- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa ký quyết định thành lập Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng.
Tổ gồm 14 thành viên, đứng đầu là TS. Vũ Viết Ngoạn, nguyên Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia.
Trong số các thành viên Tổ tư vấn, có nguyên Bộ trưởng KH-ĐT Bùi Quang Vinh, nhiều chuyên gia kinh tế tên tuổi đến từ các trường đại học quốc tế như: PGS.TS Trần Ngọc Anh, Đại học Indiana, Hoa Kỳ; TS. Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc Nghiên cứu, Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright; GS.TS Nguyễn Đức Khương, Phó giám đốc, Trưởng khoa Tài chính, Học viện Quản lý và quản trị kinh doanh, Pháp; PGS.TS Vũ Minh Khương, Đại học quốc gia Singapore; GS.TS Trần Văn Thọ, Đại học Waseda, Nhật Bản.
Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng còn có sự tham gia của các chuyên gia trong nước như: TS. Vũ Bằng, nguyên Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán nhà nước; TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế TƯ; GS.TS Trần Thọ Đạt, Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế quốc dân;
TS Trương Văn Phước, quyền Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia; GS.TS Nguyễn Xuân Thắng, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; PGS.TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam; GS.TS Nguyễn Quang Thuấn, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam; TS. Trần Du Lịch, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế TP.HCM.
Tổ có nhiệm vụ tư vấn cho Thủ tướng về các chiến lược, kế hoạch, đề án, chính sách phát triển kinh tế trong trung hạn và dài hạn; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm.
Bên cạnh đó, tổ còn tham gia phân tích, dự báo, đánh giá tình hình, kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, các chiến lược, đề án, chính sách phát triển kinh tế; trên cơ sở đó tư vấn, khuyến nghị với Thủ tướng các biện pháp, giải pháp để nâng cao hiệu quả thực thi hoặc đề xuất sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách nhằm đạt được các mục tiêu đề ra.
Đồng thời, Tổ còn tư vấn, khuyến nghị với Thủ tướng các giải pháp, biện pháp ứng phó kịp thời với những biến động thất thường của tình hình kinh tế trong nước và quốc tế.
Tổ cũng tham gia ý kiến các báo cáo, đề án lớn về kinh tế của Chính phủ, Thủ tướng trình Ban chấp hành TƯ, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, QH, UB Thường vụ QH theo chỉ đạo của Thủ tướng.
Tổ tư vấn kinh tế được chủ động làm việc với các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, viện, trung tâm nghiên cứu; được đề nghị các đơn vị này cung cấp các văn bản, tài liệu, thông tin số liệu; được VPCP cung cấp thường xuyên các văn bản, tài liệu, thông tin số liệu liên quan đến thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Tổ.
Tổ được hợp tác với các chuyên gia tư vấn, cộng tác viên là các nhà khoa học, nhà kinh tế trong nước và quốc tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; cán bộ quản lý đang làm việc hoặc đã nghỉ hưu, các cơ quan nghiên cứu trong nước và quốc tế.
Thành viên của tổ tư vấn kinh tế được mời tham dự các hội nghị, cuộc họp, làm việc của Chính phủ, Thủ tướng có nội dung liên quan đến thực hiện chức năng, nhiệm vụ của tổ.
Ước nhiều bộ trưởng 'lấy đá ghè chân mình'
Lần đầu tiên được nghe một bộ trưởng chứ không phải người dân, doanh nghiệp hay báo chí nói về những điểm khuất trong xem xét, quyết và triển khai các dự án đầu tư.
Mỹ làm được thì Nhật cũng làm được
Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc đã phát triển nhanh đưa nền kinh tế lên giai đoạn cao trong thời gian ngắn nhờ khát vọng của lãnh đạo, của quan chức muốn đưa đất nước theo kịp các nước tiên tiến.
Hàn Quốc: Chọn người tài làm việc nước
Hàn Quốc vào đầu thập niên 1960 là nước kém phát triển nhưng sau đó vượt qua giai đoạn phát triển ban đầu và thành công trong giai đoạn phát triển bền vững, trở thành nước tiên tiến trong thời gian rất ngắn.
Đánh giá thành quả phát triển của Việt Nam từ sau Đổi mới
Vào giữa thập niên 1980, khi bắt đầu đổi mới (1986), Việt Nam là một nước nông nghiệp lạc hậu, kém hiệu suất. Công nghiệp cũng yếu. Tuyệt đại dân số là nghèo. Sau Đổi mới, tình hình đã thay đổi hẳn.
Thủ tướng lắng nghe các chuyên gia 'hiến kế'
Hội nghị bàn tròn “Thủ tướng với Mạng lưới Chuyên gia toàn cầu về Phát triển VN” diễn ra tại Hà Nội.
Bàn tròn: Dân chấm điểm chính quyền - Kinh nghiệm Quảng Trị
Ba khách mời sẽ thảo luận câu chuyện cải cách hành chính từ nhiều góc nhìn: người nghiên cứu, người làm chính sách, người thực thi, người giám sát...
Thu Hằng