Vụ án liên quan đến ông Đinh La Thăng bị đưa ra xét xử do những vi phạm nghiêm trọng trong quản lý kinh tế trong giai đoạn ông làm lãnh đạo PVN thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận. Việc một nguyên lãnh đạo cấp cao phải đối diện với bản án nghiêm khắc được coi là “điểm nhấn” quan trọng, thể hiện rằng có vi phạm thì phải xử lý, không có vùng cấm. Song vụ án cũng cho thấy bài học về công tác kiểm tra, giám sát.
Ông Vũ Quốc Hùng – nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Kiểm tra Trung ương trả lời phỏng vấn về vấn đề này.
Lãnh đạo mà không kiểm tra coi như không lãnh đạo
Thưa ông, phiên tòa xét xử bị cáo Đinh La Thăng và đồng phạm diễn ra tại Hà Nội thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận. Là một cán bộ công tác lâu năm trong ngành kiểm tra Đảng, cảm giác của ông thế nào?
Ông Vũ Quốc Hùng: Về mặt cảm xúc, tôi thấy rất xót xa với những việc đã xảy ra. Không chỉ ông Đinh La Thăng, ông Phùng Đình Thực mà còn nhiều cựu cán bộ mà trước đó họ là những người đi đầu trên mặt trận khai thác dầu khí của đất nước, nhưng bây giờ phải đứng trước tòa, trước sự phán xét của toàn xã hội. Đó là một việc đau lòng.
“ “Quân pháp bất vị thân”, phải dẹp lại tất cả những tình cảm riêng tư, đặt lợi ích của Đảng, Tổ quốc, dân tộc, nhân dân lên trên. Mong cơ quan chức năng xét xử một cách công minh, đúng người, đúng tội, không vì “yêu” mà nên tốt, không vì “ghét” mà nên xấu, phải rất khách quan, đúng pháp luật”” Ông Vũ Quốc Hùng |
Nhưng “quân pháp bất vị thân”, phải dẹp lại tất cả những tình cảm riêng tư, đặt lợi ích của Đảng, Tổ quốc, dân tộc, nhân dân lên trên. Mong cơ quan chức năng xét xử một cách công minh, đúng người, đúng tội, không vì “yêu” mà nên tốt, không vì “ghét” mà nên xấu, phải rất khách quan, đúng pháp luật, đủ các chứng cứ, chứng lý trong việc phán xét cuối cùng.
Hiện nay cũng có nhiều ý kiến trái chiều nhau, nếu thuộc về nhận thức thì cần có cuộc tranh luận để làm rõ, nhưng nếu là sự bao che, bảo thủ, ngụy biện thì cũng cần phải xem xét để loại trừ. Đừng vì cảm tình cá nhân mà làm cho lập luận của mình sai trái đi. Tôi hy vọng Hội đồng xét xử sẽ làm tròn trách nhiệm của mình.
Có ý kiến chia sẻ rằng nhiều cán bộ cấp cao, trong đó có cả ông Đinh La Thăng nói giá mà kiểm tra phát hiện sớm thì hậu quả không nặng nề. Phải chăng công tác phát hiện, kiểm tra, giám sát của chúng ta còn chậm, thưa ông?
Ông Vũ Quốc Hùng: Việc xử lý một đồng chí – một người nguyên là Ủy viên Bộ Chính trị mà lại liên quan đến vấn đề kinh tế, quản lý là việc lớn hiện nay, thể hiện quyết tâm của Đảng trong việc làm trong sạch bộ máy Nhà nước. Và những bước đã làm của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương là bước làm nội bộ rất cần thiết, tạo điểm tựa cho những việc làm tiếp theo.
Sự việc đã xảy ra chúng ta cần bình tĩnh, rút kinh nghiệm, nhưng vấn đề quan trọng đó là tổ chức cơ sở Đảng ở các đơn vị có vai trò gì không? Có thể nói rằng, tổ chức Đảng ở đây đã tê liệt. Ủy ban Kiểm tra của đảng bộ này không hoạt động, không kiểm tra khi thấy đảng viên có dấu hiệu vi phạm.
Lãnh đạo mà không kiểm tra coi như không lãnh đạo. Chỗ nào cũng có cơ quan chuyên trách, có Ủy ban kiểm tra của Đảng bộ đó, có những cán bộ chuyên trách, vậy những người đó làm gì? Chỉ là một hình thức cho đủ “mâm bát” mà không có vai trò gì sao?
