- Để Trịnh Xuân ThanhĐinh La Thăng, bà Phan Thị Mỹ Thanh thăng tiến lên vị trí cao, giới thiệu trúng cử ĐBQH, tổ chức đảng phải bị kỷ luật?

Sáng nay, UB Kiểm tra TƯ phố hợp với Nhà xuất bản Chính trị quốc gia sự thật tổ chức hội thảo khoa học lấy ý kiến sửa đổi Quy định 263/2014 của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật tổ chức đảng vi phạm.

Ông Phạm Đức Tiến, Vụ trưởng Vụ Nghiên cứu, UB Kiểm tra TƯ cho biết, sau hơn 3 năm thực hiện Quy định 263, quá trình xem xét, xử lý kỷ luật tổ chức đảng ngày càng bảo đảm công minh, chính xác, kịp thời, không còn tổ chức đảng bị kỷ luật khiếu nại.

{keywords}
Hội thảo quy định về xử lý kỷ luật tổ chức đảng vi phạm. Ảnh: Thu Hằng

Tuy nhiên, Quy định 263 cũng đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập như chưa có quy định về thời hiệu kỷ luật nên một số vi phạm xảy ra quá lâu, việc xử lý kỷ luật đối với tổ chức đảng không còn nhiều tác dụng.

Quy định cũng chưa có chế tài đủ mạnh để xử lý kỷ luật đối với tổ chức đảng có hành vi bao che cho tham nhũng. Một số quy định còn gây lúng túng cho việc thực hiện như việc xác định trách nhiệm đảng viên trong tổ chức đảng bị kỷ luật chưa được cụ thể.

Ông Tiến cho biết, việc sửa Quy định 263 theo nguyên tắc bổ sung là giới hạn hiệu lực của quyết định kỷ luật đối với tổ chức đảng là 1 năm kể từ ngày công bố quyết định kỷ luật.  

Quy định này xuất phát từ thực tế, một số nơi, tổ chức đảng bị kỷ luật, các đảng viên trong tổ chức đảng đó cũng bị coi như bị kỷ luật nên không được quy hoạch, luân chuyển, đề cử, bổ nhiệm…

Có ý kiến cho rằng việc quy hoạch, luân chuyển, bổ nhiệm các đảng viên trong tổ chức đảng bị kỷ luật chỉ được thực hiện sau 1 năm khi quyết định kỷ luật đã hết hiệu lực.

Về thời hiệu xử lý kỷ luật, UB Kiểm tra TƯ đề xuất đối với tổ chức đảng vi phạm đến mức phải kỷ luật giải tán và những vi phạm về chính trị nội bộ, an ninh quốc phòng, đối ngoại có xâm hại đến lợi ích quốc gia, dù vi phạm đó xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào cũng không xác định thời hiệu xử lý.

Thời hiệu trong việc xử lý kỷ luật được quy định là 5 năm đối với vi phạm đến mức bị khiển trách, 10 năm đối với những vi phạm đến mức phải cảnh cáo.

UB Kiểm tra TƯ cũng đề xuất các vi phạm quy định về bầu cử được quy định để xử lý kỷ luật đối với tổ chức đảng giới thiệu cán bộ sai, vi phạm công tác bầu cử trong thời gian vừa qua.

Vi phạm về thanh tra, kiểm tra, giám sát, kiểm toán cũng được quy định để ngăn chặn và xử lý hành vi như chỉ đạo che giấu hồ sơ, tài liệu, không cung cấp cho các đoàn kiểm tra khi có yêu cầu…

Để Trịnh Xuân Thanh thăng tiến: Tổ chức đảng phải bị kỷ luật?

PGS.TS Vũ Văn Phúc, nguyên Tổng biên tập tạp chí Cộng sản cho rằng dù tổ chức bị kỷ luật nhưng có những cán bộ, đảng viên trong tổ chức đó không sai phạm mà thậm chí còn có công đấu tranh để đưa ra được những sai phạm của tổ chức.

