- Lần đầu tiên, một bản quy định cụ thể, chi tiết về tiêu chuẩn chức danh và tiêu chí đánh giá cán bộ thuộc diện Ban chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý đã được Tổng bí thư ký ban hành.

Đây được cho là việc làm cần thiết để cụ thể hóa công tác cán bộ của Đảng, đặc biệt là với đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp cao - một công việc mà nếu người làm công tác tổ chức cán bộ của Đảng không trong sáng rạch ròi, sẽ rất dễ bị lung lạc. Trong đó, tham vọng quyền lực được cho là điều cấm kỵ đối với các ủy viên Bộ Chính trị.

Có lẽ chưa bao giờ các từ “tham vọng”, “quyền lực” được dư luận xã hội quan tâm như lúc này. Nhất là sau khi Quy định số 90-QĐ/TW về tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ được Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ký ban hành, được báo chí đăng tải rộng rãi đến toàn thể cán bộ đảng viên.

{keywords}
Đại biểu dự Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 12, tháng 1/2016. Ảnh: Phạm Hải

Vấn đề là vì sao trong rất nhiều tiêu chuẩn về đạo đức, năng lực, phẩm chất chính trị của những cán bộ trong diện Ban chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý, thì tiêu chuẩn “không tham vọng quyền lực” lại được nhiều người quan tâm đến vậy.

Về bản chất, quyền lực không phải của cá nhân. Mà nó là của nhân dân, được nhân dân ủy quyền cho cá nhân sử dụng vào mục đích chung của xã hội, của đất nước. Nếu quyền lực được trao đúng cho người có tài năng, đạo đức, người có “khát vọng”, thì quyền lực ấy sẽ phát huy tác dụng, mang lại cuộc sống tốt đẹp cho con người, sự hưng thịnh cho đất nước. Ở đó, quyền lợi của số đông, của Tổ quốc được đặt lên trên lợi cá nhân, các giá trị đạo đức, nhân văn của chế độ được trân trọng, đề cao. Bằng ngược lại, quyền lực bị trao nhầm, hoặc bị chiếm đoạt bởi những người đầy “tham vọng” thì quyền lực ấy sẽ bị tha hóa, bị sử dụng để phục vụ cho lợi ích cá nhân, phe nhóm, mà bỏ qua lợi ích quốc gia dân tộc.

Vì vậy, với việc ban hành Quy định về tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ thuộc diện Ban chấp hành trung ương, Bộ Chính trị, Ban bí thư quản lý, Đảng ta muốn khẳng định với toàn thể cán bộ đảng viên và nhân dân rằng, Đảng luôn trung thành với mục tiêu lý tưởng, với lợi ích của toàn dân. Để hoàn thành trọng trách ấy, Đảng phải chăm lo xây dựng bộ máy lãnh đạo gồm những cán bộ cấp cao tận trung, tận hiếu với nhân dân, với đất nước, không “tham vọng quyền lực”; Cán bộ của Đảng được trao quyền lực là để phục vụ nhân dân, phục vụ đất nước, chứ không phải để dùng quyền lực mà lo vun vén cho lợi ích cá nhân, phe nhóm mình, đi ngược lại niềm mong mỏi, kỳ vọng của nhân dân.

Quy định được ban hành trong bối cảnh cả nước triển khai rộng rãi thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa 11, khóa 12 về xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh, tích cực đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí, chống tự diễn biến, tự chuyển hóa trong một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên, càng có ý nghĩa vô cùng quan trọng, được dư luận cán bộ đảng viên đánh giá cao, xem đây là sự cụ thể hóa quyết tâm của Đảng trong việc lập lại trật tự, kỷ cương trong công tác cán bộ của Đảng, nhất là chấn chỉnh tình trạng đề bạt, luân chuyển, bố trí cán bộ có điều tiếng ở một số bộ ngành, địa phương thời gian qua.

Cán bộ nhân dân cả nước ghi nhận quyết tâm của Đảng, mà đứng đầu là Tổng bí thư trong cuộc đấu tranh không khoang nhượng với tình trạng tha hóa đạo đức phẩm chất, tham nhũng, lợi ích nhóm trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và chính quyền. Việc cảnh cáo, cách chức một ủy viên Bộ Chính trị cùng nhiều người nguyên là ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy; Thứ trưởng, Phó bí thư Tỉnh ủy, Phó chủ tịch UBND tỉnh đương chức… cho thấy Đảng quyết tâm làm trong sạch đội ngũ cán bộ lãnh đạo cao cấp, lấy lại niềm tin trong nhân dân.

Xây dựng, chỉnh đốn Đảng là công việc khó khăn, phức tạp, là cuộc đấu tranh với chính mình nhằm khắc phục những yếu kém, khuyết điểm của mỗi cá nhân lãnh đạo, nhất là những người giữ trọng trách cao trong Đảng và chính quyền. Quyền lực như con dao hai lưỡi, dễ dàng tha hóa cán bộ, nếu thiếu cơ chế kiểm soát hữu hiệu. 

Vì vậy, Quy định 90 được ban hành lần này được xem là cách mà Đảng đặt ra để cán bộ, đảng viên và nhân dân giám sát Đảng, giám sát việc sử dụng quyền lực của Đảng, kiên quyết ngăn chặn và loại ra khỏi bộ máy những cán bộ mang “tham vọng quyền lực, tham nhũng, cơ hội, vụ lợi, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, các biểu hiện tự diễn biến, tự chuyển hoá trong nội bộ".

Ủy viên Bộ Chính trị phải tuyệt đối không tham vọng quyền lực

Ủy viên Bộ Chính trị phải tuyệt đối không tham vọng quyền lực

Bộ Chính trị quy định cán bộ thuộc diện BCH TƯ, Bộ Chính trị, Ban bí thư quản lý phải là những cán bộ tuyệt đối không tham vọng quyền lực.

Phiếu tín nhiệm và kiểm soát quyền lực

Phiếu tín nhiệm và kiểm soát quyền lực

Lần lấy phiếu tín nhiệm thứ hai cho thấy cơ hội thực hiện kiểm soát quyền lực chéo giữa lập pháp đối với hành pháp, tư pháp, kênh đánh giá chất lượng cán bộ, lãnh đạo được chấp nhận, đón đợi.

Có 'phanh' tốt để kiểm soát quyền lực

Có 'phanh' tốt để kiểm soát quyền lực

Tôi xin đặt một câu hỏi: Ai sẽ kiểm soát lãnh đạo ở cấp cao nhất? Liệu có phải là Ban chấp hành TƯ? - nguyên Phó Ban Tổ chức TƯ Nguyễn Đình Hương nêu.

3 câu hỏi về kiểm soát quyền lực

3 câu hỏi về kiểm soát quyền lực

Cơ chế nào để Đảng “chịu trách nhiệm”, ai giám sát Quốc hội, Chính phủ: hành chính hay hành pháp? Đây là những câu hỏi đặt ra khi đọc bản dự thảo Hiến pháp sửa đổi.

Kiểm soát quyền lực bằng cơ quan độc lập

Kiểm soát quyền lực bằng cơ quan độc lập

ĐBQH Nguyễn Văn Luật nhận định: Quyền lực không bị kiểm soát sẽ dễ bị tha hóa. Vì vậy, quyền lực phải được kiểm soát bằng quyền lực thì mới có hiệu quả.

Vân Thiêng