- Thủ tướng nhắc lại 3 lần là Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sớm có chủ trương huy động nguồn lực trong dân, làm thế nào huy động được nguồn lực đô la Mỹ đang nằm trong dân. 

Sáng nay, Tổ công tác của Thủ tướng làm việc với NHNN kiểm tra các nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng giao. 

Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng truyền đạt 6 vấn đề Thủ tướng yêu cầu NHNN giải trình, nêu giải pháp tập trung thực hiện trong nửa cuối năm nay.

{keywords}

Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng

Thứ nhất, Thủ tướng yêu cầu NHNN nêu rõ giải pháp tăng trưởng tín dụng và hạ lãi suất cho vay. Đây là vấn đề quan trọng, mục tiêu 2017 tăng trưởng tín dụng phải đạt 18-20%. 

"Vấn đề làm thế nào đó để có những giải pháp huy động, nhưng cũng phải cho vay. Tại hội nghị Chính phủ với các địa phương mới đây, Thủ tướng cũng đã đề cập, tín dụng tăng nhưng không nên chảy vào một số đại gia lớn, dòng tiền này phải chảy vào DN khởi nghiệp, sản xuất kinh doanh, cơ sở hạ tầng...", Bộ trưởng Dũng truyền đạt yêu cầu của Thủ tướng.

DN thành lập nhiều nhưng đóng cửa cũng nhiều, trong đó có yếu tố liên quan tiếp cận vốn tín dụng. Vì vậy, Thủ tướng yêu cầu NHNN cần có chính sách giúp các DN mới thành lập tiếp cận được vốn.

Phấn đấu giảm lãi suất 0,5-1%

Ngoài ra, NHNN chỉ đạo các ngân hàng thương mại (NHTM), phải phấn đấu giảm lãi suất 0,5-1%. 

Chủ nhiệm VPCP phân tích, dư nợ tín dụng cả nước hiện trên 5 triệu tỷ, nếu giảm lãi suất 1% thì các DN đã dành được 50.000 tỷ. "Nếu phương thức đầu tư 5 đồng vốn 1 đồng lãi thì chúng ta đã có 10.000 tỷ. Nếu tính thuế thu nhập DN thì thuế nộp vào ngân sách khoảng 2.000 tỷ. Ngoài ra, 10.000 tỷ giúp GDP tăng 0,25%", ông nói.

Hay vấn đề nợ công hiện khoảng 1 triệu tỷ, nếu giảm 1% thì tiết kiệm từ ngân sách nhà nước khoảng 10.000 tỷ, cũng là khoản tốt tạo điều kiện bù đắp các khoản đầu tư phát triển. 

"Đề nghị Thống đốc NHNN chỉ đạo các NHTM, cố gắng phấn đấu giảm lãi suất, quản lý nợ xấu... để minh bạch tài chính, thanh khoản và giảm lãi suất, tạo điều kiện cho kinh tế phát triển và đưa nguồn tiền vào sản xuất kinh doanh", Bộ trưởng Dũng nhắc lại chỉ đạo của Thủ tướng.

{keywords}
Ảnh: Thu Hằng

Vấn đề thứ 2, Thủ tướng yêu cầu NHNN giải trình làm rõ là về xử lý nợ xấu. Thực chất muốn hạ lãi suất thì phải xử lý nợ xấu nhưng đây là cả một quá trình. QH đã thông qua nghị quyết về xử lý nợ xấu, có hiệu lực từ 15/8 tới. 

"NHNN có nhiệm vụ cực kỳ quan trọng khi tổ chức thực hiện, đảm bảo xử lý được nợ theo đúng tinh thần của nghị quyết; hướng dẫn các NHTM trong thu bán tài sản đảm bảo, bán nợ xấu... Chúng ta phải có giải pháp thực hiện sớm khi thời hiệu nghị quyết đã cận kề. 

Không xử lý nợ xấu không thể tạo sự lành mạnh, an toàn hệ thống và hạ lãi suất. Chúng ta hiện vẫn phải dùng kỹ thuật, biện pháp khoanh nợ, đảo nợ tại các NH, song thực chât vấn phải nuôi khoản nợ đó”, ông Dũng nói.

Vấn đề thứ 3 được Thủ tướng nhắc lại 3 lần là NHNN sớm có chủ trương huy động nguồn lực trong dân. 

"Nguồn lực trong dân rất lớn, làm thế nào huy động được nguồn lực đô la Mỹ đang nằm trong dân. Thay vì gửi lãi suất 0%, có chính sách huy động nguồn lực này để hoà vào huy động khác để phục vụ đầu tư. Đó là một trong số tiêu chí để phấn đấu hạ lãi suất", Bộ trưởng Dũng nói.

Theo ông, NHNN có chủ trương chống đô la hoá nhưng điều kiện có thể kiểm soát được thì cần huy động, trong khi vẫn phải mua lượng trái phiếu quốc tế cao khoảng 4,8%.

Phải đạt tăng trưởng GDP 6,7% 

Thứ 4, Thủ tướng yêu cầu xử lý sở hữu chéo. Sau khi thông tư 36 của NHNN ra đời sở hữu chéo đã tốt hơn, nhưng không phải không còn như tại Vietcombank, Eximbank... 

