Khi mà phẫu thuật, xạ trị, hóa trị là các giải pháp phổ biến để tiêu diệt tế bào ung thư nhưng lại khiến người bệnh Việt Nam chịu nhiều di chứng nặng nề, bác sĩ Hàn Quốc có thể giúp họ nâng cao chất lượng sống, kéo dài tuổi thọ bằng liệu pháp miễn dịch: loại bỏ vi khuẩn ung thư bằng... vi khuẩn nhân tạo.

Ung thư - căn bệnh hiểm, cũng là nỗi ám ảnh của nhiều gia đình Việt Nam, bởi giờ đây nó đã phổ biến đến mức bất cứ ai ở thành thị hay nông thôn, nếu không phải là bản thân mình, đều có ít nhất một người thân hoặc quen mắc ung thư.

Ung thư ngày trở nên đáng sợ bởi người bệnh không thoát "án tử"; đến giai đoạn cuối thường đau khủng khiếp, và dù điều trị sớm hay muộn, họ đều suy kiệt bởi các di chứng nặng nề của phẫu thuật, xạ trị hay hoá trị.

Trong hoàn cảnh thiết bị chẩn đoán và điều trị ung thư ở Việt Nam rất cũ, yếu và thiếu dẫn đến "hiệu ứng phụ", thậm chí không loại trừ trường hợp tiêu diệt nhầm cả tế bào lành, nhiều gia đình từ chối điều trị và quyết định chăm sóc người thân tại nhà cho đến phút cuối cùng.

Thực ra, có một liệu pháp mới, được thế giới coi là vũ khí đặc hiệu chống lại ung thư, tuy chưa có mặt tại các bệnh viện Việt Nam, nhưng người bệnh ung thư Việt Nam có thể chọn lựa.

Liệu pháp MIỄN DỊCH - dựa vào hệ thống miễn dịch của chính cơ thể người bệnh để tiêu diệt tế bào lạ (tế bào ung thư) đang được quan tâm nghiên cứu và thực hiện, nhờ thế mạnh "giảm tối đa di chứng điều trị". Tại Bệnh viện Đại học Quốc gia Chonnam Hàn Quốc, các bác sĩ đã ứng dụng công nghệ gen để tạo ra một loại vi khuẩn để "kháng khuẩn ung thư". Loại vi khuẩn thông minh này có thể “phát ra ánh sáng”, giúp quan sát và đánh dấu vi khuẩn ung thư bằng tín hiệu hình ảnh. Trên cơ sở đó, cô lập và loại bỏ chính xác tế bào ung thư.


Bệnh viện Chonnam, Hàn Quốc
Với các trang thiết bị hiện đại bậc nhất hiện nay (máy xạ trị Tomotherapy, hệ thống phẫu thuật Robot Da Vinci, máy chụp positron cắt lớp PET/CT, hệ thống xạ trị tuyến tính LINAC, hệ thống phẫu thuật Robodoc, Gamma Knife, máy chụp CT 64 lớp cắt...), cơ sở này sẽ giúp người bệnh Việt Nam sống lâu, sống chất lượng.

Bị ung thư không có nghĩa chấm hết cuộc sống. Đến bệnh viện điều trị ung thư không có nghĩa "vào cửa trước, ra cửa sau". Hãy trực tiếp trao đổi với các bác sĩ chuyên khoa ung thư để có lựa chọn đúng cho bạn và người thân của bạn tại Giao lưu trực tuyến "Trị ung thư cách mới, khỏi cần phẫu thuật, xạ trị hay hóa trị".

Thời gian: 9h ngày 07/01/2011

Địa điểm: Toà soạn báo VietNamNet, 141 Bà Triệu, Hà Nội

Khách mời:


Từ trái qua phải: TS.BS Hee Seung Bom, GS Taek Rim Yoon, BS. Woo Bin Jung

- Tiến sĩ, bác sĩ Hee Seung Bom

Bác sĩ Hee Seung Bom hiện là Giám đốc Trung tâm y học hạt nhân thuộc Bệnh viện Đại học Quốc Gia Chonnam Hàn Quốc. Với gần 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực y học hạt nhân và xạ trị liệu cho bệnh nhân ung thư.

Bác sĩ Hee cũng đã nhận được nhiều giải thưởng danh dự của các Hiệp hội như Giải thưởng của Hiệp hội y học hạt nhân Hàn Quốc năm 1994, 2002, 2007, 2009 và 2010. Ngoài ra, ông từng nắm giữ cương vị Chủ tịch Hiệp hội y học hạt nhân Hàn Quốc từ năm 2008 đến 2010; Chủ tịch Hiệp hội hợp tác về y học hạt nhân khu vực Châu Á từ tháng 12 năm 2010; Tổng Giám đốc/ CEO Bệnh viện Đại học Quốc Gia Chonnam Hàn Quốc từ năm 2008 đến tháng 3 năm 2010.

