- Thủ tướng yêu cầu lãnh đạo Bộ LĐ-TB-XH làm rõ 8 vấn đề nóng, trong đó có xâm hại tình dục trẻ em, lao động việc làm với đề án tăng tuổi nghỉ hưu...

Sáng nay, tổ công tác của Thủ tướng do Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng chủ trì kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, kết luận, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng tại Bộ LĐ-TB-XH.

Bộ trưởng Dũng cho biết, tính từ đầu năm 2016 tới nay, Bộ LĐ-TB-XH được giao 483 nhiệm vụ cho Chính phủ, Thủ tướng giao.

Bộ đã hoàn thành 373 nhiệm vụ, còn 107 nhiệm vụ chưa hoàn thành trong hạn, 3 nhiệm vụ quá hạn chưa hoàn thành.

Đây là đơn vị thứ 24 được đoàn công tác kiểm tra, đánh giá.

Hoàn thiện đề án tăng tuổi nghỉ hưu

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết, trước khi đi công tác Thanh Hoá, Thủ tướng đã truyền đạt lại, đề nghị lãnh đạo Bộ LĐ-TB-XH quan tâm làm rõ 8 vấn đề.

{keywords}
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng truyền đạt lại ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng. Ảnh: T.Hạnh

“Bộ LĐ-TB-XH rất quan trọng, trực tiếp thực hiện nhiệm vụ về chính sách, chế độ liên quan đến an sinh xã hội của người dân. Bộ đã làm tốt rồi nhưng Chính phủ, Thủ tướng yêu cầu cao hơn”, Bộ trưởng Dũng nhấn mạnh.

Thứ nhất, liên quan đến chính sách người có công. Hiện còn nhiều trường hợp có kê khai nhưng không được hưởng, chưa được hưởng chính sách hoặc hưởng chưa đầy đủ.

Thực tế còn tồn tại vấn đề làm giả hồ sơ thương binh, liệt sĩ, lợi dụng chức vụ quyền hạn tại cơ sở gây ra bức xúc cho dư luận xã hội.

“Thủ tướng chỉ đạo Bộ khẩn trương nghiên cứu đề án cải cách chính sách với người có công, yêu cầu đánh giá toàn diện, đề xuất sửa đổi căn bản, bổ sung Pháp lệnh người có công”, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng truyền đạt.

Ông dẫn chứng, trường hợp một phó chủ tịch xã tại Hà Nam, dù chỉ trục lợi hơn 30 triệu đồng của 6 đối tượng nhưng khi bị phát hiện đã khởi tố luôn. Số tiền không lớn nhưng có ý nghĩa sâu sắc.

“Nhà của cán bộ 2 tầng nhưng nhà các đối tượng rất nghèo. Điều này không chấp nhận được. Nếu đạo đức không tốt, không có tâm sẽ rất dễ lợi dụng”, Bộ trưởng nói.

Thứ hai, công tác dạy nghề hiện huy động ngân sách rất lớn nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu chất lượng.

Thứ ba, vấn đề lao động việc làm và tiền lương. Thủ tướng yêu cầu Bộ quan tâm đến vấn đề thất nghiệp dù hiện tỉ lệ chỉ còn khoảng 4%, phải có hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu toàn ngành để thông tin kịp thời, sát với nhu cầu sử dụng.

“Vấn đề lao động việc làm rất cần sự đồng thuận, nhất trí cao của người lao động, người dân để đảm bảo tính hiệu quả khi ban hành. Đề nghị Bộ nghiên cứu kỹ, chỉnh trang hoàn thiện đề án tuổi nghỉ hưu, vấn đề liên quan quỹ BHXH...”, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nói.

Thứ tư là câu chuyện ngược đãi, xâm hại trẻ em. Đây là vấn đề cả xã hội quan tâm, đặc biệt vấn đề xâm hại trẻ em rất nhức nhối xã hội, liên quan đến luân thường đạo lý, đạo đức xã hội như câu chuyện đau lòng tại Vũng Tàu, TP.HCM, Hà Nội, Cà Mau, Vĩnh Phúc....

Do đó cần có biện pháp mạnh để ngăn ngừa, răn đe, giáo dục.

Thứ 5 là vấn đề quản lý các cơ sở cai nghiện còn nhiều phức tạp. Trước đây chỉ cần gia đình đề xuất tự nguyện thì được vào nhưng giờ phải có phán quyết của toà án.

“Thôn văn hoá, xã văn hoá mới không có người nghiện. Khi hỏi ra sẽ bảo nghiện ở Lào Cai hay nơi khác về”, Bộ trưởng nêu.

Thứ 6, Thủ tướng yêu cầu lưu tâm đến vấn đề an toàn lao động. Thống kê năm 2016 cho thấy cả nước xảy ra 8.000 vụ tai nạn lao động, làm 862 người chết, hơn 1.900 người bị thương, tăng 5% so với 2015. Đề nghị Bộ có giải pháp kiềm chế tai nạn.

Thứ 7, liên quan đến xuất khẩu lao động, Thủ tướng yêu cầu phải quản lý chặt các doanh nghiệp làm về lao động xuất khẩu và cả các địa phương có lao động ở nước ngoài.

Cần có thái độ kiên quyết với những địa phương có nhiều lao động bỏ trốn tại nước ngoài, có thái độ cương quyết vì ảnh hưởng đến hiệp định với các nước.

Cuối cùng, Thủ tướng lưu ý, Bộ làm tốt các hoạt động xuyên suốt nhân kỷ niệm 70 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ để tạo động lực toàn dân chăm lo, tri ân người có công.

Bộ trưởng LĐ-TB-XH Đào Ngọc Dung cho rằng, đây đều là những vấn đề rất bức xúc, trong một năm qua Bộ đã chỉ đạo quyết liệt nhưng còn nhiều vướng mắc trong thực hiện.

Ai nghỉ hưu trước 2018 cũng hưởng lợi?

Ai nghỉ hưu trước 2018 cũng hưởng lợi?

Theo Phó tổng giám đốc BHXH Việt Nam Phạm Lương Sơn, lương hưu phụ thuộc nhiều yếu tố, từ giới tính đến tuổi đời, thời gian đóng BHXH...

Tăng tuổi nghỉ hưu của nam lên 62, nữ lên 58?

Tăng tuổi nghỉ hưu của nam lên 62, nữ lên 58?

Bộ LĐTB&XH vừa có dự thảo trình Chính phủ 2 phương án tăng tuổi nghỉ hưu sau khi có nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề này.

'Theo luật phải về hưu chứ tôi còn sung sức lắm'

'Theo luật phải về hưu chứ tôi còn sung sức lắm'

Theo luật thì phải nghỉ chứ tôi vẫn còn sung sức lắm, muốn được tiếp tục công tác bình thường đến tuổi 65.

Phó tổng giám đốc BHXH: Không nước nào tính lương hưu như VN

Phó tổng giám đốc BHXH: Không nước nào tính lương hưu như VN

Với thời gian đóng bảo hiểm như Việt Nam, các nước chỉ cho hưởng lương hưu 40-60% nhưng mình lên tới 75%.

Thúy Hạnh