- Tại cuộc họp về an toàn giao thông đường sắt, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng cho biết: “2 tháng đầu năm tai nạn đường sắt giảm, nhưng đến tháng 3 tai nạn đường sắt lại tăng. Tai nạn có giảm nhưng chưa mang tính bền vững”.
Trước thực trạng tai nạn giao thông đường sắt thời gian qua, để tìm biện pháp khắc phục giảm thiểu tai nạn, Bộ GTVT đã tổ chức họp với Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam để bàn cách giảm thiểu tai nạn, đảm bảo an toàn chạy tàu.
Bộ trưởng Đinh La Thăng cho biết, tình hình tai nạn đường sắt từ đầu năm tới nay có giảm so với cùng kỳ năm 2011, nhưng số vụ, số người chết và bị thương vẫn còn nhiều. Dù tai nạn có lý do khách quan hay chủ quan thì vẫn có trách nhiệm ngành đường sắt và đó là trách nhiệm của ngành giao thông vận tải.
Trước thực trạng tai nạn giao thông đường sắt thời gian qua, để tìm biện pháp khắc phục giảm thiểu tai nạn, Bộ GTVT đã tổ chức họp với Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam để bàn cách giảm thiểu tai nạn, đảm bảo an toàn chạy tàu.
Bộ trưởng Đinh La Thăng cho biết, tình hình tai nạn đường sắt từ đầu năm tới nay có giảm so với cùng kỳ năm 2011, nhưng số vụ, số người chết và bị thương vẫn còn nhiều. Dù tai nạn có lý do khách quan hay chủ quan thì vẫn có trách nhiệm ngành đường sắt và đó là trách nhiệm của ngành giao thông vận tải.
Nhiều vụ tai nạn đường sắt nghiêm trọng vẫn xảy ra tại đường ngang dân sinh. |
Nhìn nhận thực tế về hộ lan đường sắt còn nhiều bất cập, người đứng đầu ngành giao thông cho biết, đáng lẽ phải rào đường ngang trái phép thì lại để lại, nhất là đoạn từ Phủ Lý về Nam Định cứ 100m lại có 1 đường ngang.
“Tốn hàng trăm tỷ để làm hộ lan đường sắt mà để như thế thì không hiệu quả và không có ý nghĩa gì”, Bộ trưởng Thăng nói.
“Tốn hàng trăm tỷ để làm hộ lan đường sắt mà để như thế thì không hiệu quả và không có ý nghĩa gì”, Bộ trưởng Thăng nói.
Để khắc phục hạn chế, giảm thiểu tai nạn, theo Bộ trưởng Thăng, hiện nay vẫn may rủi là nhiều. Trước mắt trong khi hạ tầng vẫn chưa thay đổi được ngay, ý thức của người dân cũng phải cần thời gian, cần tập trung cái gì dễ, tốn ít kinh phí thì ưu tiên làm trước.
Để đảm bảo an toàn giao thông đường sắt, trong thời gian tới, Bộ trưởng Đinh La Thăng chỉ đạo Lập dự án đảm bảo ATGT đường sắt giai đoạn 2012-2020, định hướng tới năm 2030, hoàn thành trong quý II/2012 để trình Chính phủ.
Để đảm bảo an toàn giao thông đường sắt, trong thời gian tới, Bộ trưởng Đinh La Thăng chỉ đạo Lập dự án đảm bảo ATGT đường sắt giai đoạn 2012-2020, định hướng tới năm 2030, hoàn thành trong quý II/2012 để trình Chính phủ.
Đối với các dự án hộ lan đường sắt, Bộ trưởng Thăng yêu cầu có báo cáo đánh giá toàn bộ dự án, hoàn thiện hệ thống cảnh báo từ xa, tự động; Rà soát lại các đường ngang, cử người canh gác, làm việc với địa phương để giải quyết các đường ngang bất hợp pháp.
Đặc biệt, với vấn đề cầu yếu, cầu chung giữa đường sắt với đường bộ, người đứng đầu ngành giao thông đã giao trực tiếp công việc cho Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông, kiêm Tổng cục trưởng Tổng cục đường bộ rà soát lại toàn bộ cầu yếu trên cả nước, để báo cáo Chính phủ có ưu tiên vốn đầu tư, tránh nguy cơ tai nạn.
Đặc biệt, với vấn đề cầu yếu, cầu chung giữa đường sắt với đường bộ, người đứng đầu ngành giao thông đã giao trực tiếp công việc cho Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông, kiêm Tổng cục trưởng Tổng cục đường bộ rà soát lại toàn bộ cầu yếu trên cả nước, để báo cáo Chính phủ có ưu tiên vốn đầu tư, tránh nguy cơ tai nạn.
Ngoài ra, Bộ trưởng cũng đồng ý với đề xuất cho hợp nhất Thanh tra đường bộ và Thanh tra đường sắt vào làm một, để thống nhất chỉ đạo và nâng cao hiệu quả xử phạt vi phạm.
Thống kê của Tổng công ty Đường sắt, trong năm 2011, trên hệ thống đường sắt cả nước đã xảy ra 533 vụ tai nạn đường sắt, làm 271 người chết, 353 người bị thương. Trong đó 96,4% tai nạn có nguyên nhân khách quan, 75% số vụ xảy ra ở đường ngang. Địa phương xảy ra nhiều tai nạn đường sắt nhất là Hà Nội, tiếp đến là Nghệ An, Hà Nam, Đồng Nai… |
Gia Văn