- Giáo sư Taek Rim Yoon

Giáo sư Taek Rim Yoon hiện là Giám đốc Trung tâm phẫu thuật chỉnh hình của Bệnh viện Đại học Quốc Gia Chonnam Hàn Quốc. Lĩnh vực quan tâm của ông là điều trị và nghiên cứu kỹ thuật tái tạo khớp háng ở người lớn. Giáo sư Yoon cũng quan tâm đến việc nghiên cứu và điều trị bệnh hoại tử xương đùi và phẫu thuật tái tạo khớp háng ít xâm lấn.

Giáo sư Taek Rim Yoon là người đã tự phát triển kỹ thuật riêng của ông về phẫu thuật thay khớp háng toàn phần ít xâm lấn với hai vết mổ nhỏ (vết mổ với kích thước 5 và 7cm) để tránh các biến chứng thường gặp trong kỹ thuật phẫu thuật truyền thống trước kia (với kích thước vết mổ dài 20cm).

Với phương pháp phẫu thuật mới này, Giáo sư Yoon đã nhận bằng sáng chế (patent) của Mỹ. Đây là bằng sáng chế đầu tiên của Mỹ dành cho bác sĩ nước ngoài và bài viết của ông đã được giới thiệu trong cuốn sách dành cho các bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình Mỹ.

- Bác sĩ Woo Bin Jung

Bác sĩ Woo Bin Jung là thành viên của Hiệp hội Phẫu thuật chỉnh hình Hàn Quốc, hiện đang công tác tại Khoa chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đại học Quốc Gia Chonnam, Hàn Quốc. Chuyên môn của bác sĩ là phẫu thuật chỉnh hình khớp gối và các bệnh lý khớp gối.


Trong khi nghe tư vấn về ứng xử với bệnh ung thư, bạn có thể đồng thời tìm hiểu thông tin về phẫu thuật khớp háng kỹ thuật mới và an toàn nhất thế giới.


NỘI DUNG BUỔI GIAO LƯU TRỰC TUYẾN


Các bác sĩ Hàn Quốc đến dự GLTT tại TS Báo VietNamNet. Ảnh: P.Hải.

Trị ung thư bằng miễn dịch: Khởi nguồn và ưu việt

Nguyễn Văn Trung 35 Nam SN 35 ngách 22/17 ngõ Toàn Thắng, Khâm Thiên, HN

Đây là một phương pháp mới thì hiệu quả đạt được có cao không, có điều trị thay thế được các phương pháp truyền thống mà hiện đang áp dụng tại Việt Nam, bệnh có bị tái phát lại không?

BS. Woo Bin Jung: Phương pháp điều trị mới (Liệu pháp miễn dịch) hiện đang áp dụng hiệu quả cho một số loại hình ung thư như Lymphoma, ung thư máu. Ngoài ra chúng tôi cũng đang phát triển để mở rộng phạm vi điều trị cho một số loại ung thư khác. Chi phí điều trị sẽ tùy thuộc vào giai đoạn bệnh, vị trí của khối u và thời gian điều trị.

Nguyen Huu Kien 59 Nam Phường Bình Hưng TP Phan Thiết, Bình Thuận

Xin cho hỏi: 1/Hướng dẫn và nói rõ:
-Trị Ung thư cách mới, khỏi cần phẫu thuật, xạ trị hay hóa trị.
-Các điều trị này cần những điều kiện gì? 2/Các loại ung thư nào thì điều trị được? -Điều trị hiệu quả nhất là ung thư gì? -Ung thư giai đoạn cuối có thể điều trị được không hoặc chặn được những cơn đau của ung thư giai đoạn cuối?
-Thời gian điều trị mỗi loại ung thư? -Tỷ lệ đã điều trị thành công các loại ung thư? hoặc kéo dài chất lượng sống được bao lâu?
- Địa điểm điều trị và chi phí? 3/Có thể điều trị UNG THƯ NGUYÊN BÀO NUÔI đã phẫu thuật hiện đã di căn không? Nếu được xin cho địa chỉ liên hệ? 3/Xin tư vấn hoặc có thể thẳng thắn bày tỏ quan điểm: -Phương pháp trị ung thư mới này so với cách điều trị thông thường lâu nay ở Việt nam dưới đây, phương pháp nào có thể hỗ trợ bổ sung cho nhau để hiệu quả hơn: *Phẫu thuật *Xạ trị *Hóa trị *Sóng cao Tần *Dao Gamma *... Hoặc phương pháp điều trị được giới thiệu là hiện đại của Bệnh viện Quảng Châu Trung Quốc: Dao lạnh...
Kính mong các BS giải đáp giúp.
TS.BS. Hee Seung Bom: Liệu pháp điều trị ung thư bằng miễn dịch có thể áp dụng để điều trị ung thư Lymphoma, Đa u tủy xương và các bệnh lý u máu. Chi phí điều trị trung bình khoảng 30.000 USD.


Chữa ung thư cách mới: Khi nào? Bao lâu?

