- Thảo luận tải tổ về bộ luật Hàng hải sửa đổi chiều nay, "dư chấn" Vinashin, Vinalines vẫn là nỗi ám ảnh khiến các ĐBQH không an tâm cơ chế cho phép DN mua tàu cũ, rách về đóng mới...

Chính phủ từng có chủ trương cấp, cho vay khoản tiền lớn để DN hàng hải đóng tàu, nhưng không cho mua tàu đóng ở nước ngoài mà để công nghiệp đóng tàu trong nước phát triển. Nhưng câu chuyện tiền tập trung cho Vinashin gây ra hậu họa tham nhũng được Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp Đinh Xuân Thảo (Hà Nội) dẫn lại như một bài học không xa.

"Qua nhiều năm, Vinashin không đóng được cái tàu nào, bên vận tải hàng hải đề nghị cho mua nước ngoài, tiền chuyển sang Vinalines mua tàu hỏng, cũ rách về. Cuối cùng, từ chính sách này cả hai đều hỏng, công nghiệp trong nước cũng chết", ông Thảo nói.

{keywords}

Ông Phạm Xuân Thường: Nhập tàu nước ngoài về, lợi không thấy mà chỉ có hại

ĐB tỏ ra không an tâm khi cho rằng sửa luật vẫn chưa rõ có thể tránh vết xe đổ này không.

Ái ngại việc mua tàu cũ về tháo dỡ, chế tạo để thành cái mới, ĐB Lê Thị Công (Bà Rịa - Vũng Tàu) cho rằng việc này rất nguy hiểm, dễ cháy nổ và có nguy cơ nhập rác thải của thế giới về VN.

"Phải quy định rõ điều kiện của doanh nghiệp được nhập tàu cũ về phá dỡ; quy hoạch vùng phá dỡ tàu không được liên quan đến du lịch hoặc nuôi trồng thủy sản; phải làm sạch tàu trước khi nhập về, phải xử lý môi trường, nguồn nước và chất thải sau khi phá dỡ", bà Công nói.

Trưởng đoàn ĐBQH Thái Bình, ông Phạm Xuân Thường muốn cấm hẳn việc này. Ông phản ánh ở Thái Bình có cơ sở sữa chửa, đóng tàu của Vinashin. "Họ cạo sơn gỉ của tàu cũ bằng các loại hóa chất cực kỳ ô nhiễm. Tàu trong nước của ta cũ phải hoán cải thì phải làm thôi, nhưng cần cẩn thận môi trường, nên cấm nhập tàu nước ngoài về, lợi không thấy mà chỉ có hại" - ông phát biểu.

Ụ nổi không phải là tàu biển

Vinashin, Vinalines cũng là lý do ĐB Nguyễn Phi Thường (Hà Nội) đề nghị luật có thêm chương mới về ụ nổi kho chứa nổi và giàn di động, để bù lại khoảng trống pháp lý và ngăn chặn những vụ như đã xảy ra.

{keywords}

Bộ trưởng Đinh La Thăng: Ụ nổi không phải là tàu biển

Vấn đề này từng gây tranh cãi, khó phân định trong quá trình xét xử vụ án tham nhũng tại Vinalines. Chủ tịch Dương Chí Dũng và Tổng giám đốc Mai Văn Phúc của Vinalines đã phải nhận án tử hình vì tham ô trong vụ nhập về ụ nổi cũ nát 83M.

Chiếu theo quy định hiện hành về tuổi của tàu biển, các cá nhân từ lãnh đạo Vinalines tới cán bộ Cục đăng kiểm VN, hải quan đã bị xác định là làm trái khi đưa ụ nổi già nua này về nước, gây thiệt hại lớn. Tuy nhiên, các bị cáo cũng như các cơ quan liên quan trong quá trình xét xử vẫn khẳng định ụ nổi không phải là tàu biển, không thể áp dụng quy định về tàu biển.

Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng giải thích dự thảo luật loại trừ các đối tượng như ụ nổi, kho chứa nổi, giàn di động và các kết cấu nổi tương tự khác không phải là tàu biển.

C.Hoàng - H.Nhì - L.A.Dũng