{keywords}

PGS.TS Vũ Văn Phúc, nguyên Tổng biên tập tạp chí Cộng sản

Vì vậy, đối với những trường hợp này cần đánh giá rất tốt, vẫn được thực hiện quy hoạch, luân chuyển, bổ nhiệm vì qua quá trình cọ xát đó cũng là bước để cán bộ bộc lộ khả năng.

Cạnh đó, ông Phúc đề nghị, tổ chức đảng đánh giá, giới thiệu cán bộ của mình không đúng cũng phải bị xem xét kỷ luật.

Dẫn lại vụ Trịnh Xuân Thanh được giới thiệu, ứng cử ĐBQH, được bầu với tỷ lệ cao, ông Phúc cho rằng, tổ chức đảng cần chịu trách nhiệm, bị kỷ luật. Hay vụ việc của bà Phan Thị Mỹ Thanh ở Đồng Nai cũng vậy.

“Cán bộ là gốc của mọi vấn đề. TƯ 7 vừa rồi cũng đánh giá cao vai trò của cán bộ nhưng dự thảo quy định những người tham mưu, giới thiệu cán bộ chỉ bị khiển trách thì hơi nhẹ, không đúng với tầm quan trọng của vấn đề”, ông Phúc nhấn mạnh.

Ông dẫn chứng như việc giới thiệu ông Đinh La Thăng vào TƯ, Bộ Chính trị mà lại nói chỉ khiển trách tổ chức Đảng thì nhẹ quá.

“Phải kỷ luật ở mức cao hơn thì bí thư cấp uỷ ở đó mới có trách nhiệm. Đầu nhiệm kỳ đến giờ có mấy người như: Trịnh Xuân Thanh, Võ Kim Cự, giờ tới ông Đinh La Thăng, bà Phan Thị Mỹ Thanh… phải đưa ra khỏi QH. Vậy thì phải xem xét thế nào chứ, hay cứ hiệp thương ào ào”, ông Phúc dẫn chứng và cho rằng mới nửa đầu nhiệm kỳ đã 5-6 ĐB bị bãi miễn, thôi nhiệm vụ thì không được.

Có khắc phục tư duy nhiệm kỳ, hạ cánh an toàn?

Ông Nguyễn Ngọc Biên, ủy viên UB Kiểm tra Đảng uỷ Công an TƯ băn khoăn: “Thời hiệu 5 năm, 10 năm thì liệu có khắc phục được tư duy nhiệm kỳ, hạ cánh an toàn không? Thường những vi phạm ở nhiệm kỳ cũ. Nếu để thế này, tư duy nhiệm kỳ và hạ cánh an toàn là vẫn còn trong tư tưởng của cán bộ”, ông Biên nói.

{keywords}
Ông Nguyễn Ngọc Biên, ủy viên UB Kiểm tra Đảng uỷ Công an TƯ

Ông dẫn chứng có những việc cách đây 20 năm liên quan đến cán bộ khi đó thanh minh không có vấn đề gì. Nhưng sau này, nếu có vấn đề gì cần xem xét đến trách nhiệm của đảng viên cách đây 20 năm thì quá khó.

“Chính vì vậy, chúng tôi chỉ xem xét những người có tố cáo”, ông Biên nêu vướng mắc.

Kết luận hội thảo, Phó chủ nhiệm UB Kiểm tra TƯ Tô Quang Thu cho biết, thời gian qua vi phạm của tổ chức đảng đến mức phải xử lý kỷ luật không nhiều. Trong nhiệm kỳ này, chúng ta đã xử lý 2 ban thường vụ tỉnh uỷ và thành uỷ là Đà Nẵng và Vĩnh Phúc với hình thức cảnh cáo.

Nói về việc xử lý kỷ luật có tính quá khứ và hiện tại nối tiếp nhau, ông Thu cho biết, còn nhiều ý kiến băn khoăn: “Tổ chức đảng ấy đã qua thời gian lâu rồi còn đâu nữa mà xử. Nhiều người chất vấn quy định 102, đảng viên đã nghỉ cách đây hàng chục năm, còn chức đâu mà cách?”