Từ bìa trái qua phải: TS.BS  Hee-Seung-Bom, GS.Taek Rim Yoon, BS.Woo-Bin-Jung giao lưu trực tuyến với bạn đọc VietNamNet. Ảnh: P.Hải

levantrieu 39 Nam Hà Nội
Gia đình tôi có chị gái 49 tuổi, cách đây 1 tuần xét nghiệm ở bệnh viện Bạch Mai phát hiện ung thư phổi (có khối u ở phổi), tai có nổi hạch. Hiện gia đình tôi muốn tìm hiểu và xin lời khuyên của bác sĩ chuyên ngành để có biện pháp can thiệp hiệu quả cao nhất. Điều trị theo phương pháp mới của bệnh viện ở Hàn Quốc thì thời gian điều trị tối thiểu là bao lâu, chi phí khoảng bao nhiêu?

TS.BS Hee Seung Bom: Bệnh nhân có khả năng bị ung thư phổi đã di căn, do vậy cần kiểm tra chính xác xem ung thư đã lan sang các bộ phận khác hay chưa. Hiện tại bệnh nhân nên kiểm tra bằng Pet-ct để đánh giá chính xác giai đoạn bệnh và quyết định phương thức chữa trị. Nếu trong trường hợp ung thư phổi đã di căn thì khả năng phẫu thuật là rất khó. Có thể bệnh nhân sẽ cần đến phương pháp điều trị là tia xạ và có thể truyền hoá chất để kháng tế bào ung thư. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể cần được làm sinh thiết để xác định loại tế bào ung thư vì mỗi chủng loại tế bào ung thư sẽ phù hợp với một số loại hoá chất nhất định.

Trần Sơn Tùng 31 Nam Hà Nội
Mẹ tôi bị ung thư hạch (lymphoma non Hodgkin) giai đoạn 3 (phát hiện tháng 4/2009) đã hóa trị liệu phác đồ R-, 8 vòng, dùng hóa trị Mabthera trong điều trị (hóa trị cao nhất cho kháng thể đơn dòng CD20), sau đó hạch còn lại trong co thể 6 hạch ở vùng cổ trái, nách, giữa rốn phổi và tâm thất. Sau đó tháng 3/2010 hạch nhỏ phát hiện tại hốc mắt, tiếp tục dùng Fludara để điều trị hàm lượng 500mg cho một đợt hóa trị liệu. Sau 4 đợt hóa trị hồng cầu xuống, tiểu cầu cũng xuống, hiện nay không đủ để tiếp tục điều trị. Tuy nhiên cơ thể bình thường, không sốt, không ra mồ hôi, hàng tháng vẫn uống Fludara dạng viên. Khám kiểm tra 1 tháng 1 lần tại Viện K . 3 tháng kiểm tra tại Singapore 1 lần Nếu dùng cách mới của các bạn tôi muốn hỏi: - Đi Hàn Quốc chữa thì thì liên hệ với đơn vị nào - Giải pháp khoa học nào để chưa trị - Khả năng đáp ứng thể bệnh của mẹ tôi với cách điều trị mới này?
Ông Woo Bin Jung: Đối với bệnh Lymphoma non Hodgkin mẹ bạn có thể đến bệnh viện của chúng tôi để điều trị bằng phương pháp mới này. Bạn có thể liên hệ với văn phòng hỗ trợ thông tin Y tế (Oriente Star - Điện thoại 043.7153826). Sau khi đã xem hồ sơ, các bác sĩ của chúng tôi sẽ đưa ra những tư vấn hướng điều trị cho bệnh của mẹ bạn.

Đức Tâm 32 Nam Bắc Ninh
Xin hỏi Bs Hee Seung Bom, hiện nay, việc phát hiện ung thư sớm theo cách nào là hiệu quả nhất tại Việt Nam? Việc khám bệnh định kỳ như thế nào là hiệu quả nhất để phát hiện sớm các bệnh, trong đó có ung thư? Xin trân trọng cảm ơn!
Ông Hee Seung Bom: Nếu bệnh nhân trên 40 tuổi thì phải tiến hành kiểm tra chẩn đoán ung thư sớm. Trước hết, cần kiểm tra bằng nội soi dạ dày và siêu âm , xét nghiệm máu, làm chỉ định khối u cổ tử cung rồi sau đó nếu có dị thường thì nên tiến hành kiểm tra PET/CT. Tuy nhiên, nếu trong gia đình bệnh nhân có người tiền sử ung thư thì bệnh nhân kiểm tra PET/CT trước cũng được.


Bùi Minh Thái 54 Nam Hà Nội
Giữa tháng 11/2009 Tôi phát hiện bị ung thư tụy, đã phẫu thuật vào ngày 27/11/2009. Tôi đã cắt tụy, mật, tĩnh mạch của ở gan, 1/3 dạ dày và đã điều trị hóa chất đến giữa tháng 7/2010 thì dừng. Kiểm tra Pet/CT thì thấy không thấy còn ung thư, kiểm tra máu thì chỉ số CEA là 6.1 ( bình thường là 3.4). Xin hỏi phương pháp điều trị tiếp theo nên như thế nào: chế độ ăn, thuốc, phương pháp kiểm tra định kỳ nên kiểm tra những chỉ số nào? Xin chân thành cảm ơn.