Nếu tổ chức cơ sở Đảng làm đúng chức năng, nhiệm vụ theo điều lệ thì sẽ hạn chế và phòng ngừa rất nhiều đảng viên bị sai trái, bất kể đảng viên ở chức vụ nào. Vì theo điều lệ Đảng và theo nguyên tắc của Lenin thì mọi đảng viên phải sinh hoạt tại tổ chức cơ sở Đảng. Đảng viên phải tham gia sinh hoạt, phải báo cáo với tổ chức Đảng những việc làm, tư tưởng, đạo đức, lối sống của mình, đồng thời phải lắng nghe tổ chức. Dù đảng viên ở cấp cao thì cũng phải thường xuyên trình bày với chi bộ, đồng thời chi bộ cũng không vị nể.
Bộ máy, hệ thống chính trị của chúng ta rất hoàn chỉnh và trong tổ chức đoàn thể nào cũng có cơ quan kiểm tra, giám sát và nhiều cơ quan còn có tờ báo của mình nữa nhưng tại sao việc phát hiện tiêu cực lại yếu? Vì nể nang, né tránh hay bị mua chuộc, đùn đẩy trách nhiệm cho nhau?
Thời kỳ còn làm việc ở Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, chúng tôi không công khai hóa các hoạt động và các quyết định của Uỷ ban Kiểm tra nên mọi người không biết, nhưng chúng tôi làm cũng rất kịp thời. Nghe một thông tin chúng tôi sẽ cử người xuống hỏi ngay hoặc là có công văn đến hỏi để giúp các đồng chí của mình thoát được những lầm lỗi. Bởi 1 người khi mắc sai phạm có rất nhiều điều tác động, có thể tác động bởi lòng ham muốn, nhưng cũng có thể là tác động bởi bên ngoài, bạn bè, gia đình nên có người lúc đầu rất tốt nhưng cuối cùng lại mắc phải những sai phạm rất đáng tiếc.
Bài học lắng nghe dân
Theo ông, bài học cần rút ra ở đây là gì? Làm thế nào để khắc phục cho được những bất cập để công tác kiểm tra, giám sát kịp thời, chính xác?
Ông Vũ Quốc Hùng: Bài học ở đây chính là việc lơi lỏng công tác kiểm tra, giám sát mà việc này đã được nhắc từ lâu; Bài học trong công tác quản lý nhà nước, thanh tra, kiểm tra, giám sát, tự phê bình và phê bình trong Đảng, rèn luyện nhân cách và tu dưỡng đạo đức của cán bộ, đảng viên.
Trong văn kiện của Đảng cũng đã nói lãnh đạo mà không kiểm tra thì coi như không lãnh đạo. Đảng đã khẳng định vị trí, vai trò và sự cần thiết của công tác kiểm tra, giám sát nhưng cấp dưới tổ chức thực hiện lại không đến nơi đến chốn. Vụ việc ông Đinh La Thăng có thể nói là bài học đau đớn về việc lơi là công tác kiểm tra, giám sát từ cơ sở.
"Vụ việc ông Đinh La Thăng có thể nói là bài học đau đớn về việc lơi là công tác kiểm tra, giám sát từ cơ sở.” |
Các quy định như thực hiện điều lệ Đảng và gần đây nhất là quy định 102 về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm; Quy định 105 về việc phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử… Những quy định này minh chứng cho việc Đảng đã thấy không chỉ sửa bằng cách hô khẩu hiệu, hay xử một vài vụ việc mà sửa như thế nào thành những thiết chế, những quy định, làm thế nào phòng ngừa hơn là đi chống. Từ đây các cơ quan chức năng, những đồng chí có trách nhiệm cần phải nghiên cứu, tổng kết lại và bổ sung những quy định, soi vào tất cả hành vi để cơ quan chức năng vào cuộc và nhân dân giám sát.
Tôi cũng muốn nhấn mạnh là làm thế nào để phát huy sự giám sát của nhân dân. Ta nói rất nhiều, Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ nhưng thực tế những thiết chế, quy định và tổ chức thực hiện để nghe dân thì còn thiếu. Thực tế vừa qua cho thấy người dân biết hết, và họ đã gửi đơn thư đến nhiều nơi nhưng không được lắng nghe. Nếu kịp thời nghe thì nhiều vụ việc sẽ không có những hậu quả nặng nề.
