một phụ nữ miền Nam, lúc đầu ông cảm thấy sự khó chịu từ người phụ nữ này, nhưng đến khi gặp mặt, ông mới hiểu lý do.

“Chị ấy vốn là người rất đẹp. Năm 18 tuổi chị bị tai nạn giao thông và cụt chân, chị vượt qua đau đớn, dành thời gian cho những người khiếm thị. Từ không thiện cảm ban đầu, sau đó mình vô cùng yêu quý, kính trọng”, GS Châu nhớ lại.

Dự chương trình Kết nối mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam, GS Ngô Bảo Châu nhấn mạnh đến 2 từ “tiềm lực”, vì theo ông, chương trình khởi động này là công cuộc vĩ đại, đánh thức tiềm lực và mong muốn sẽ thành công, làm cho tiềm lực sáng tạo của người Việt Nam cả trong và ngoài nước được phát triển đâm hoa kết trái, đem lại sự giàu có cho đất nước.

Cần làm gì để giữ chân người tài?

Trở về từ văn phòng luật MOREIRA và cộng sự (Pháp), LS Hoàng Thảo Nguyên chia sẻ: Chính phủ điện tử sẽ là khởi động cho một loạt hành động sau này cho nền kinh tế số, Chính phủ đi đầu thì người dân sẽ đi theo. Ngoài xây dựng công nghệ 4.0, Chính phủ 4.0 thì phải có văn hoá 4.0, truyền tinh thần 4.0, tinh thần khởi nghiệp, tinh thần công nghệ đến những trường ĐH, viện nghiên cứu... và văn hoá sử dụng công nghệ.

Là nghiên cứu sinh về Fintech (ứng dụng công nghệ về tài chính) tại Pháp, chị Đào Thị Thu Thủy cho hay, mọi đóng góp của người Việt đang ở nước ngoài là hoàn toàn tự nguyện.

{keywords}
Chị Đào Thị Thu Thủy

Chị Thủy chỉ ra 3 khía cạnh để mọi người đóng góp là: Các chuỗi chương trình đào tạo (các chương trình đào tạo ở Việt Nam để chuyển giao công nghệ, những tri thức, kiến thức về VN); Chuỗi hoạt động trên các lĩnh vực khác nhau, tạo ra các sân chơi vừa cho cả nhà khoa học lẫn sự trao đổi giữa nhà làm chính sách, nhà khoa học và doanh nghiệp, tạo bàn tròn 3 bên có thể thảo luận để đưa ra các sản phẩm cụ thể; Các chương trình dự án cụ thể.

“Từ những kinh nghiệm như vậy thì mạng lưới hiện nay hoàn toàn có thể xây dựng chương trình, dự án cụ thể để có thể gắn kết mọi người vào những nhiệm vụ, nó sẽ hiệu quả và duy trì lâu dài hơn”, chị Thủy nói.

Chị Thủy cũng tâm sự, việc sắp xếp thời gian giữa gia đình, công việc và đóng góp cho quê hương không hề dễ dàng.

“Nhưng khi về VN đi thực địa, lắng nghe mọi người nói và chia sẻ, đặc biệt gặp các lãnh đạo muốn làm, muốn thay đổi cuộc cách mạng thì mọi người cảm thấy rất có động lực để có đóng góp và làm điều gì đó cho VN.

Lúc cảm thấy nhụt chí là lúc mình phải cân bằng thời gian giữa cuộc sống cá nhân và niềm tự hào dân tộc. Ví như mô hình tam giác, đáy cuối cùng là điều cơ bản của cuộc sống mà mình cần vươn đến là cơm áo gạo tiền, từng bước đi lên, nhưng nấc trên cùng khi đó là tiền, vật chất hay cái danh thì không là điều khiến cho người ta hạnh phúc, lúc đấy người ta cần hướng đến niềm tự hào và đam mê”, chị Thủy chia sẻ.

TS, LS Vũ Văn Tính - Chủ tịch công ty luật LT& cộng sự tại VN cho hay, để thu hút người tài, trí tuệ Việt đóng góp cho đất nước, cần phải có chương trình dự án cụ thể, đặt hàng những cá nhân để họ tham gia và ký kết hợp đồng rõ ràng vì hợp đồng mới tạo quyền và nghĩa vụ.

{keywords}
Chuyên gia quy hoạch đô thị Đinh Việt Tùng

Còn theo anh Đinh Việt Tùng - chuyên gia quy hoạch đô thị tại Pháp, nếu xây dựng được mô hình “Chính phủ - hàn lâm - doanh nghiệp - xã hội” thì sẽ giải quyết được mọi việc.

Kết nối người tài, trí tuệ Việt Nam trên toàn thế giới

Kết nối người tài, trí tuệ Việt Nam trên toàn thế giới

Chiều nay, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dự lễ công bố sáng kiến mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam.

 

Mỹ làm được thì Nhật cũng làm được

Mỹ làm được thì Nhật cũng làm được

Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc đã phát triển nhanh đưa nền kinh tế lên giai đoạn cao trong thời gian ngắn nhờ khát vọng của lãnh đạo, của quan chức muốn đưa đất nước theo kịp các nước tiên tiến.

Hàn Quốc: Chọn người tài làm việc nước

Hàn Quốc: Chọn người tài làm việc nước

Hàn Quốc vào đầu thập niên 1960 là nước kém phát triển nhưng sau đó vượt qua giai đoạn phát triển ban đầu và thành công trong giai đoạn phát triển bền vững, trở thành nước tiên tiến trong thời gian rất ngắn.

Dùng người tài: Hạt giống tốt mà gieo nóc nhà không mọc được

Dùng người tài: Hạt giống tốt mà gieo nóc nhà không mọc được

Một hạt giống tốt nếu không gieo xuống ruộng, mà gieo lên nóc nhà, làm sao cây có thể mọc được - ĐBQH Lê Thanh Vân chia sẻ. 

Hương Quỳnh - Trần Thường