TS.BS Hee Seung Bom: Tôi rất muốn biết tình trạng ung thư tuỵ của bệnh nhân hiện tại đã tái phát hay chưa? Trong trường hợp chỉ số CEA hơi cao thì bệnh nhân cần được kiểm tra và đánh giá lại. Ngoài ra bệnh nhân nên thử máu và kiểm tra chỉ số CA19-9. Nếu chỉ số này cao thì khả năng tái phát ung thư là rất lớn. Trong trường hợp đó, bệnh nhân nên dùng thuốc C-11 Acetate và kiểm tra lại bằng PET-CT hoặc MRI. Ngoài ra bệnh nhân cần kiểm tra định kỳ chỉ số CA19-9.


Giao lưu trực tuyến tại TS báo VietNamNet sáng 7/1/2011. Ảnh: P.Hải

Đặng Bá Giai 69 Nam nhà A4-5-20 Trương Định, Quận Hai Bà Trưng, HN
Bố tôi năm nay 69 tuổi, 1 năm trước bệnh viện chẩn đoán Ung thư cầu thận bên trái (khối u 2 cm, các bộ phận khác chưa thấy bị u), đã phẫu thuật cắt 1 quả thận cách đây vài tháng và không dùng liệu pháp gì sau phẫu thuật. Trước khi cắt thận chuẩn đoán suy thận độ 1, nay tăng lên độ 2. Mọi sinh hoạt, sức khỏe hiện nay tương đối tốt, xét nghiệm mới đây chưa phát hiện thêm các khối u khác. Vậy Xin các chuyên gia y học cho chúng tôi biết: - Liệu pháp điều trị tiếp theo để duy trì ổn định sức khỏe, ngăn chặn bệnh của bố tôi? - Loại thuốc cần thiết để tăng cường sức khỏe và ngăn ngừa bệnh Ung thư?

GS. Taek Kim Yoon: Hiện tại bố bạn đã được phẫu thuật, vì vậy trong thời gian tới ông cần được kiểm tra định kỳ một cách chặt chẽ để xác định xem ung thư đã tái phát hay chưa. Gia đình bạn nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ đã phẫu thuật cho bố của bạn để được tư vấn về việc kiểm tra định kỳ.


Lê Huy Trúc 53 Nam 181-Nguyễn Hùng Sơn, Rạch Giá, Kiên Giang
Mẹ tôi 77 tuổi bị ung thư lợi trên, bên phải đến nay được 13 tháng, đã xét nghiệm tại bệnh viên K, xin hỏi cách điều trị, Nơi điều trị và phí điều trị. Có thể kéo dài tuổi thọ trong bao lâu?

GS. Taek Rim Yoon: Việc đầu tiên chúng tôi cần phải biết là kích thước của khối u ung thư. Thông thường với loại hình ung thư này, bệnh nhân cần được phẫu thuật. Tuy nhiên, ở tuổi của mẹ bạn (đã 77 tuổi) và chúng tôi vẫn chưa biết kích thước của khối u có lớn hay không nên mẹ bạn cần được chụp X-quang, CT, MRI. Trên cơ sở kết quả phim chụp, chúng tôi có thể trao đổi với bác sĩ về phẫu thuật hàm của chúng tôi và các bác sĩ chuyên khoa ung thư để đưa ra hướng điều trị tốt nhất cho mẹ bạn.
 

Nguyễn Thanh Đoàn 31 Nam 32/32 Trường Phúc, Vĩnh Phước, Nha Trang, Khánh Hòa
Tôi bị đau khớp đầu gối cách đây khoảng 3 năm, Mỗi khi thời tiết thay đổi tôi hay bị đau và nhức, nhất là khi ngồi lâu và đứng dậy thì chân tôi như bị tê liệt vậy. Xin các Bác sĩ cho biết đó có phải là triệu chứng của bệnh đau khớp không ? Xin cảm ơn !

BS. Woo Bin Jung: Nếu bạn chỉ đau ở đầu gối thì cố khả năng bạn bị viêm xương. Nếu bệnh lý này ở giai đoạn sớm, người bệnh có thể được điều trị bằng biện pháp tiêm trực tiếp vào khớp gối. Ngoài ra, có thể có những biện pháp bảo tồn như phương pháp trị liệu bằng nhiệt, kéo giãn và các bài tập tăng cường cơ khớp gối. Những biện pháp này sẽ giúp giảm đau và làm giảm những triệu chứng khó chịu của khớp gối. Bạn có nói đến việc khi ngồi lâu và đứng dậy thì chân như bị tê liệt và mất cảm giác, thì cũng cần xem đến nguyên nhân, có thể ảnh hưởng từ các bệnh lý từ cột sống. Vì vậy bạn cần được kiểm tra bằng chụp X quang và MRI cho cột sống và khớp gối.