Bây giờ phải rút ra bài học lắng nghe dân, dân ở đây là những đảng viên, quần chúng cấp dưới, công nhân viên và những người dân không phải ở trong cơ quan, tổ chức nhưng họ biết… Làm thế nào để nghe họ được thì sẽ khắc phục được rất nhiều sai phạm.
Các cơ quan báo chí hỗ trợ tích cực nhưng cần thận trọng, đảm bảo thông tin chính xác, không gây hoài nghi. Xử lý nghiêm minh, triệt để ung nhọt để tạo thêm sức mạnh và niềm tin cho nhân dân.
Ông có cho rằng nguyên nhân sâu xa của các vụ việc liên quan đến cán bộ vừa qua là do sự tha hóa và chưa có cơ chế kiểm soát quyền lực hiệu quả?
Ông Vũ Quốc Hùng: Để xảy ra việc nhiều cán bộ mắc sai phạm thời gian qua trong đó có nguyên nhân của việc sơ sẩy trong trong việc quản lý, giám sát quyền lực. Thực tế chúng ta đã có cơ chế rồi nhưng cơ chế đó chưa đủ. Bây giờ nếu mỗi cán bộ trong một tuần đọc lại điều lệ Đảng thì sẽ thấy rằng mình được làm đến đâu và cần làm những gì.
Hiện nay Đảng cũng đang đặt vấn đề cần có cơ chế để kiểm soát quyền lực, tôi rất tán thành việc đó, nhưng quan trọng hơn cả là thực hiện, chọn được những người có trách nhiệm, có dũng khí, có trí tuệ để thực hiện những quy định của Đảng trong việc giám sát quyền lực.
Quan trọng là tới đây chọn, bố trí những người thực sự có đức, có tài, liêm chính, tâm huyết, thật sự vì Đảng, vì dân vào các vị trí lãnh đạo chủ chốt. Những cán bộ nào trong quá trình phát triển mà có chuyện này khác thì có người kịp thời nhắc nhở, để không còn người nào phải nói điều chua xót: “nếu anh kịp vỗ vai tôi thì có lẽ tôi sẽ không đến nỗi này”.
Tôi suy nghĩ rất nhiều, tại sao có người lại trở nên tha hóa như vậy, họ tha hóa vào những thời điểm nào, tại sao họ tha hóa rồi mà xã hội không biết, hay xã hội biết mà không ai dám nói? Hệ thống bộ máy và điều kiện của chúng ta có thể quản lý được con người nhưng tại sao lại để đến mức cán bộ mắc sai phạm phải ra vành móng ngựa thì xã hội mới biết được?
Qua việc xét xử ông Đinh La Thăng và đồng phạm nhiều người cho rằng đây chính là bài học cảnh tỉnh cho những người đã trót nhúng chàm hoặc đang có ý định nhúng chàm. Ý kiến của ông thế nào?
Ông Vũ Quốc Hùng: Đây là bài học cảnh tỉnh cho tất cả mọi người khi bản thân lãnh trách nhiệm trước Đảng và nhân dân phải suy nghĩ để làm thế nào không vi phạm pháp luật. Song điều này không có nghĩa là làm thui chột tính năng động, chủ động, tính dám nghĩ, dám làm của cán bộ, nhưng tất cả đều phải trong khuôn khổ pháp luật và chịu sự giám sát, lắng nghe từ nhân dân.
Đây là bài học cảnh tỉnh rất lớn cho những ai bấy lâu nay đang say sưa với quyền lực ảo mà mình ngộ nhận.
Đã có những câu nói của tiền bối: nhiệt tình cách mạng cộng với ngu dốt là phá hoại. Nhưng bây giờ cán bộ vì tham lam mà làm những việc này, việc khác gây nên hậu quả lớn thì thật đáng trách. Các phương tiện thông tin đại chúng nên phát huy việc phân tích, để làm thế nào định hướng cho xã hội một nhận thức đúng, đừng làm những chuyện mập mờ, nhìn nhận sai trái.
Vẫn còn tình trạng “trên nóng, dưới lạnh”
Ông đánh giá thế nào về sự vào cuộc của Ủy ban Kiểm tra Trung ương thời gian gần đây?
