Tổng số tiền Khánh bỏ ra để mua mảnh đất dựng mộ rộng 3.000m2 là 9 tỷ đồng.

Nhắc đến công trình lăng mộ thời hiện đại ở Việt Nam, thì nhiều người quan tâm về vấn đề âm phần đều biết đến lăng mộ rộng 5 héc-ta của gia tộc họ Trần ở Thái Bình.

Nhiều người khâm phục sự độc đáo của hầm mộ bạc tỷ trên đỉnh núi ở Lương Sơn, Hòa Bình. Rồi lăng mộ rộng cả héc-ta có những vườn cây đầy hoa trái ở Chí Linh, Hải Dương…

Nhưng sự cầu kỳ và tài hoa thì ít có lăng mộ hiện đại nào ở đất Việt có thể sánh với quần thể lăng mộ của ông Vũ Hồng Khánh ở Hải Phòng.

{keywords}
Trung tâm mộ phần trong khu lăng mộ của ông Vũ Hồng Khánh.

Bất kỳ ai bước chân qua cánh cổng, vào khu lăng mộ ông xây dựng, đều không có cảm giác ớn lạnh như khi đi vào những khu mộ, nghĩa địa khác.

Những người viếng thăm có cảm giác như đi vào một khu vực thanh tịnh với những công trình văn hóa hết sức đặc sắc, thể hiện một tâm hồn tài hoa, hâm sáng tạo và rất đặc biệt của gia chủ.

Ngày xưa, khi đến thăm khu lăng mộ của ông, tôi gọi là lăng mộ, ông gạt đi. Trong các cuộc trò chuyện, ông đều tránh nói đến hai chữ lăng mộ.

Ông Khánh không muốn gọi nơi đây là ngôi mộ, lăng mộ hay quần thể mộ mà ông muốn gọi là “Cụm văn hóa đồ đá”.

Theo lời giải thích của ông, nếu gọi là mồ mả thì trong tương lai không xa người ta sẽ đập phá không thương tiếc. Bởi vì chẳng ai cho phép để một ngôi mộ của một cá nhân bình thường mà tốn kém đất đai, tiền bạc nhiều như thế.

{keywords}
Bị thu hồi đất, ông Khánh đắp chiếu máy móc.

Người ta sẽ chỉ lưu giữ, bảo tồn những lăng mộ của các vị quân vương, hoặc những người có ảnh hưởng lớn đến xã hội. Cho dù, ông Khánh là một kỹ sư tài năng, với vô số sáng chế, nhưng ông cũng chỉ là công dân rất bình thường.

Ngoài ra, theo suy nghĩ của ông, nếu gọi là mộ sẽ tạo không khí nặng nề, u ám cho người sống xung quanh và cho người đến tham quan sau này.

Nếu gọi là “Cụm văn hóa đồ đá” sẽ tạo sự gần gũi và có giá trị quần chúng, giá trị xã hội hơn.

Ước vọng của ông Khánh là 100 năm sau, thậm chí hàng ngàn năm sau, lăng mộ của vợ chồng ông sẽ biến thành một công trình văn hóa đặc sắc mà con cháu trong dòng họ, nhân dân, chính quyền ra sức bảo vệ, các nhà khoa học, các nhà văn hóa thường xuyên lui tới để khám phá, nghiên cứu, học hỏi.

{keywords}
Ông Khánh trong căn phòng nghiên cứu.

{keywords}
Chiếc máy đốt rác tự động.

Ngày ông Khánh mới hoàn thành lăng mộ, tôi đặt câu hỏi: “Liệu xây mộ tốn kém quá mức như vậy có cần thiết không? Có lãng phí quá không?”, thì đại gia này lý luận: “Nếu các vị vua của Ai Cập không xây mộ cho mình thì con cháu ngàn đời sau sao có công trình Kim Tự Tháp kỳ vĩ mà ngắm”.

Hồi có ý tưởng xây mộ, ông Khánh đã phải rất vất vả mới kiếm được mảnh đất giữa quận Kiến An. Mảnh đất này có phong thủy tốt, lại yên tĩnh. Ông đã dẫn các nhà phong thủy, địa lý đến xem xét và họ đều chấm thế đất này.

Ông gặp tất cả những hộ dân xung quanh mảnh đất thỏa thuận, ngã giá thu mua lại để mảnh đất được rộng rãi, vuông vức.

Tổng số tiền không Khánh bỏ ra để mua mảnh đất rộng 3.000m2 là 9 tỷ đồng. Đó là một số tiền thực sự khổng lồ vào thời điểm cách đây mười mấy năm.