TS.BS Hee Seung Bom và GS Taek Rim Yoon trao đổi tại GLTT.

Ảnh: P.Hải

Nguyen Ngoc Linh 41 Nam 60/2A Vo Thi Sau,F8,Q3,Tp HCM
Mẹ tôi năm nay 67 tuổi, bị u ở hốc mắt cách đây 22 năm có chụp hình MRI , kích thước của u là 6x5x5cm. Theo lời bác sĩ chuyên khoa thần kinh ngoại thì đây là u lành. Tuy nhiên u đã ă sâu vào trong não, tuyến yên nên mổ thì có nhiều rủi ro. Xin hỏi có cách nào không cần mổ, xạ trị để cục u teo dần và biến mất được không?

TS.BS Hee Seung Bom: Bệnh nhân có khối u lành tính ở hốc mắt nhưng đây là vị trí khó để phẫu thuật. Trong trường hợp này bệnh nhân có thể sử dụng những phương pháp xạ trị tiên tiến như gamma knife, cyber knife hay tomotherapy. Bạn có thể tìm hiểu xem tại các bệnh viện trong nước như Bệnh viện Bạch Mai hay 108 có gamma knife, cyber knife hay không?


Nguyễn Thị Nguyệt 51 Nữ Bình Dương
Năm 2009 chồng tôi bị ung thư dạ dày đã phẫu thuật cắt 3/4 tại bệnh viện quốc gia Singapor vào tháng 8/2009. Sau đó điều trị 8 liều hoá trị tại bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM. Đến nay sức khoẻ chồng tôi tạm ổn nhưng mới tái khám vẫn bị viêm sung huyết miệng nối nên ăn uống thường hay bị đầy hơi khó tiêu, thỉnh thoảng có cảm giác đau. Xin quý Giáo sư, Bác sĩ làm ơn cho biết hướng điều trị tiếp theo cho tình trạng bệnh của chồng tôi sao cho hiệu quả nhất ? Bệnh của chồng tôi có trị khỏi hẳn được không? Nên chữa trị tại đâu? Việc ăn uống phải kiêng cữ gì không? Tôi xin chân thành cảm ơn.

TS.BS Hee Seung Bom: Bệnh nhân có khả năng tái phát ung thư dạ dày tại nơi phẫu thuật. Bệnh nhân nên thông qua nội soi để kiểm tra tổ chức ung thư. Nếu chẩn đoán ung thư dạ dày tái phát thông qua kiểm tra PET/CT, CT ổ bụng hay MRI để kiểm tra chính xác xem ung thư đã di căn đến đâu. Sau khi chẩn đoán lại chính xác thì bác sĩ sẽ quyết định được phương pháp chữa trị tối ưu cho bệnh nhân.

TS.BS Hee Seung Bom trả lời bạn đọc VietNamNet. Ảnh: P.Hải

Nguyễn Văn Nam 39 Nam Sóc Trăng

Em bị K vòm đã điều trị hoá trị và xạ trị xong được 5 năm. Sau khi điều trị tới nay, sức khoẻ bình thường. Mới đây khoảng 10 ngày em đi tái khám thì BS nói là em bị xâm lấn tại chỗ, phải chụp MRI và xét nghiệm lại. Xin hỏi BS bệnh của em có phải tái phát lại không? Có nguy cơ di căn không? Và cần phải điều trị thế nào. Xin cám ơn BS
TS.BS Hee Seung Bom: Nếu như trên cổ xuất hiện nhiều hạch thì có thể nghĩ tới một số khả năng như ung thư, lympoma, hạch hay các chứng viêm nhiễm. Để chẩn đoán chính xác, bạn cần được kiểm tra tổ chức tế bào ung thư (sinh khiết)


Nguyễn Song Phượng  59 Nữ Tam Thuận Thanh Khê Đà Nẵng
Tôi bị K vú phải đã phẫu thuật, hoá trị, xạ trị cách đây 5 năm, hàng năm tôi khám kiểm soát đều đặn, chỉ số máu CA15-3 các năm trước chỉ xoay quanh 12. Vừa qua tôi khám thì tăng đến 19,50. Xin hỏi tại sao tăng? Có nguy hiểm không? Có cách nào để kéo chỉ số xuống, dùng phương pháp mới này có được không?
BS. Woo Bin Jung: Đối với việc theo dõi cho bệnh nhân ung thư sau phẫu thuật thì việc kiểm tra bằng xét nghiệm chỉ điểm khối u là rất quan trọng. Hiện tại, bạn mới kiểm tra một lần về chỉ số ung thu nên cần tiếp tục lặp lại xét nghiệm này để theo dõi sự thay đổi của chỉ số ung thư. Trong trường hợp chỉ số ung thư tăng cao và có nghi ngờ ung thư tái phát, bạn nên kiểm tra bằng các hình thức chẩn đoán hình ảnh như siêu âm, MRI hoặc PET-CT.
 


