- 10 năm sau quyết định lịch sử mở rộng địa giới Hà Nội, ông Phạm Quang Nghị, nguyên Bí thư Thành uỷ nhớ lại, thời điểm ấy, trừ những lúc ngủ, tỉnh giấc là thấy việc, là thấy khó.

VietNamNet trò chuyện với nguyên Bí thư Thành uỷ Hà Nội Phạm Quang Nghị về việc thực hiện nghị quyết 15 của Quốc hội - điều chỉnh địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội và các tỉnh - có hiệu lực từ 1/8/2008.

2 luồng dư luận

Ông có thể cho biết bối cảnh Hà Nội lúc đó như thế nào khiến TƯ và TP Hà Nội đi đến quyết định mở rộng địa giới hành chính?

Diện tích Thủ đô Hà Nội trước thời điểm mở rộng rất hẹp, chỉ 920 km2, dân số khoảng 4,6 triệu người, chưa kể không thường trú. Với tiêu chí có không gian đủ để phát triển lâu dài về hạ tầng xã hội, kinh tế, kỹ thuật…của Thủ đô, một đất nước 100 triệu dân thì Hà Nội vào thời điểm trước hợp nhất đang gặp quá tải rất lớn.

Yêu cầu đặt ra phải mở rộng Hà Nội mang tính tất yếu khách quan. Khi vấn đề này được đặt ra, có 2 luồng dư luận.

{keywords}
Nguyên Bí thư Thành uỷ Hà Nội Phạm Quang Nghị

Ý kiến đồng tình: Hà Nội đang quá tải, đường sá chật, bệnh viện trường học muốn di dời không có chỗ, giao thông muốn hiện đại lên cũng không có quỹ đất... Nếu Hà Nội không mở rộng rất nhiều vấn đề sẽ không tự giải quyết được.

Tuy nhiên, cũng có không ít người lo ngại, không đồng tình. Mà sự lo ngại này cũng có phần chính đáng. Người ta thấy chủ trương hợp nhất, sáp nhập ở đất nước mình không phải lần đầu tiên. Đã từng sáp nhập tỉnh này với tỉnh kia, nhiều lần làm nhưng không thành công lắm. Họ rất lo ngại lần này không khéo cũng sẽ như thế.

Về khách quan, khi gộp lại nhiều người lo là không gian mới, rộng, dân cư lớn, khối lượng công việc nhiều thì liệu có quản được không, chưa nói là quản tốt.

Tên gọi của chuyện mở rộng Hà Nội cũng phải cân nhắc. Nếu nói sáp nhập người ta rất dễ có mặc cảm là anh lớn anh nhỏ, ông bé phải nhập vào ông lớn. Nên lấy tên nghị quyết điều chỉnh địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội và các tỉnh, dùng từ hợp nhất toàn bộ diện tích dân số của tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh (Vĩnh Phúc), 4 xã của huyện Lương Sơn (Hoà Bình) là phù hợp.

Nếu không mở rộng, Hà Nội có nhiều nguồn lực đầu tư phát triển cho các quận huyện cũ hơn việc đầu tư cả các khu vực được hợp nhất?

Tại thời điểm hợp nhất hay trong tương lai gần của hợp nhất thì suy nghĩ như thế là hoàn toàn đúng.

Nguồn lực của Hà Nội chưa phải đã đủ cho riêng Hà Nội. Giờ thêm khu vực dân cư nông thôn rộng lớn thì nguồn lực bị phân tán. Việc tập trung cho nội thành, nội thị, khu vực TP Hà Nội (cũ) bị dàn mỏng ra.

Tuy nhiên, với nguồn lực như vậy, nếu không có không gian phát triển, không có nguồn nhân lực bổ sung, không có yếu tố kết hợp được để giải quyết vấn đề khác thì bản thân Hà Nội muốn phát triển cũng không phát triển được.

Hà Nội muốn di dời các trường ĐH, bệnh viện, nhà máy, xí nghiệp lạc hậu đang gây ô nhiễm, ra ngoài thì cũng không còn đất nữa. Nghĩ đừng có mở rộng thì Hà Nội phát triển tốt hơn là cách nghĩ rất gần, nhưng nghĩ lâu dài, không mở rộng Hà Nội thì không thể phát triển tốt được.

Có người đánh giá tôi 'bênh' Hà Tây hơi nhiều

Với những người Hà Tây cũ và huyện Mê Linh, 4 xã của Hòa Bình, thời điểm đó ông có kỳ vọng gì để đưa họ theo kịp Hà Nội, có đời sống cao hơn?

