- Có những bộ có ý kiến: “Ông là Bộ trưởng, tôi cũng là Bộ trưởng, sao ông phê bình tôi”. Tôi nói: “Tôi không phê bình, tôi truyền đạt ý kiến của Thủ tướng".

>> Kỳ 1: Bộ trưởng Mai Tiến Dũng: Làm việc bằng cái tâm, không 'đánh võng'

Trong phần 2 trao đổi với báo chí nhân dịp đầu năm, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP nói về cái khó khi làm tổ trưởng Tổ công tác của Thủ tướng đi kiểm tra các bộ ngành, địa phương.

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết Tổ công tác là sáng kiến của Thủ tướng.

Thủ tướng muốn có 1 tổ công tác trực tiếp giúp ông khi CP giao nhiệm vụ, các bộ ngành, địa phương nói và làm thế nào.

Ngoài việc thúc đẩy các bộ ngành, địa phương hoàn thành đúng thời hạn các nhiệm vụ CP, Thủ tướng giao, điều quan trọng nhất là tạo sự lan toả để tất cả các bộ, ngành, địa phương đều theo mô hình của Thủ tướng, đều có tổ công tác của các bộ trưởng, chủ tịch UBND tỉnh thành.

Qua đó tạo ý thức tốt về trách nhiệm, kỷ luật kỷ cương và tác phong, lề lối làm việc. Quan điểm của Tổ công tác là kiểm tra nhưng mang tính hỗ trợ nhiều hơn chứ không theo nghĩa “bới lông tìm vết”.

{keywords}
Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng

“Tôi nói với anh em: Khi kiểm tra mình phải hết sức nghiêm túc mới nói người ta được. Mình nói phải chuẩn, đúng mức và có trách nhiệm, minh bạch, công tâm, trung thực. Không phải đi kiểm tra trước mặt thì nịnh nhau nhưng ra ngoài nói với cơ quan báo chí lại đùn đẩy, né tránh. Nếu kiểm tra mà làm thế thì không ai tin”, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nhấn mạnh.

Cực kỳ nhiều sức ép

Các nhiệm kỳ trước đây, Chính phủ đã từng có Ban nghiên cứu của Thủ tướng, Tổ tư vấn của Thủ tướng, tập hợp đội ngũ chuyên gia, nhà khoa học đóng góp ý kiến vào các quyết định quan trọng của Thủ tướng. Vì sao lần này, CP lại thành lập một mô hình chưa từng có như Tổ công tác của Thủ tướng?

Trong điều hành hiện nay, bất cứ cơ quan, tổ chức nào dù nhỏ hay lớn, yếu nhất của mình là khâu thực hiện, nếu không có người giám sát, đôn đốc, công việc cứ để thời gian trôi đi.

Nhất là khi có lợi ích nhóm, ông nào cũng muốn vào một tí nhưng khi có xung đột lại né tránh, nếu không có đôn đốc, giám sát theo dõi thì không bao giờ công việc hiệu quả được.

Đã là khâu yếu, dù CP mới hay cũ đều phải quan tâm vấn đề tổ chức thực hiện của cả hệ thống. Khi xuống kiểm tra, giám sát, tôi mới biết nhiều chính sách, thể chế ban hành ra nhưng đi vào thực tiễn cực kỳ khó làm.

Có đi kiểm tra mới nghe anh em nói, nghe trong luồng và ngoài luồng, nghe trong hội nghị và ngoài hội nghị nói mới nắm bắt được tinh thần.

Công việc có hiệu quả hay không nằm ở công tác tổ chức thực hiện. Như Thủ tướng nói, tránh tình trạng “bắn chỉ thiên” chẳng có mục tiêu gì, chẳng chết ai cả.

Ở hội nghị thì phát biểu tung hoả mù rồi để đó, trên cứ rao giảng tiếp tục đẩy mạnh, tăng cường, nâng cao nhưng cuối cùng chẳng ai nâng cao được cái gì, cuối cùng kiểm tra đánh giá bình xét cuối năm ai cũng tốt cả.

Như Bộ trưởng từng nói, công việc của Tổ công tác mới, rất va chạm và nhiều sức ép, Bộ trưởng có thể chia sẻ một số sức ép mà tổ công tác gặp phải?

{keywords}

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng: Lúc đầu vào các bộ ngành không đơn giản, phải đấu tranh căng lắm

Nói thật là cực kỳ nhiều sức ép khi xuống kiểm tra và có thêm hàng chục cơ quan báo chí đi cùng. Việc này là chưa có tiền lệ. Khi nói danh sách các cơ quan báo chí, các bộ trưởng liên tục hỏi tại sao.

Thấy cơ quan báo chí nhiều, các bộ hoảng lắm chứ. Trước giờ cứ tưởng chỉ có Cổng thông tin điện tử CP đã đành, giờ có hơn chục báo.