Nguyễn Văn Nam 39 Nam Sóc Trăng
Em bị K vòm đã điều trị hoá trị và xạ trị xong được 5 năm. Sau khi điều trị tới nay, sức khoẻ bình thường. Mới đây khoảng 10 ngày em đi tái khám thì BS nói là em bị xâm lấn tại chỗ, phải chụp MRI và xét nghiệm lại. Xin hỏi BS bệnh của em có phải tái phát lại không? Có nguy cơ di căn không? Và cần phải điều trị thế nào. Xin cám ơn BS
TS.BS Hee Seung Bom: Trong trường hợp có nghi ngờ ung thư tái phát thì điều quan trọng nhất là bệnh nhân cần kiểm tra và xác định tổ chức tế bào ung thư (sinh thiết). Nếu kết quả kiểm tra tế bào là ung thư tái phát thì bệnh nhân cần được kiểm tra xem ung thư di căn đến đâu thông qua một số hình thức chẩn đoán hình ảnh như PET- CT hoặc MRI, vv.

Le Minh 35 Nam Hà Nội
Tôi có người nhà tuổi cao (nay 82 tuổi), mắc bệnh ung thư dạ dày đã mổ từ năm 2000, đến nay sức khỏe vẫn ổn định. Xin hỏi, nếu không có biểu hiện gì có cần khám lại và sử dụng các liệu pháp mà các BS Hàn Quốc đang giới thiệu không? Chi phí hết bao nhiêu? Xin cám ơn!
TS.BS Hee Seung Bom: Vì hiện tại chưa có các triệu chứng nên có thể nói ung thư chưa tái phát, nhưng cũng có thể do bệnh nhân tuổi đã cao nên không có các triệu chứng tái phát này. Bệnh nhân nên đi kiểm tra nội soi định kì để chẩn đoán chính xác.

Duyên Thông 42 Nam Quận 9, Tp.HCM
Anh tôi bi ung thư gan, đã hóa trị được 7 lần, hiện đang ổn gần 1 năm. Vậy nên tiếp tục điều trị như thế nào. Cảm ơn  
TS.BS Hee Seung Bom: Bệnh nhân này đang điều trị ung thư gan rất tốt. Bệnh nhân nên tiến hành kiểm tra định kì xét nghiệm máu (xét nghiệm chỉ số AFP) và siêu âm.


GS.Teak Rim Yoon. Ảnh: P.Hải
Còn trường hợp cháu bạn, chúng tôi xin chúc mừng cháu đã được điều trị bạch cầu cấp tính rất tốt. Cháu sẽ không bị tái phát bệnh và có thể sống khoẻ mạnh. Tuy nhiên bạn nên cho cháu kiểm tra định kỳ theo chỉ định của bác sĩ điều trị.

Bùi Thị Huyền Trang 26 Nữ Phòng 102, số 9, ngõ 1096 đường Láng, Đống Đa, Hà Nội
Tôi có em gái năm nay 17 tuổi bị u nguyên bào tủy ác tính, em tôi đã trải qua phẫu thuật cắt bỏ một phần u ở bệnh viện Việt Đức và đã xạ trị ở bệnh viện Bạch Mai vào đầu năm 2010. Ở giữa chừng giai đoạn xạ trị bạch cầu của em tôi bị sụt giảm nghiêm trọng, sau đó phải kích bạch cầu lên thông qua đường truyền. Sau khi kết thúc đợt xạ trị, bác sỹ yêu cầu em tôi truyền hóa chất nhưng nhà tôi không đồng ý vì sợ cơ thể em không chịu nổi. Từ cuối tháng 4/2010 cho đến nay em tôi không trải qua bất cứ một hình thức điều trị nào nữa. Nhà tôi có sắc nấm linh chi vàng của Hàn Quốc cho em tôi uống ngày 3 lần. Khi đọc được thông tin về cách điều trị ung thư mới này tôi hy vọng có thể có cách để kéo dài thêm tuổi đời cho em tôi, bác sỹ trong nước bảo em tôi chỉ sống được thêm 2 năm nữa.
BS. Woo Bin Jung: Chúng tôi rất tiếc về trường hợp của em bạn bị u nguyên bào tuỷ ác tính. Việc điều trị bằng liệu pháp miễn dịch hiện đem lại hiệu quả cho những bệnh nhân bị ung thư lymphoma và ung thư máu nhưng việc áp dụng cho việc điều trị các khối u cứng thì chúng tôi vẫn trong giai đoạn nghiên cứu và phát triển.

