- Ý kiến gây “sốc” của GS Nguyễn Lân Dũng (Chủ tịch các ngành sinh học Việt Nam) tại buổi tọa đàm với các cơ quan truyền thông về quản lý mẫu vật loài hoang dã thuộc các phụ lục CITES vừa được tổ chức tại TPHCM.

Theo ông Đỗ Quang Tùng, Giám đốc CITES (Công ước về buôn bán các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp), tê giác thuộc nhóm động vật hoang dã đang có nguy cơ tuyệt chủng trên thế giới.

Gần đây Việt Nam trở thành nước vừa sử dụng, tiêu thụ và là nước trung chuyển tê giác lớn ở khu vực Đông Nam Á.

{keywords}

Sừng tê giác đang bị mua bán trái phép ở Việt Nam.

Đứng trước thông tin được người dân Việt Nam “rỉ tai nhau” là sừng tê giác không những quý hiếm mà còn có khả năng chữa được rất nhiều bệnh, ngay cả ung thư.

GS Nguyễn Lân Dũng khẳng định: “Nói thẳng ra, sừng tê giác không có tác dụng cương dương mà ngược lại là liệt dương nếu uống nhiều. Bên cạnh đó, sừng tê giác có thể bị nhiễm độc nên rất dễ gây ra nhiễm độc gan.

Tôi cũng xin khẳng định một lần nữa sừng tê giác không có khả năng chữa bệnh ung thư như người dân đồn đại”.

Còn theo Giám đốc CITES Việt Nam - Đỗ Quang Tùng, lý do để Việt Nam trở thành nước trung chuyển mẫu vật hoang dã lớn nhất thế giới là do pháp luật Việt Nam còn lỏng lẻo, nếu bị bắt thì chỉ bị phạt hành chính rồi được thả ra nên không có tính răn đe.

Bà Khương Minh Hằng, Phó vụ trưởng Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án hình sự về kinh tế và chức vụ - Vụ 1, VKSNDTC thông tin thêm: từ đầu năm 2013 đến nay, Vụ 1 đã thụ lý hồ sơ 5 vụ buôn bán động vật hoang dã trái phép liên quan đến sừng tê giác.

Tuy nhiên, việc xử lý chưa cụ thể, rõ ràng vì mức án tối đa cho tội phạm buôn bán sừng tê giác trái phép chỉ 7 năm tù giam, trong khi mức lợi nhuận thu được từ hành vi này không thấp hơn tội danh mua bán, tàng trữ ma túy.

Bất cập khác, sừng tê giác là mặt hàng cấm nên không có quy định về giá, trong khi đó việc định giá khi xử lý các vụ án này là một trong những căn cứ để định khung hình phạt.

Thạch Thảo