"Phải tăng cường và thực hiện nghiêm túc thông tư 36, giảm sở hữu chéo. Đây là điều kiện pháp lý căn cơ để thực hiện", Chủ nhiệm VPCP nhấn mạnh.

Thứ 5, Thủ tướng yêu cầu NHNN quan tâm một số lĩnh vực, trong đó có tình trạng DN kêu khó khăn do thủ tục liên quan tới tài sản đầu tư trên diện tích thuê; tài sản thế chấp... trong vay vốn NH. 

Cuối cùng, Thủ tướng yêu cầu NHNN quan tâm đến an toàn thông tin cho người gửi tiền, an toàn thông tin mạng, thanh toán qua ATM... "Chúng ta đang khuyến khích người dân không dùng tiền mặt, thanh toán qua thẻ... nên cần có giải pháp kỹ thuật đảm bảo an toàn gửi tiền cho người dân, tránh ảnh hưởng tới niềm tin của người dân", Bộ trưởng Dũng lưu ý.

Ông nhắc lại mục tiêu của Chính phủ, phải đạt tăng trưởng GDP 6,7% năm 2017. 6 tháng đầu năm đạt 5,73% thì nhiệm vụ của 6 tháng còn lại phải là 7,42%. Đây là mức tăng trưởng lớn, cần có sự đóng góp của hệ thống ngân hàng.

Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng cho hay, NHNN quyết liệt thực hiện mục tiêu tăng trưởng GDP 6,7%, đi kèm đó là mục tiêu xuyên suốt công tác chỉ đạo điều hành để đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng. 

Đối với 5 nhiệm vụ quá hạn, Thống đốc NHNN cho biết đó là do tính chất phức tạp của các nhiệm vụ, trong đó có 3 nhiệm vụ mật và tối mật.

Còn 6 nhiệm vụ Thủ tướng chỉ đạo, Thống đốc nhìn nhận đây là 6 vấn đề rất lớn, Chính phủ và Thủ tướng đã có chỉ đạo giải quyết. 

"Trong chương trình công tác của NHNN chúng tôi đã chỉ đạo các NHTM tập trung thực hiện. Đây cũng là nhiệm vụ trọng tâm từ đây đến cuối năm", ông Hưng nói.

Giải đáp về vấn đề huy động đô la trong dân, Thống đốc NHNN cho biết, phần lớn ngoại tệ trong dân đã được chuyển hóa thành đồng Việt Nam chuyển hóa vào nguồn tiền gửi đầu tư trực tiếp vào đầu tư kinh doanh. Đây là điều tốt nhất phù hợp nhất trong điều kiện chúng ta vẫn kiểm soát được ổn định vĩ mô và không để những biến động bên ngoài tác động vào thị trường tiền tệ

“Trong đề án chống đô la hóa, vàng hóa chúng tôi đã tập hợp ý kiến các bộ ngành trong đó có những giải pháp rất cụ thể cả về vĩ mô cũng như trách nhiệm của các bộ ngành, chuyển hóa đưa vào đầu tư. Và trên thực tế, thời gian qua người dân không đổ nguồn lực vào mua vàng, đã tiết kiệm rất nhiều nguồn lực chuyển hóa vào nền kinh tế”, ông Hưng nói. 

Bộ trưởng Công an: Tiềm lực tiền trong dân rất nhiều

Bộ trưởng Công an: Tiềm lực tiền trong dân rất nhiều

Bộ trưởng Tô Lâm nêu lo ngại diễn biến phức tạp về tội phạm liên quan thực trạng tiền tồn đọng trong dân lớn, điển hình là cá độ bóng đá lên đến hàng nghìn tỷ đồng, kinh doanh đa cấp...

Ông Nguyễn Văn Bình: Xử lý nợ xấu như chữa bệnh tăng xông

Ông Nguyễn Văn Bình: Xử lý nợ xấu như chữa bệnh tăng xông

Trưởng Ban Kinh tế TƯ ví von nợ xấu như cục máu đông, cơ chế xử lý nợ xấu hệt như chữa bệnh tăng xông.

Bộ trưởng Tài chính: Quản lý nợ thấy bất cập không sửa là quá dở

Bộ trưởng Tài chính: Quản lý nợ thấy bất cập không sửa là quá dở

Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng nói nên giao về một đầu mối quản lý nợ công vì khi xảy ra vấn đề gì rất khó quy trách nhiệm.

600.000 tỷ đồng nợ xấu có thể xây 3 sân bay Long Thành

600.000 tỷ đồng nợ xấu có thể xây 3 sân bay Long Thành

Chủ tịch HĐQT VietinBank Nguyễn Văn Thắng cho hay, với khoảng 600 ngàn tỷ đồng nợ xấu có thể xây được 3 sân bay Long Thành.

Công an không phải người đòi nợ cho ngân hàng

Công an không phải người đòi nợ cho ngân hàng

Giám đốc Công an Nghệ An cho rằng quyền thu giữ tài sản đảm bảo là vấn đề dân sự, công an không phải là người đi đòi nợ cho tất cả các tổ chức tín dụng.

 

Thu Hằng