- Nhiều nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã đến dự Hội nghị cán bộ và thực hiện Nghị quyết về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM.
Hôm nay, Thành ủy TP.HCM đã tổ chức Hội nghị cán bộ TP và thực hiện Nghị quyết về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM.
Ông Nguyễn Thiện Nhân Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM chủ trì hội nghị.
Đến dự hội nghị, có nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, nguyên Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh.
Ông Trương Tấn Sang, nguyên Chủ tịch nước trò chuyện cùng Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân tại hội nghị. Ảnh: Long Hồ |
Ngoài ra, còn có nhiều nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước; cán bộ cao cấp Trung ương nghỉ hưu trên địa bàn TP; lãnh đạo, nguyên lãnh đạo TP và gần 1.200 đại biểu đã tham dự hội nghị.
Tại hội nghị, ông Nguyễn Thiện Nhân cho biết, kết luận số 21 đã khẳng định sự đúng đắn của Nghị quyết số 16, Bộ Chính trị đánh giá: Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP đã quán triệt, nỗ lực phấn đấu, vượt qua khó khăn, thách thức đạt được nhiều kết quả quan trọng.
Nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự hội nghị |
Cụ thể, giai đoạn 2011 - 2015, tổng sản phẩm trên địa bàn TP tăng bình quân 9,6%/năm, gấp 1,63 lần bình quân cả nước, cao hơn chỉ tiêu Nghị quyết 16 đề ra (1,5 lần). TP đóng góp bình quân 27% tổng thu ngân sách quốc gia và gần 21% GDP toàn quốc.
Tuy nhiên, Bí thư Thành ủy TP.HCM cũng cho hay, việc tổ chức thực hiện Nghị quyết của Thành ủy và chính quyền TP còn chậm, chưa đủ quyết liệt, chưa tạo được bước đột phá phát huy tiềm năng, lợi thế cho sự phát triển của TP.
Ông Nguyễn Thiện Nhân phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Long Hồ |
“Những hạn chế, khuyết điểm nói trên trước hết thuộc về trách nhiệm lãnh đạo của Thành ủy và tổ chức thực hiện của UBND TP. Bên cạnh đó, sự quan tâm, hỗ trợ của các bộ, ngành Trung ương còn nhiều hạn chế”, ông Nhân nói.
Về nhiệm vụ trong thời gian tới, ông Nhân cho biết, cần xác định các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể cần hoàn thành hằng năm của các cơ quan, đơn vị, gắn với phân công trách nhiệm cụ thể của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong tổ chức thực hiện Nghị quyết.
“Việc thực hiện thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù đối với TP phải đặt trong tổng thể chung của cả nước, kết hợp hài hòa giữa cái chung và cái riêng, trong khuôn khổ pháp luật; việc gì đã rõ thì cho làm ngay, việc gì chưa rõ, phức tạp thì cho làm thí điểm, sơ kết, tổng kết để nhân rộng”, Bí thư TP.HCM nói.
Bên cạnh đó, ông Nhân chỉ ra TP có 7 yếu tố để TP phát triển thời gian qua: cơ cấu kinh tế TP hiện đại; lao động quy mô lớn và chất lượng cao; doanh nghiệp chiếm hơn 1/3 số doanh nghiệp của cả nước; vai trò kinh tế tư nhân tương đối lớn; năng suất lao động cao nhất cả nước; TP là trung tâm tài chính lớn nhất cả nước; TP có truyền thống sáng tạo.
Về công tác cán bộ, Bí thư TP.HCM cho biết, với đột phá về thể chế Nghị quyết số 54 dẫn tới tạo đột phá về phương thức và huy động các nguồn lực để TP phát triển. Để làm được phải có đột phá trong công tác quản lý, đánh giá, sử dụng cán bộ. Cùng với đó, công tác truyền thông phải đồng bộ, tạo được sự tự tin về sáng tạo, khả năng đóng góp của TP đối với cả nước.
TP.HCM 'cầu cứu' Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng về các dự án metro
Việc chậm thanh toán cho các nhà thầu có thể dẫn đến việc giãn tiến độ thi công, thậm chí ngưng thi công trên công trường, nguy cơ xảy ra kiện tụng, tranh chấp tại dự án metro…
Cơ chế đặc thù ở TP.HCM: Người dân được hưởng lợi gì?
Câu hỏi này được lãnh đạo các cơ quan báo chí đặt ra cho lãnh đạo TP.HCM trong việc triển khai thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP
Năm 2018, mỗi ngày TP.HCM thu ngân sách hơn 1.200 tỷ đồng
Sáng nay, UBND TP.HCM tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội và dự toán ngân sách TP năm 2018.
Chiến thắng Mậu Thân: 'Bước ngoặt quyết định và bài học lịch sử'
Sáng nay, Bộ Quốc phòng, Ban Tuyên giáo TƯ và Thành ủy TP.HCM phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia tại TP.HCM.
Văn Bình