Nguyễn Thị Dung  34 Nữ Hà Nội
Tôi năm nay 34 tuổi, tôi bị ung thư vòm hạch cổ hai bên từ tháng 4/2010. Đã xạ trị 40 mũi xạ ngoài và một đợt xạ trong (3 mũi), truyền hoá chất được một đợt. Hiện nay mũi ra nhiều chất dịch nhầy, tai bị ù,có lúc bị nặng nửa đầu sau. Cho tôi hỏi nếu bệnh tái phát thì biểu hiện thế nào. Xin Bác sĩ cho tôi lời khuyên về ăn uống, luyện tập, thuốc cần sử dụng,...
BS. Woo Bin Jung: Đối với các triệu chứng mà bạn nêu ra thì khả năng đây là những phản ứng về viêm nhiễm. Bạn cần kiểm tra bằng chẩn đoán hình ảnh như là CT, MRI hoặc PET CT. Ngoài ra để giữ cơ thể khoẻ mạnh bạn nên có chế độ dinh dưỡng hợp lý, hạn chế ăn muối, đồ cay nóng và có thể sử dụng các thực phẩm chức năng bổ sung vitamin. Nên chăm luyện tập thể dục như chạy bộ hoặc đi bộ nhanh.

Hồ Minh Nhựt 43 Nam Quận 8
Ba tôi gần 80 tuổi, bị ung thư xương do tiền liệt tuyến di căn sang 1 năm rưỡi nay. Ba tôi uống thuốc tây do BS kê toa cùng Thuần Linh Chi Nissan Nhật hàng nhập khẩu. Như vậy sau này ba tôi có bị đau đớn như những người đã từng bị ung thư xương? Cháu tôi 9 tuổi, bị ung thư máu phát hiện cách đâu 2 năm. Qua 2 năm điều trị đến nay cháu đã khỏe bình thường. Xin hỏi các bác sĩ sau này cháu có bị tái phát hay không?
TS.BS Hee Seung Bom: Bố của bạn bị ung thư tuyến tiền liệt đã di căn sang xương thì sau này sẽ có thể gây nhiều triệu chứng đau nhức xương. Tuy nhiên vẫn có những phương pháp chữa trị vì vậy bạn không nên quá lo lắng. Do tuổi của bố bạn đã cao nên trong quá trình điều trị, cần lưu ý đến khả năng xương bị giòn, gẫy.


Điều trị ở đâu? Chi phí thế nào? Liên hệ với ai?


Phạm Hữu Dũng 52 Nam 48/4b Nguyễn Văn Bứa , Hóc Môn TP HCM
1/ Cách trị bệnh ung thư theo cách mới bằng liệu pháp miễn dịch của các BS Hàn Quốc chữa được các loại bệnh ung thư nào? 2/ Người Việt Nam muốn được điều trị theo cách này tại Việt Nam thì điều trị tại đâu?
TS.BS Hee Seung Bom: Hiện tại Bệnh viện ĐH Quốc gia Chonnam ở Hàn Quốc đang sử dụng liệu pháp miễn dịch để điều trị cho một số loại bệnh ung thư như Lymphoma và Đa u tủy xương...Chi phí điều trị tùy thuộc vào tình trạng bệnh và các loại ung thư khác nhau.


Hồng Vân 34 Nữ Giải Phóng -Hoàng Mai- Hà Nội
Mẹ em bị ung thư buồng trứng phát hiện đã được 4 năm nhưng vì bị xơ gan, giảm tiểu cầu nên không phẫu thuật cũng như xạ trị hay truyền hoá chất được. Hiện giờ mẹ em đang điều tri tại Viện Huyết học và truyền máu trung ương. Vậy xin các bác sĩ cho em biết rằng liệu mẹ em có điều trị được theo phương pháp mà báo đang nói hay không? Nếu điều trị được thì phải sang Hàn Quốc điều trị hay ở Việt Nam cũng có (vì mẹ em hạn chế đi lại do bị giảm tiểu cầu)?
TS.BS Hee Seung Bom: Hiện tại ung thư buồng trứng chưa phải là loại hình ung thư được áp dụng liệu pháp điều trị miễn dịch. Hiện tại chúng tôi đang áp dụng liệu pháp này trên các bệnh nhân bị ung thư như Lympoma, đa u tuỷ xương hay bệnh bạch cầu.


Đau khớp, khi nào nên thay?


Nguyen Thi Hang 37 Nữ cong ty TNHH NN mot thanh vien moi truong do thi son la
Tôi năm nay 37 tuổi, bị đau đầu gối đã 2 năm, đau tăng khi vận động. Tôi đã đi khám và bác sĩ kết luận bị viêm khớp dạng thấp. Vậy tôi phải uống thuốc gì để khỏi bệnh? 

BS. Woo Bin Jung: Đối với viêm đa khớp dạng thấp việc xác định được giai đoạn bệnh là vô cùng quan trọng. Để đánh giá bệnh thì bệnh nhân cần được chụp X quang. Dựa trên kết quả phim X quang, bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị phù hợp.


BS. Woo Bin Jung. Ảnh: P.Hải.
Hiện nay có rất nhiều loại thuốc được sử dụng cho bệnh viêm đa khớp dạng thấp. Trong đó phổ biến nhất là các loại thuốc kháng viêm và các loại thuốc kháng TNF1-anpha (đây là liệu pháp trị liệu bằng miễn dịch) hiện đang được áp dụng tại Hàn Quốc. Nếu bệnh nhân bị bệnh nặng hơn, có thể bạn sẽ cần đến phẫu thuật khớp gối. Vì vậy chúng tôi khuyên bạn nên đi kiểm tra lại khớp gối để có hướng điều trị phù hợp.