Ông Vũ Quốc Hùng: Dưới sự chỉ đạo của Bộ Chính trị, của đồng chí Tổng bí thư, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương đang thực hiện tốt nhiệm vụ, chức năng của mình theo điều lệ Đảng quy định, nhưng tất cả mới chỉ là bước đầu.
Uỷ ban Kiểm tra Trung ương đã ra quân, đã có những việc làm thiết thực giúp làm trong sạch Đảng và hệ thống Uỷ ban Kiểm tra các cấp cũng phải tiếp tục thể hiện tinh thần đó. Còn nhiều việc trong phạm vi, trong tầm tay của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương nên cũng phải cố gắng từng bước một. Những kết quả, những thành tựu đã đạt được tôi nghĩ mới là bước đầu nhưng đáng ghi nhận, đáng trân trọng.
Nhiều vụ việc có dấu hiệu tiêu cực được dư luận phản ánh nhưng sau đó địa phương, thậm chí là bộ ngành vào kiểm tra thì vẫn khẳng định đúng quy trình và chỉ khi Uỷ ban Kiểm tra Trung ương vào cuộc thì sai phạm mới được đưa ra ánh sáng. Rõ ràng còn tình trạng “trên nóng, dưới lạnh”, thưa ông?
Ông Vũ Quốc Hùng: Tôi rất đồng tình với nhận định “trên nóng, dưới lạnh”. Thực ra, đảng viên, nhân dân quần chúng đều biết hết nhưng những người có chức năng nhiệm vụ nói riêng, Uỷ ban Kiểm tra các cấp ở chỗ này, chỗ khác hoặc không đủ dũng khí do nể nang, né tránh, sợ liên lụy, sợ bị ảnh hưởng hoặc tay đã nhúng chàm nên không dám đấu tranh với cái xấu, cái tiêu cực.
Ở đây tôi muốn nhấn mạnh đến vai trò của các cấp ủy và người đứng đầu cấp ủy mà cụ thể là các đồng chí Bí thư. Theo điều lệ Đảng, các đồng chí đó có vai trò rất quan trọng, nhưng nếu các đồng chí không trong sạch, không trong sáng và không kiên quyết thì cũng gây những khó khăn cho cơ quan chức năng.
Tôi thấy Uỷ ban Kiểm tra Trung ương đã có những cố gắng rất tốt trong nhiệm kỳ này, còn các Uỷ ban Kiểm tra các cấp cũng cần phải tự xem lại mình.
Vụ án ông Đinh La Thăng: Pháp luật không có ngoại lệ
Phiên toà xét xử ông Đinh La Thăng và đồng phạm là phiên toà có nhiều cái nhất từ trước đến nay ở nước ta kể từ thời lập quốc.
Ông Đinh La Thăng có 'cửa' nào được tại ngoại?
Về vấn đề hoàn cảnh khó khăn, có thể tòa án xem xét coi là tình tiết giảm nhẹ chứ không thể coi là điều kiện để được tại ngoại.
Hôm nay tuyên án ông Đinh La Thăng và đồng phạm
Sau khi nghỉ nghị án, sáng nay, HĐXX tuyên án bị cáo Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh cùng 20 đồng phạm.
Ông Đinh La Thăng xin được tại ngoại
Tự bào chữa bổ sung buổi chiều nay, ông Đinh La Thăng xin HĐXX thay đổi biện pháp ngăn chặn cho mình và một số bị cáo.
Ông Đinh La Thăng: Mong được ăn cái Tết cuối cùng với gia đình
Bị cáo không bao giờ nghĩ phải đứng trước phiên tòa nói lời sau cùng. Đây là sự bất hạnh, ông Đinh La Thăng nói trước khi HĐXX nghỉ nghị án.
Nước mắt rơi ngày cuối tuần xử ông Đinh La Thăng và đồng phạm
Được tự bào chữa, nhiều bị cáo trong vụ Đinh La Thăng đã không thể cầm được nước mắt.
Ông Đinh La Thăng nói lời cay đắng, Trịnh Xuân Thanh bật khóc tại tòa
Ngồi phía sau nghe bị cáo Đinh La Thăng nói lời cay đắng, Trịnh Xuân Thanh không cầm được nước mắt.
Theo VOV