Trong quá trình làm việc ở bất kỳ đâu chứ không riêng Hà Nội, lúc nào tôi cũng nghĩ tôi phải cố gắng làm tốt nhất vì cái chung, vì nhân dân, vì mọi người, kể cả khi tình hình phức tạp, khó khăn và áp lực.

{keywords}
Ông Phạm Quang Nghị kiểm tra đồng ruộng tại xã Phú Túc (huyện Phú Xuyên), tháng 2/2011

Ai đó có thể làm điều này, điều kia chưa hay, chưa phải với cái chung và thậm chí với riêng cá nhân mình, nhưng mình phải có suy nghĩ vượt qua được cái cá nhân đó.

Trong quá trình hợp nhất, cũng có những người đánh giá tôi là tôi bênh Hà Tây hơi nhiều. Tôi thấy cái đó là vì cái chung để cho anh em tin tưởng, yên tâm công tác, đoàn kết, cùng nhau làm việc.

Ông từng nói công việc của Hà Nội "nhiều như nước sông Hồng"?

Hoàn toàn đúng thế, sở dĩ có câu đấy vì nó bắt nguồn từ lúc hợp nhất, khối lượng công việc của TP Hà Nội không lúc nào làm hết được, chỉ có chọn việc nào làm trước và sau thôi.

Có những việc không làm vẫn được, thậm chí tốt hơn là cứ đi dỡ ra mà làm. Như có câu chuyện muốn đổi biển số xe, đổi sổ hộ khẩu, làm lại chứng minh thư, đặt lại tên đường phố của Hà Đông, Sơn Tây… những việc ấy khi đặt ra thì chính tôi nói là không cần phải thay đổi. Biển số xe 33 thì đương nhiên bây giờ là Hà Nội, chứng minh thư, sổ hộ khẩu Hoài Đức, Sơn Tây… thì đương nhiên nay là Hà Nội, còn ai muốn đổi cứ từ từ làm sau.

Lúc đó ông có trăn trở gì không?

Tôi lo lắng. Nếu không khắc phục, không giải quyết tốt được việc đó thì không những làm cho cán bộ, đảng viên, nhân dân ở những nơi hợp nhất về Hà Nội thất vọng mà TƯ và cả nước cũng thất vọng.

Là người đứng đầu Thủ đô thời điểm ấy, khi chỉ đạo cấp dưới thực hiện nghị quyết 15 của Quốc hội, ông có cảm thấy khó khăn gì không?

Lúc nào cũng thấy khó khăn, trừ những lúc ngủ, còn tỉnh giấc là thấy khó, là nghĩ đến áp lực công việc phải giải quyết thế nào.

Hết Tết, nghẹt thở trở lại Thủ đô

Hết Tết, nghẹt thở trở lại Thủ đô

Ô tô, xe máy giành nhau từng chỗ trống, nhích vào TP Hà Nội, kết thúc kỳ nghỉ lễ.

 

'Khoái cảm' vượt đèn đỏ ở Thủ đô

'Khoái cảm' vượt đèn đỏ ở Thủ đô

Vượt đèn đỏ liệu có phải 'khoái cảm' trong văn hóa giao thông Thủ đô?

Giữa Thủ đô, 41 hộ dân chung nhau 1 nhà tắm, 1 nhà vệ sinh

Giữa Thủ đô, 41 hộ dân chung nhau 1 nhà tắm, 1 nhà vệ sinh

41 hộ dân dùng chung 1 nhà tắm, 1 nhà vệ sinh 7m2. Đó là thực trạng ở khu tập thể trên đất vàng 30A Lý Thường Kiệt - 33 Hàng Bài, Hà Nội.

Ngắm đường nghìn tỷ nối 3 quận Thủ đô từ trên cao

Ngắm đường nghìn tỷ nối 3 quận Thủ đô từ trên cao

Tuyến đường Nguyễn Xiển - Xa La (Hà Nội) với tổng mức đầu tư gần 1.500 tỷ đồng đang hoàn thiện các hạng mục chính.

Heo 'lõa thể' từ khắp ngả nườm nượp vào chợ Thủ đô

Heo 'lõa thể' từ khắp ngả nườm nượp vào chợ Thủ đô

Sáng sớm, những con đường hướng vào nội đô Hà Nội nườm nượp xe máy vận chuyển thịt lợn đến các khu chợ.

Hương Quỳnh