- Trong cuộc Tổng tấn công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968, mặt trận ngoại giao đã phối hợp chặt chẽ và tạo thế cho tấn công quân sự. Đồng thời, phát huy thắng lợi trên chiến trường để đạt những thắng lợi lớn hơn có ý nghĩa chiến lược.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã trả lời phỏng vấn của báo VietNamNet về vấn đề này.

{keywords}
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh. Ảnh: VGP

Phó Thủ tướng cho biết về nhiệm vụ và vai trò của mặt trận ngoại giao trong thắng lợi của cuộc Tổng tấn công?

- Mặt trận ngoại giao đã tạo thế cho ta đi vào Tổng tấn công và là sức mạnh cộng hưởng cho thắng lợi trên chiến trường.

Hội nghị TƯ lần thứ 13 (1/1967) nhất trí đẩy mạnh các đấu tranh ngoại giao, chỉ rõ đấu tranh quân sự và đấu tranh chính trị ở miền Nam là nhân tố quyết định thắng lợi trên chiến trường, làm cơ sở cho thắng lợi trên mặt trận ngoại giao.

Ngày 29/12/1967, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh tuyên bố: “Sau khi Mỹ chấm dứt không điều kiện việc ném bom và mọi hành động chiến tranh khác chống lại miền Bắc Việt Nam. VNDCCH sẽ nói chuyện với Mỹ về các vấn đề liên quan”. 

Việc VNDCCH chủ động nêu khả năng đàm phán hòa bình là một chiến lược ngoại giao đúng đắn và đúng thời điểm, được đông đảo nhân dân dư luận quốc tế ủng hộ.

Trong giai đoạn 1967-1968, ta liên tục triển khai các mũi đấu tranh ngoại giao để tranh thủ sự ủng hộ của bạn bè quốc tế. Hàng ngàn cuộc mít tinh, biểu tình, tuần hành “Vì Việt Nam” đã diễn ra tại nhiều thủ đô lớn trên thế giới.

Tranh thủ sự ủng hộ ngay trong lòng nước Mỹ, thông qua các phong trào phản chiến của chính nhân dân Mỹ, cũng là một nhiệm vụ quan trọng của mặt trận đối ngoại giai đoạn này.

Ta cũng khéo léo triển khai các biện pháp như mời một số nhà báo, phóng viên Mỹ vào miền Bắc để tận mắt chứng kiến và đưa tin trung thực, khách quan về sự tàn phá khủng khiếp của bom đạn đối với dân thường Việt Nam.

Chính những tin tức, hình ảnh, bài viết của các nhà báo đã tạo ra sức mạnh cộng hưởng, tiếp thêm sức mạnh cho các phong trào phản chiến diễn ra ngày càng rầm rộ, sục sôi, quyết liệt. Chính những tin tức, hình ảnh, bài viết của các nhà báo đã tạo ra sức mạnh cộng hưởng, tiếp thêm sức mạnh cho các phong trào phản chiến diễn ra ngày càng rầm rộ, sục sôi, quyết liệt với sự tham gia của hàng chục ngàn trí thức, sinh viên và các giới tại nhiều thành phố lớn tại Mỹ. Hàng vạn thanh niên Mỹ chống quân dịch. Ngày càng có nhiều nghị sỹ Mỹ đòi Chính quyền Mỹ chấm dứt ngay chiến tranh tại Việt Nam và đi vào thương lượng thực chất.

Đã có ý kiến nhận xét rất xác đáng rằng Mỹ đã thua không chỉ ở Việt Nam mà thua ngay tại nước Mỹ.

Mặt trận ngoại giao cũng đã thành công trong việc tranh thủ sự ủng hộ mạnh mẽ và sự giúp đỡ chí tình của các nước XHCN anh em cả về tinh thần và vật chất, nhất là trong giai đoạn ta đang tập trung nhân lực, vật lực cho Tổng tấn công.