Tôi nói tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng là phải minh bạch, mà minh bạch là phải có cơ quan báo chí, chứ kiểm tra mà đóng cửa bảo nhau thì còn gọi gì là kiểm tra. Thủ tướng đã tin tưởng, kỳ vọng thì đi đâu cũng có cơ quan báo chí. Mình cứ minh bạch nếu tốt nói là tốt, chưa được thì nói chưa được, còn khiếm khuyết thì phải thẳng thắn nhìn nhận.

Nhưng anh em chưa quen với chuyện phê bình, nhắc nhở. Mình không phải cấp trên của người ta mà phê bình người ta. Để góp ý những gì chưa đạt được với chỉ đạo của Thủ tướng là một sức ép rất lớn. Lúc đầu vào các bộ ngành không đơn giản, phải đấu tranh căng lắm.

Không 'bới lông tìm vết'

Có bộ trưởng nào phản ứng với những quyết định của tổ công tác đưa ra?

Việc mời cơ quan báo chí vào cũng là một sức ép nhưng không bằng việc mình xuống kiểm tra người ta. Mình là bộ trưởng, người ta cũng là bộ trưởng, mình là ủy viên TƯ, người ta cũng là ủy viên TƯ. Vì vậy phải làm sao để người ta tâm phục khẩu phục.

Ban đầu nói anh em trong Tổ công tác thì ai cũng sợ, cũng ngại, nếu mình không có bản lĩnh, không minh bạch, trung thực mà để tạo ra bức xúc trong nội bộ thì không được.

Sức ép rất lớn nữa là mình phải làm đúng vị thế, đúng mực, có trách nhiệm với đơn vị được kiểm tra. Đánh giá cái này là chậm trễ do khách quan hay chủ quan, mà chủ quan ấy do ai, có thể do lãnh đạo bộ, cũng có thể do khâu quán xuyến, kiểm soát.

Có những bộ có ý kiến: “Ông là Bộ trưởng, tôi cũng là Bộ trưởng, sao ông phê bình tôi”. Tôi nói: “Tôi không phê bình, tôi truyền đạt ý kiến của Thủ tướng".

Tuy nhiên cũng có những bộ mời Tổ công tác xuống 2, 3 lần, vì khi mình về như thế giúp cho bộ trưởng bộ ấy chuyển tải thông điệp của Thủ tướng xuống các cục, vụ cho anh em thấu hiểu.

Vậy ông đã làm thế nào để hóa giải các áp lực này để các bộ trưởng tâm phục khẩu phục?

Mình nói không đúng vai là tự nhiên đánh mất danh dự của mình, mình nhắc đi nhắc lại là “truyền đạt ý kiến của Thủ tướng, đề nghị bộ trưởng phải giải trình với Tổ công tác để báo cáo Thủ tướng”. Và khi làm việc xong đều có thông báo kết luận chứ không phải nói xong là thôi, đồng thời đưa ra yêu cầu bộ phải có kế hoạch thực hiện để báo cáo Thủ tướng.

Sức ép lớn nhất là làm sao để các bộ, ngành, địa phương hiểu rằng đây là công việc chung, việc xây dựng đất nước. 

Đặc biệt khi có vấn đề xung đột giữa các bộ, ngành, địa phương, lãnh đạo VPCP sẽ trực tiếp ngồi xử lý luôn. Tôi và các phó chủ nhiệm đều làm và mời các bộ trưởng lên trao đổi để báo cáo lãnh đạo CP.

Ban đầu sức ép bao giờ cũng nặng hơn nhưng dần dần cũng quen, để người ta tôn trọng, đánh giá. 

Thứ hai là phải có tháo gỡ chứ đừng đặt Tổ công tác hơn ông nọ ông kia, “bới lông tìm vết”, khích bác gây mất đoàn kết nội bộ. Nói cái gì không đúng chức năng nhiệm vụ thì không ổn.

Làm bộ trưởng vừa khó vừa dễ

Làm bộ trưởng vừa khó vừa dễ

Muốn trở thành bộ trưởng, hai trong số tiêu chuẩn phải đáp ứng: là ủy viên TƯ và kinh qua vị trí lãnh đạo, quản lý ở cấp tỉnh. Điều này đã loại đi khá nhiều người có năng lực thực sự, đủ sức làm bộ trưởng.

Làm bộ trưởng thời cắt giảm không sướng gì

Làm bộ trưởng thời cắt giảm không sướng gì

"Tôi hay nói đùa với các địa phương là làm bộ trưởng lúc cắt giảm không sung sướng gì. Nhiều nơi đến xin gặp toàn phải từ chối. Được làm bộ trưởng mà chả có đồng nào trong túi". 

Làm bộ trưởng ngày càng khó

Làm bộ trưởng ngày càng khó

Xã hội ngày càng cởi mở hơn, công khai hơn, thông tin ngày càng cập nhật và đa chiều hơn. Bộ trưởng đi đâu, làm gì, phát ngôn ra sao, chỉ ít phút sau cả xã hội đều tỏ.

Thu Hằng