{keywords}
Khuôn viên rộng mênh mông của lăng mộ.

Có được đất rồi, ông Khánh khăn gói quả mướp vào tận khu vực Núi Nhồi ở Thanh Hóa để tự tay chọn những khối đá đẹp nhất, đắt nhất. Ông đã dẫn theo các chuyên gia cự thạch để họ hướng dẫn cách lựa đá tốt nhất cho việc xây dựng lăng mộ.

Đá xanh, đá đen đủ tiêu chuẩn phải là đá nguyên khối, nguyên tảng, không có đường vân dù chỉ nhỏ bằng sợi tóc, không có màu sắc khác pha tạp.

Những khối đá này phải được khai thác bằng thủ công, tức là dùng sức người đục đẽo tách ra khỏi núi, sau đó vận chuyển nhẹ nhàng xuống chân núi.

Ông Khánh không dùng đá khai thác bằng nổ mìn, bởi theo ông, những loại đá khai thác bằng nổ mìn sẽ om, sức bền không tốt.

Những loại đá xây lăng mộ phải đạt tiêu chuẩn như mong muốn của ông Khánh thì mới được coi là đá vĩnh cửu.

{keywords}
Trung tâm phần mộ

Chính việc chọn lựa, khai thác, tìm kiếm những loại đá đặc biệt này rất khó khăn nên giá cả của nó cũng cực đắt.

Mỗi mét khối đá ông Khánh mua ở khu vực núi Nhồi đều có giá từ 25 đến 30 triệu đồng, số tiền khá lớn thời kỳ đó.

Khối đá đen nặng 10 tấn làm tháp mộ, đối với ông nó là vô giá. Hồi vận chuyển khối đá đó về Hải Phòng, có đại gia đến trả tiền tỉ để mua lại, song ông chỉ lắc đầu.

Trên cùng tháp đá đặt tượng bán thân ông Khánh. Bức tượng này được đẽo từ một khối đá đen tuyệt đẹp. Ông kể rằng, để tượng đá linh thiêng, ngày nào ông cũng yểm tâm vào đó.

{keywords}
Tháp mộ tuyệt đẹp.

Mặt trước tháp đá là những dòng chữ khắc nội dung tóm tắt công trạng của ông đóng góp cho xã hội.

Cách đây 12 năm, để mua được khối đá đen cực lớn, không có đường vân, không nứt nẻ, không pha tạp màu khác để làm tháp mộ này, ông phải bỏ ra 10 cây vàng. Ngoài ra, ông còn phải chi 15 cây vàng thuê mấy chục người ngày đêm đục đẽo, trục khối đá ra khỏi núi rồi dùng xe tải hạng nặng chở ra Hải Phòng.

Khối đá đen làm tháp mộ mà ông Khánh đang sở hữu giá trị như vậy là vì loại đá đen chất lượng cao nhất chỉ có ở khu vực núi Nhồi trong Thanh Hóa.

Từ mấy năm nay, chính quyền tỉnh Thanh Hóa đã cấm khai thác, nên các đại gia khác có tiền cũng không mua được nữa.

Theo thông báo của ngân hàng gửi ông Vũ Hồng Khánh: Tháng 9/2012, ngân hàng đã ký hợp đồng tín dụng cho doanh nghiệp tư nhân Hoàng Đại do ông Vũ Đức Hòa (con trai ông Khánh - PV) vay 990 triệu đồng.

Tổng số nợ gốc và lãi vay đã phát sinh lên hơn 1 tỷ đồng. Đến ngày 26/12/2012, khoản nợ này đã quá hạn trả nợ.

Hiện, đã hết thời hạn trả nợ cuối cùng là ngày 10/4/2013, nhưng ông Hòa đã “biến mất” không rõ lý do. Do đó, ngân hàng đã khởi kiện doanh nghiệp này để tiến hành thủ tục xử lý tài sản đảm bảo, thu hồi khoản nợ xấu.

Thông báo của ngân hàng, toàn bộ hồ sơ của hộ ông Vũ Đức Hòa thế chấp tại chi nhánh ngân hàng thực hiện theo đúng cơ chế bảo đảm cấp tín dụng hiện hành.

Đây là lần thứ 2 ông Hòa thế chấp mảnh đất cho ngân hàng. Lần đầu tiên là vào tháng 12/2005 và đã giải chấp tài sản vào tháng 1/2007.


(Theo VTCNews)