Mai Lan 30 Nữ Hà Nội
Em năm nay đã 30 tuổi và sinh 2 em bé. Chân em từ nhỏ bị vòng kiềng, cong từ đầu gối xuống mắt cá chân. Em rất mất tự tin. Em muốn hỏi có cách phẫu thuật nào làm thẳng chân được không? Hậu quả để lại là gì?

GS.Teak Rim Yoon: Bạn cần chụp X-quang cho cả 2 chân. Có rất nhiều khả năng để làm thẳng chân vòng kiềng bằng loại hình phẫu thuật chỉnh hình xương. Bạn có thể gửi phim chụp X-quang và chúng tôi sẽ cho bạn câu trả lời chính xác hơn cho bạn dựa trên kết quả phim chụp.

Dương BH 18 Nam Huế
Xin chào bác sĩ, cháu xin đặt câu hỏi về bệnh gai cột sống. Mẹ cháu năm nay đã 50 tuổi và bị bệnh gai cột sống. Tuy đã chữa trị nhiều lần nhưng vẫn không dứt được bệnh. Cứ mỗi lần thời tiết thay đổi hoặc làm việc nặng là bệnh lại tái phát và nhiều lúc phải nằm một chỗ. Vậy bác sĩ có thể tư vấn cho gia đình cháu cách điều trị được không ạ? Cháu xin chân thành cảm ơn.
GS. Taek Kim Yoon: Bệnh nhân nên tiến hành kiểm tra X-quang và MRI để tìm ra chính xác nguyên nhân gây bệnh, sau đó mới quyết định phương pháp điều trị sẽ tốt hơn.

Dũng 43 Nam Tp.HCM

Tôi được biết về phương pháp phẫu thuật thay khớp háng bằng hai vết mổ của bác sĩ có nhiều ưu điểm hơn hẳn so với phương pháp thay bằng một vết mổ. Xin cho hỏi chi phí ước tính để thay 1 bên khớp háng là bao nhiêu? Bệnh viện nào có thể áp dụng phương pháp này? Tôi có thể liên hệ với ai để biết thêm thông tin về phương pháp này?
Ông Teak Rim Yoon: Chi phí cho một ca phẫu thuật thay khớp háng là khoảng 12.000 USD. Kĩ thuật này chỉ được áp dụng tại bệnh việ Hwasun, thuộc bệnh viện  đại họcquốc gia Chonnam, Hàn Quốc. Bạn có thể liên hệ với chúng tôi thông qua văn phòng hỗ trợ thông tin y tế Oriental Star theo số điện thoại 0437153826.

Nguyễn Phương Hoa 41 Vũng Tàu
Con trai tôi năm nay 18 tuổi và được chẩn đoán bị thoái hóa chỏm xương đùi. Một số bác sĩ chỉ định thay khớp háng nhưng gia đình tôi rất lo vì vùng xương của cháu còn có thể phát triển thêm và điều này có thể khiến hai chân cháu bị lệch. Tôi muốn biết chỉ định thay khớp háng nhân tạo này có đúng và phù hợp với con trai tôi không? Gia đình tôi có nên chờ một vài năm nữa khi xương của cháu đã phát triển hết rồi mới tiến hành phẫu thuật thay khớp háng? Rất mong nhận được tư vấn của bác sĩ!
Ông Teak Rim Yoon: Thông thường, xương của cháu có thể phát triển ở vùng khớp háng hoặc phần xương đùi. Đối với một số trường hợp, vùng xương khớp háng sẽ không tiếp tục phát triển sau 18 - 19 tuổi. Để biết con bạn có phù hợp thay khớp háng không, chúng tôi cần xem phim chụp X-Quang của cháu. Nếu phần khớp háng đã phát triển hết thì có thể thay luôn. Bạn có thể gửi phim chụp cho chúng tôi thông qua văn phòng đại diện của chúng tôi - Oriental Star.

Do thời gian giao lưu có hạn, lượng câu hỏi của bạn đọc gửi đến quá lớn, nên nhiều câu hỏi chưa được các khách mời giải đáp. VietNamNet đã chuyển các câu hỏi còn lại của bạn đọc đến các chuyên gia. Xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm theo dõi của bạn đọc trong và ngoài nước.

Trong thời gian công tác tại Việt Nam, các bác sĩ Hàn Quốc có tham gia tư vấn cho những bệnh nhân mắc bệnh lý ung thư và các bệnh lý liên quan đến khớp gối, khớp háng như viêm khớp, thoái hóa khớp, hoại tử chỏm xương đùi, tổn thương dây chằng khớp gối…

Bệnh nhân muốn đăng ký tư vấn với các bác sĩ vui lòng liên hệ theo số điện thoại: 04.37153826/ 0984806869 hoặc qua website: www.orientalstar.vn

• VietNamNet