- Một số người quê Hà Tĩnh, Nghệ An sang TQ đi xuất khẩu lao động “chui” và tử nạn trên biển. Nhiều tháng trời đón đợi tin, gia đình các nạn nhân đau đớn ngày nhận hài cốt....

Tàu chạy là gia đình mất liên lạc

Sau nhiều tháng tìm kiếm tung tích con trai Đào Sỹ Hùng (SN 1989, trú thôn 8, xã Kỳ Giang, Kỳ Anh, Hà Tĩnh) trong vô vọng, chiều 6/7, gia đình ông Đào Hữu Thiên (SN1969, bố anh Hùng) đau đớn đón hài cốt anh về chôn cất.

Gạt nước mắt, ông Thiên kể: Anh Hùng là con cả trong gia đình có 3 anh em. Năm 2009, anh Hùng đi xuất khẩu lao động sang TQ. Sau 3 năm, do công việc làm ăn gặp khó khăn nên anh đã “nhảy” ra ngoài làm không có giấy tờ hợp lệ và bị bắt, bị trục xuất về nước.

Ngày 26/2/2017, qua tay môi giới có tên M. "Đen" (quê Lục Ngạn, Bắc Giang), anh Hùng tiếp tục ra Hà Nội làm thủ tục xuất khẩu lao động “chui” sang TQ. Đến chiều 31/3, trên chuyến tàu vượt biên từ TQ sang Đài Loan làm việc, anh cùng 20 người Việt nữa gặp nạn và tử vong trên biển.

{keywords}

Vợ anh Hùng nằm liệt bên giường, bên cạnh là cậu con trai 6 tuổi.

“Chiều 31/3, nó gọi về cho vợ, phát video cả nhà thấy trên tàu đó có 21 người Việt. Trước lúc tàu chạy, nó còn chào tôi và dặn dò ở nhà giữ gìn sức khỏe. Sau đó, gia đình tôi mất liên lạc”- ông Thiên nghẹn ngào.

Cũng theo ông Thiên, ngay sau khi con trai mất liên lạc, ông đã tìm đến tỉnh Bắc Giang và gặp được M. "Đen" - người môi giới cho con trai ông nhưng người này trả lời không biết việc gì đã diễn ra.

Sau nhiều tháng tìm kiếm, đầu tháng 6/2017, người thân của anh Hùng chua xót nhận được thông tin trên mạng xã hội về việc phát hiện 13 thi thể trôi dạt vào bờ biển TQ.

Họ đã bắt xe ra Hà Nội, liên lạc với Bộ Ngoại giao Việt Nam để xét nghiệm ADN, nhận dạng thi thể người thân.

Tìm được thi thể chồng nhờ Facebook

Chị Lê Thị Tiệp (30 tuổi, vợ anh Hùng) chưa hết bàng hoàng khi nhận tin dữ. Mấy tháng chờ đợi tin, và đón hài cốt anh về quê là khoảng thời gian bòn rút tinh thần của chị.

Nén nỗi đau, chị bày tỏ sự biết ơn đến một người bạn ở Quảng Bình đã đưa thông tin lên Facebook, nhờ đó mà gia đình tìm được thi thể chồng.

{keywords}
Ông Thiên, bố anh Hùng ngậm ngùi kể 

“Hôm đó Facebook cá nhân Hoàng Huấn ở Quảng Bình có đưa thông tin tìm được 13 thi thể trôi dạt trên bờ biển TQ, nên gia đình tôi liên lạc với anh Huấn xin ảnh anh chụp tại đó, mới tìm được thi thể chồng tôi” - chị Tiệp ngậm ngùi.

Liên lạc với anh Hoàng Văn Huấn (SN 1984, trú Bố Trạch, Quảng Bình) và được anh kể lại: Ở thôn anh có 2 người đi xuất khẩu và gặp nạn trên chuyến tàu đó, trong đó có anh Hoàng Vũ Quang (SN 1986) và anh Hoàng Văn Long (30 tuổi), anh em họ với anh Huấn). Cả hai đều trú tại thôn 6, Hoàn Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình.

“Quang đi làm có giấy tờ nên khi tử nạn, có giấy báo tử của Bộ Ngoại giao gửi về. Nhờ đó, gia đình đã liên lạc với Tổng lãnh sự quán Việt Nam để xin làm xét nghiệm ADN. Sau khi xong thủ tục, tôi đã sang TQ đón hài cốt của em tôi về”- anh Huấn nói.

Cũng theo anh Huấn, lúc ở TQ, pháp y đã cung cấp cho anh hình ảnh của 2 thi thể chưa có người thân đến nhận. Anh đã chụp lại những hình ảnh này và đưa lên mạng xã hội. Sau đó, người thân của anh Hùng (Hà Tĩnh) đã liên lạc với anh để nắm thông tin.

