- Trao đổi với VietNamNet về đề án sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã mà Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến, ủy viên thường trực UB Pháp luật của QH Bùi Văn Xuyền cho rằng, khi sáp nhập, chuyện ai đi, ai ở, địa phương phải chủ động, TƯ không làm thay.

Theo đề án, đến năm 2020, các địa phương phải hoàn thành việc sáp nhập huyện, xã chưa đạt 50% tiêu chuẩn diện tích tự nhiên, dân số. Qua lấy ý kiến, nhiều địa phương lo ngại không thực hiện được vì số quận huyện, phường xã phải sáp nhập theo tiêu chuẩn trong Nghị quyết của QH đề ra quá nhiều. Quan điểm của ông thế nào?

TƯ đặt ra mốc thời gian như vậy, địa phương phải phấn đấu thực hiện. Tuy nhiên, thực tiễn đặt ra nhiều vấn đề với số lượng sáp nhập lớn, tạo ra áp lực rất lớn thì các địa phương phải báo cáo lên để cơ quan có thẩm quyền xem xét, có điều chỉnh cho phù hợp.

Trước mắt, các địa phương phải có phương án sắp xếp cụ thể. Hiện tại, chỉ mới thảo luận thì chưa tính đến việc sửa nghị quyết của UB Thường vụ QH được.

Các địa phương cũng đặt vấn đề việc sáp nhập huyện, xã ảnh hưởng rất lớn đến người dân khi buộc họ phải sửa đổi hàng loạt giấy tờ, địa chỉ nhà...?

Tất cả những cái đó phải có đề án, báo cáo cụ thể, trong đó phải đặt ra các vấn đề cụ thể tác động đến người dân như thế nào.

{keywords}
Uỷ viên thường trực UB Pháp luật của QH Bùi Văn Xuyền

Theo tôi, việc tác động đến người dân như vậy cần có thời gian, nhưng không phải là việc khó và cũng không có vấn đề gì. Bởi vì, không phải cứ sáp nhập vào là phải thay ngay mà có thể thực hiện theo lộ trình.

Có ý kiến nói rằng nhiều xã, huyện đã hình thành cả trăm năm, không có biến động gì, giờ sáp nhập sẽ gây xáo trộn? Ông thấy những lý do này có hợp lý?

Các địa phương phải xem xét, có thể không cào bằng tất cả các nơi đều giống nhau.

Ví dụ như miền núi diện tích có thể rất nhiều, dân số ít nhưng quản lý gộp vào lại quá xa xôi, đi lại từ trung tâm xã xuống các thôn bản hàng mấy chục cây số thì cũng rất khó khăn.

Tuy nhiên, quản lý phải có yếu tố đổi mới, chứ nói huyện này 100 năm nay đã vậy, không thể khác đi được thì cũng chỉ là viện cớ. Tôi cho rằng lý do đó không thực sự thuyết phục.

Ở Thái Bình, nơi tôi ứng cử, có huyện 48 xã, có nhiều nơi chỉ có 13-15 xã. Vì vậy phải tính đến đặc thù của từng nơi, không cào bằng hết nhưng nếu xã huyện quá nhỏ thì không thể giữ mãi được, dù bản chất tên của huyện, xã đó có khi tồn tại cả mấy trăm năm nay, từ thời phong kiến tới giờ.

Không thể không làm

Liệu việc nhiều địa phương kêu khó có phải do lo sợ mất ghế, mất việc khi sáp nhập không, thưa ông?

Rõ ràng sáp nhập là khó khăn hơn nhiều, từ việc tinh giản biên chế, thu gọn đầu mối. UB Thường vụ QH và ngay cả UB Pháp luật cũng thấy thế.

Vì vậy, các văn bản quy phạm pháp luật ban hành ra đều không khuyến khích việc tách ra, muốn tách phải đáp ứng đủ các tiêu chuẩn. Trước đây, việc này giao cho Chính phủ nhưng bây giờ lại giao về UB Thường vụ QH là để kiểm soát việc tách các đơn vị hành chính.

Còn việc sáp nhập thì UB Thường vụ khuyến khích, không cần phải tiêu chí, cứ 2, 3 xã gộp vào đều được, còn lớn bao nhiêu cũng được, miễn là địa phương sắp xếp được bộ máy tổ chức, bố trí được con người, làm tốt được công tác quản lý và xây dựng địa phương ấy phát triển.