{keywords}
Phó chủ nhiệm UB Kiểm tra TƯ Tô Quang Thu

Tuy nhiên, theo phân tích của ông Thu, đối với Đảng, yếu tố về mặt biểu trưng, tính gương mẫu và biểu tượng, uy tín rất quan trọng và điều này không phụ thuộc vào hiện tại hay quá khứ.

“Cho nên Ban thường vụ khoá cũ bị xử lý nhưng uy tín và hình tượng cũng còn đó. Tại sao chúng ta xử được những đảng viên cách đây 10 năm, cách cái chức của 10 năm trước nhưng rất có tác dụng trong giáo dục, nhắc nhở, răn đe, trừng phạt. Việc xử lý, cách chức cách đây 10 năm, công khai trên phương tiện thông tin đại chúng khiến cho đảng viên cũng rất ngại và ngán lắm!”, ông nhấn mạnh.

Theo ông, việc kỷ luật đảng viên, tổ chức đảng đã hết nhiệm kỳ không hề đơn giản chút nào. Tuy nhiên, việc này có tác dụng rất lớn trong củng cố, giữ uy tín, có tính răn đe, giáo dục, trừng phạt rất cao.

Còn việc khi xử lý tập thể thì các cá nhân trong tập thể như thế nào, ông Thu cho rằng, theo quy định, Thường trực Tỉnh uỷ không phải là 1 tổ chức để xử lý kỷ luật. Trong trường hợp này có thể cá thể hoá ra để xử lý như: xử lý bí thư, phó bí thư, chủ tịch…

Xã hội đang sao nhỉ, con người tại sao lại vậy?

Xã hội đang sao nhỉ, con người tại sao lại vậy?

Con người ta không phải là “thánh”, không thể không nhiễm bụi trần, nhưng bụi trần nhiễm đến mức này thì quả là đáng lo ngại.

‘Ông Đinh La Thăng đứng trước UB Kiểm tra TƯ nói giá mà…’

‘Ông Đinh La Thăng đứng trước UB Kiểm tra TƯ nói giá mà…’

Ông Đinh La Thăng khi đứng trước UB Kiểm tra TƯ cũng nói: Giá mà các đồng chí kiểm tra phát hiện sớm thì hậu quả không nặng nề.

 

Đánh bạc xuyên quốc gia: Sau ông Hóa, ông Vĩnh sẽ là ai?

Đánh bạc xuyên quốc gia: Sau ông Hóa, ông Vĩnh sẽ là ai?

Ai cũng có thể trở thành tội phạm nếu bản thân không chịu tu dưỡng. Đó là suy nghĩ của rất nhiều người sau khi ông Phan Văn Vĩnh bị khởi tố.

Cử tri bất bình việc cán bộ công an cấp cao tiếp tay tội phạm

Cử tri bất bình việc cán bộ công an cấp cao tiếp tay tội phạm

Cử tri bất bình trước hành vi của một số cán bộ công an, kể cả cán bộ cấp cao đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn tiếp tay cho tội phạm.

'Nhiều lãnh đạo tỉnh có doanh nghiệp sân sau ngay trong nhà mình'

'Nhiều lãnh đạo tỉnh có doanh nghiệp sân sau ngay trong nhà mình'

Nhiều lãnh đạo tỉnh có DN sân sau đặt trụ sở ngay tại nhà mình, không nghĩ phát triển cho tỉnh mà chỉ nghĩ đi xin Trung ương, Bộ trưởng KH-ĐT nói.

Kẽ hở công tác cán bộ, Đà Nẵng không còn như xưa

Kẽ hở công tác cán bộ, Đà Nẵng không còn như xưa

Từ sai phạm của Bí thư Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh cho thấy công tác cán bộ còn có những kẽ hở để lọt vào TƯ người không đủ tiêu chuẩn.

Thu Hằng