{keywords}
Người thân tiễn biệt anh Hùng

Nhận tro cốt về

Ở gia đình một lao động xấu số khác là anh Lưu Xuân Hoàng (SN1990), ở xã Nam Lộc, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

Người nhà cho biết: Sau khi sự việc xảy ra, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã thông báo cho một số gia đình nạn nhân để làm thủ tục đưa thi thể có giấy tờ tùy thân về nước. Số còn lại hiện đang phải chờ để xác minh thông tin, xét nghiệm ADN và làm thủ tục nhận dạng.

Bà Trần Thị Trâm (47 tuổi, mẹ anh Hoàng) cho biết, chồng mình đã qua Quảng Châu, TQ, làm thủ tục xét nghiệm ADN nhận thi thể con trai. Chờ hoàn tất thủ tục thì sẽ tiến hành hỏa táng, đưa tro cốt về quê.

Theo bà Trâm chia sẻ, cũng như trường hợp anh Toàn. Bốn năm trước anh Hoàng đã từng một lần đi Đài làm ăn. Lần đấy gia đình cũng vay mượn nhiều, thế nhưng công việc không thuận lợi. Cuối năm 2016, Hoàng hết hạn lao động về quê.

{keywords}

Bà Trâm mẹ nạn nhân Lưu Xuân Hoàng.

{keywords}

Bàn thờ anh Lưu Xuân Hoàng.


Hồi cuối tháng 3 vừa qua, Hoàng nói ra Bắc chơi nhà bạn, rồi đi thẳng sang TQ, chỉ gọi điện thoại báo lại với gia đình. Đó cũng là lần cuối cùng gia đình liên lạc được với anh ấy.

Theo bà Trâm, việc anh đi tàu “chui” qua Đài Loan thì đến lúc xảy ra sự việc gia đình mới biết."Bốn ngày trước, gia đình nhận được thông báo kết quả đối chiếu ADN, xác định trùng hợp. Cơ quan chức năng yêu cầu trực tiếp qua bên đó để đối chiếu lại lần nữa, kết quả trùng khớp hoàn toàn", bà Trâm vừa khóc vừa kể.


Ngày 30/6, Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Quảng Châu đã gửi công điện đến Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao, Cục quản lý Xuất Nhập cảnh Bộ công an và Hải quan cửa khẩu sân bay Quốc tế Nội Bài về tiếp nhận hồ sơ xin xử lý hậu sự và xin cấp phép nhập cảnh tro cốt của nạn nhân Đào Sỹ Hùng.

Trong công điện này, xác định rõ anh Hùng tử nạn tại TP Chu Hải, tỉnh Quảng Đông, TQ do tai nạn trên biển.

Bộ Ngoại giao thông tin vụ người Việt thiệt mạng ở vùng biển TQ

Bộ Ngoại giao thông tin vụ người Việt thiệt mạng ở vùng biển TQ

Bộ Ngoại giao vừa cho biết thông tin về công dân Việt Nam thiệt mạng khi đang vượt biên từ Trung Quốc sang Đài Loan bằng thuyền đánh cá.

'Mượn' chữ ký và con dấu duyệt đưa lao động đi Đài Loan

'Mượn' chữ ký và con dấu duyệt đưa lao động đi Đài Loan

Vinagimex sử dụng con dấu, chữ ký của lãnh đạo Liên minh HTX Việt Nam để ký kết các văn bản đưa hàng ngàn lao động đi Đài Loan.

Đề xuất BHXH bắt buộc với lao động nước ngoài

Đề xuất BHXH bắt buộc với lao động nước ngoài

Ngày 23/5/2017 Bộ LĐ-TB&XH phối hợp với BHXH Việt Nam tổ chức Hội thảo khu vực miền Bắc lấy ý kiến về BHXH bắt buộc đối với NLĐ là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

Thêm 2 lao động Việt tử vong tại Angola

Thêm 2 lao động Việt tử vong tại Angola

Chỉ trong tháng 3, có ít nhất 4 lao động Việt Nam (quê Hà Tĩnh) tử vong tại nước này.

Lao động TQ ở Vũng Áng: Phó mặc Nhà nước VN?

Lao động TQ ở Vũng Áng: Phó mặc Nhà nước VN?

“Fomosa chỉ quan tâm các lợi ích trực tiếp của họ, còn những việc phục vụ cho cơ quan quản lý thì tìm cách né tránh, thậm chí phó mặc cho Nhà nước Việt Nam.".

Thiện Lương - Bá Cường