Thắng lợi của Tổng tấn công và nổi dậy Mậu Thân năm 1968 còn là kết quả của sự kết hợp tài tình mang tính chiến lược giữa thắng lợi trên chiến trường và mặt trận ngoại giao. Ngoại giao đã nắm bắt kịp thời, hiệu quả thắng lợi chiến lược của đợt 1 Tổng tấn công, gia tăng sức ép quốc tế, nêu cao tính chính nghĩa để buộc Mỹ đi vào đàm phán trên cơ sở có lợi cho ta. Mặt khác, chúng ta cũng đã phát huy thành quả trên chiến trường để buộc Mỹ chính thức xuống thang chiến tranh, công nhận địa vị của Mặt trận Dân tộc giải phóng Miền Nam Việt Nam, tạo nền tảng vững chắc để tiến tới ký kết Hiệp định Paris lịch sử tháng 1/1973.

Phó Thủ tướng cho biết một số bài học về việc kết hợp nhuần nhuyễn thế trận quốc phòng với mặt trận ngoại giao trong cuộc Tổng tấn công?

- Cuộc Tổng tấn công và nổi dậy Mậu Thân 1968 đã trôi qua tròn nửa thế kỷ, song những bài học thành công của Tổng tấn công luôn có giá trị thời sự sâu sắc đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của việc kết hợp nhuần nhuyễn thế trận quốc phòng với mặt trận ngoại giao.

Thể hiện trên các mặt:

Thứ nhất, thắng lợi của quân dân ta trong Tổng tấn công và trong đấu tranh ngoại giao năm 1968 trước tiên xuất phát từ sự chỉ đạo, lãnh đạo sáng suốt và trực tiếp của lãnh đạo Đảng, Nhà nước.

Việc chuẩn bị thế trận đối ngoại, lập kế hoạch, phát huy kết quả thắng lợi của Tổng tấn công Mậu Thân đều được TƯ Đảng, Chủ tịch HCM và các đồng chí lãnh đạo trực tiếp chỉ đạo, triển khai trong từng giai đoạn.

Thứ hai, thắng lợi của quân dân ta năm 1968 cho thấy giá trị lâu dài của việc kết hợp nhuần nhuyễn thế trận quân sự, quốc phòng của đất nước với mặt trận ngoại giao. Trong đó bảo đảm lợi ích quốc gia, dân tộc vừa là nguyên tắc vừa là mục tiêu của mọi hoạt động.  

Thứ ba, Tổng tấn công Mậu Thân và đàm phán Paris trong năm 1968 cũng cho thấy tầm quan trọng của việc nhạy bén theo dõi, đánh giá, nhận định tình hình thế giới, khu vực cũng như tương quan lực lượng của ta.  

Với những bài học đó, mặt trận ngoại giao đã góp phần phát huy thắng lợi của Tổng tấn công, mở ra đàm phán Paris kéo dài suốt 5 năm, từ đó tạo tiền đề để nhân dân ta giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Phó Thủ tướng reo vui sau cú sút của Quang Hải

Phó Thủ tướng reo vui sau cú sút của Quang Hải

Cũng như 90 triệu dân Việt Nam, lãnh đạo Chính phủ dõi theo từng bước chân của đội tuyển U23 Việt Nam.  

Mậu Thân 1968: 'Điều chỉnh nhỏ' trong ký ức nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan

Mậu Thân 1968: 'Điều chỉnh nhỏ' trong ký ức nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan

Ngày 29/12/1967, trong cuộc chiêu đãi chào mừng Ngoại trưởng Mông Cổ, Bộ trưởng Nguyễn Duy Trinh đã nhắc lại tuyên bố với một sự điều chỉnh...

Chiến thắng Mậu Thân: 'Bước ngoặt quyết định và bài học lịch sử'

Chiến thắng Mậu Thân: 'Bước ngoặt quyết định và bài học lịch sử'

Sáng nay, Bộ Quốc phòng, Ban Tuyên giáo TƯ và Thành ủy TP.HCM phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia tại TP.HCM.

Bài viết của Chủ tịch nước nhân 50 năm cuộc Tổng tiến công Xuân Mậu Thân năm 1968

Bài viết của Chủ tịch nước nhân 50 năm cuộc Tổng tiến công Xuân Mậu Thân năm 1968

Chủ tịch nước có bài viết “Phát huy tinh thần quyết chiến, quyết thắng của cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”

Thái An