Tuy nhiên, cái khó là khi gộp vào thì 2 bộ máy mất đi 1 và tinh giản rất nhiều biên chế. Điều này lại liên quan đến việc đánh giá cán bộ thế nào, giải quyết chế độ, hỗ trợ về kinh phí ra sao.

Vừa rồi Lào Cai sáp nhập 2 sở vào với nhau, cũng chỉ có 1 GĐ và 2 phó GĐ chứ không phải như ngày xưa Hà Nội sáp nhập cơ học, 1 GĐ nhưng có tới 8, 9 phó GĐ.

Vậy theo ông, muốn sáp nhập huyện, xã thành công thì phải làm những gì?

Muốn thực hiện tất nhiên phải có nguồn lực, lộ trình, thời gian, vật chất. Quan trọng là sắp xếp cán bộ thế nào để họ không tâm tư, công việc được thuận tiện hơn... Việc này đòi hỏi các cấp ủy, chính quyền địa phương phải chủ động, chứ TƯ không thể làm thay được.

Chẳng hạn như khi sáp nhập 2 xã với nhau thì sắp xếp thế nào, ai ở, ai đi; ai làm việc, đánh giá thế nào thì địa phương phải chủ động, làm sao bảo TƯ về làm giúp được.

Còn nếu vượt quá thẩm quyền, khả năng như vấn đề ngân sách, kinh phí địa phương không có thì TƯ phải tính. Nếu cần thiết thì hỗ trợ thêm về công tác cán bộ trong việc đào tạo bồi dưỡng nghề mới, hoặc trợ cấp...

Nếu thực sự quá khó khăn, phức tạp, không thể giải quyết trong thời gian từ nay đến 2020 thì phải đặt vấn đề báo cáo TƯ, đề xuất kéo dài lộ trình thực hiện.

Với yêu cầu cải cách hành chính hiện nay, việc sáp nhập huyện, xã không thể không làm. Nghị quyết TƯ nói rất rõ là cấp bách, nếu không làm không bao giờ phát triển được. 

Bộ Nội vụ cho biết, việc sáp nhập xã, huyện sẽ thực hiện theo lộ trình hợp lý để không gây trở ngại cho người dân. Từ nay đến 2021 chỉ thực hiện đối với những đơn vị đạt dưới 50% cả 2 tiêu chí về dân số và diện tích.

Sáp nhập xã, huyện: Tách hân hoan, nhập lại mấy người đồng ý

Sáp nhập xã, huyện: Tách hân hoan, nhập lại mấy người đồng ý

Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn cho rằng việc chia tách các đơn vị hành chính dễ hơn, ai cũng hân hoan, nhưng sáp nhập thì mấy ai đồng ý.

259 huyện, 6.191 xã  trong cả nước có thể sáp nhập

259 huyện, 6.191 xã  trong cả nước có thể sáp nhập

Vụ trưởng Vụ Chính quyền địa phương, Bộ Nội vụ cho biết, có 259 huyện, 6.191 xã chưa đạt 50% tiêu chuẩn, cần sắp xếp.

Sáp nhập sở: 2 người 1 ghế giám đốc xử lý thế nào?

Sáp nhập sở: 2 người 1 ghế giám đốc xử lý thế nào?

Giám đốc Sở Nội vụ Hải Dương Phạm Văn Tỏ ủng hộ việc thi tuyển cạnh tranh chức danh giám đốc sở khi sáp nhập 2 thành 1. 

Những sở nào sẽ được hợp nhất, sáp nhập?

Những sở nào sẽ được hợp nhất, sáp nhập?

Bộ Nội vụ đề xuất hợp nhất, sáp nhập 17 sở, ngành; giảm tối thiểu 46 - 88 sở, ngành trong cả nước.

Hợp nhất Hà Nội: Cả tuần mất ngủ vì phải cắt giảm 500 thượng, đại tá

Hợp nhất Hà Nội: Cả tuần mất ngủ vì phải cắt giảm 500 thượng, đại tá

Khi mở rộng địa giới, Bộ Tư lệnh Thủ đô có khoảng 1.000 sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp… dôi dư, trong đó có khoảng 500 thượng, đại tá.

Thu Hằng