- 2 bia chủ quyền trên đảo Song Tử Tây và đảo Nam Yết là một trong những dấu tích cổ xưa trên quần đảo Trường Sa được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia.

XEM CLIP:

Bia chủ quyền đảo Song Tử Tây thuộc xã Song Tử Tây, huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa. Bia chủ quyền đảo Nam Yết thuộc xã Sinh Tồn, huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa, được xây bằng gạch, vôi vữa nhìn chung có hình dáng và kích thước giống nhau. 

Các chữ trên thân bia được khắc lõm chìm vào trong, với nội dung: “Quần đảo Trường Sa trực thuộc tỉnh Phước Tuy. 

Trải qua thời gian cùng những biến động của lịch sử, đến nay chỉ có đảo Song Tử Tây và đảo Nam Yết còn tồn tại bia chủ quyền và đó cũng là 2 bia cũ nhất còn được bảo tồn ở quần đảo Trường Sa hiện nay.

Ghi nhận những giá trị lịch sử tiêu biểu của di tích và góp phần khẳng định chủ quyền ở quần đảo Trường Sa, ngày 13/6/2014 Bộ VH-TT&DL đã ra quyết định xếp hạng di tích Bia chủ quyền quần đảo Trường Sa tại đảo Song Tử Tây và đảo Nam Yết là di tích lịch sử quốc gia.

{keywords}
Bia chủ quyền trên đảo Song Tử Tây nằm trong khuôn viên của trạm khí tượng Song Tử Tây
{keywords}
Đảo Song Tử Tây thuộc xã Song Tử Tây, huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hoà, có vĩ độ 110 25’55’’ bắc và kinh độ 114018'00’’ đông
{keywords}
Bia được chia thành 2 phần rõ ràng, xây bằng gạch, vôi, vữa có chiều cao 3,36m, gồm phần thân và phần chóp
{keywords}
Các chữ trên thân bia được khắc lõm chìm vào trong, dù trải qua hơn 60 năm nhưng những dấu tích vẫn còn nhìn rõ
{keywords}
Ẩn hiện trong không gian rợp một màu xanh của những cây phong ba, bàng vuông cổ thụ, bia chủ quyền trên đảo Song Tử Tây là một trong những vị trí trọng yếu, được coi là linh hồn của đảo 
{keywords}
Năm 2011, khu trùng tu bia, khuôn viên di tích đã được xây hệ thống hàng rào bằng gạch, vôi vữa cao 80cm bao quanh bia với diện tích 16m2 
{keywords}
Bia chủ quyền ở đảo Nam Yết nằm trong khuôn viên chùa Nam Huyên
{keywords}
Đảo Nam Yết thuộc xã Sinh Tồn, huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hoà, có vĩ độ 100 10’45’’ bắc và kinh độ 114022’00’’ đông
{keywords}
Bia chủ quyền ở đảo Nam Yết,với diện tích xấp xỉ 16m2, hiện đã bị mất phần chóp, chỉ còn phần thân cao 1,32m
{keywords}
Bia chủ quyền cổ xưa nhất ở Trường Sa

 

{keywords}
So với nhiều công trình khác trên đảo, kiến trúc, vị trí của di tích không nổi bật, song từ những vết rạn chân chim, mỗi nét chữ khắc sâu trên bia đều khiến mỗi người khi tới đây trào dâng một niềm tự hào khôn tả
{keywords}
Bia chủ quyền cổ xưa nhất ở Trường Sa
{keywords}
 Do bia ở đảo Song Tử Tây bị sụt lún, nên ngay sau đó UBND tỉnh đã chỉ đạo UBND huyện Trường Sa trùng tu, tôn tạo cả hai bia chủ quyền

 

Đội quân đặc nhiệm đêm tỉnh hơn ngày ở Trường Sa

Đội quân đặc nhiệm đêm tỉnh hơn ngày ở Trường Sa

Đêm hay ngày, nắng mưa hay bão tố, những chú chó được mệnh danh là đội quân đặc nhiệm vẫn theo sát bước chân các chiến sĩ đi tuần ở Trường Sa.

Vị Tết đặc biệt chỉ có trên tàu cảnh sát biển

Vị Tết đặc biệt chỉ có trên tàu cảnh sát biển

Trong khoang hàng trên con tàu cảnh sát biển CSB 8001 rong ruổi đi tuần tra vùng biển phía Nam của Tổ quốc một ngày cuối năm đầy ắp những đồ đặc biệt.

Giữa biển trời Tổ quốc, nhớ lính hải quân hóa thân vào sóng

Giữa biển trời Tổ quốc, nhớ lính hải quân hóa thân vào sóng

Những vòng hoa được kết từ đất liền mang theo trên tàu CSB 8001 được chuẩn bị dây để thả trôi. Đó là những vòng hoa đặc biệt nhất kết theo hình cờ Tổ quốc.

Phản ứng của Việt Nam về thông tin TQ bố trí tên lửa ở Trường Sa

Phản ứng của Việt Nam về thông tin TQ bố trí tên lửa ở Trường Sa

Người phát ngôn nói về thông tin TQ bố trí tên lửa tại các cấu trúc mà nước này đã xây dựng trái phép thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Mộc bản triều Nguyễn khẳng định chủ quyền với Trường Sa, Hoàng Sa

Mộc bản triều Nguyễn khẳng định chủ quyền với Trường Sa, Hoàng Sa

Triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý” được Bộ TT&TT phối hợp với UBND tỉnh Lâm Đồng tổ chức khai mạc sáng nay tại TP Đà Lạt.

Bữa cơm tất niên bỏ dở của hải quân ở Trường Sa

Bữa cơm tất niên bỏ dở của hải quân ở Trường Sa

Những chiến sĩ hải quân vùng 4 vẫn không quên bữa cơm tất niên bỏ dở khi gặp biến lạ ở khu vực đảo Sinh Tồn Đông một ngày Tết Giáp Ngọ.

Mật lệnh giải phóng Trường Sa của Đại tướng

Mật lệnh giải phóng Trường Sa của Đại tướng

Trong bức mật lệnh gửi Chính ủy Quân khu 5 Võ Chí Công và Tư lệnh Chu Huy Mân ngày 4/4/1975, Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhấn mạnh: "Đây là một nhiệm vụ rất quan trọng, nếu không hành động sớm sẽ bị nước khác đánh chiếm".

Trần Thường