- Dự án cấp nước sạch cho xã Bồ Lý (huyện Tam Đảo, Vĩnh Phúc) được đầu tư 12 tỷ đồng, tuy nhiên đến nay nhiều công trình bị đập bỏ, người dân tự đào giếng khơi để có nước sinh hoạt.

Xã nghèo Bồ Lý có gần 30% là người dân tộc Sán Dìu. Một trong những khó khăn mà xã đối mặt là cảnh khan hiếm nước sạch.

Mùa khô ở đây kéo dài khoảng nửa năm (từ tháng 12 đến tháng 5), người dân phải đi nhiều cây số để gánh nước về.

{keywords}
Bể nước sinh hoạt tập trung thuộc dự án bỏ hoang nhiều năm nay, thay vì chứa nước bên trong lại ngập tràn rác thải, phế liệu

Chục năm mới thấy nước sạch chảy 1 lần

Nhận thấy nhu cầu cấp bách, năm 2008, Ban Dân tộc tỉnh Vĩnh Phúc làm chủ đầu tư dự án cấp nước sạch theo chương trình 134 của Chính phủ. Tổng kinh phí là 12 tỷ đồng cho các hạng mục đường dây điện, nhà máy, bể nước, vòi nước...

Nghe tin xã sắp có nước sạch đưa xuống tận thôn, người dân xã Bồ Lý ai nấy đều vui, tự nguyện hiến đất để chủ đầu tư xây dựng các công trình cấp nước. Tuy nhiên, khi các công trình cấp nước hoàn thiện thì từ đó đến nay, ngót chục năm, họ chỉ mới thấy nước chảy về một lần rồi... tắt ngấm.

Ông Nguyễn Duy Hân (thôn Tân Lập) kể: “Khoảng 10 năm trước, gia đình tôi hiến đất vườn để đơn vị thi công dự án nước sạch xây bể chứa nước, sau khi dự án hoàn thành chỉ thấy nước chảy về bể đúng một lần, kéo dài khoảng 10 ngày. Lần duy nhất có nước thì nước chứa nhiều bụi bẩn, cặn than nên các gia đình chỉ dùng để tắm giặt chứ không nấu ăn được”.

{keywords}
Người dân phải bỏ ra 50-60 triệu đồng để đào giếng khơi với độ sâu khoảng 15m

Dự án xây xong mà không có nước sạch khiến nhiều người dân trong xã bức xúc, nhiều người đã đập bỏ, phá dỡ các công trình thuộc dự án như bể chứa nước đặt trong đất thổ cư của họ. Nhiều bể nước bị trưng dụng để nuôi cá...

"Ngày xưa chúng tôi hiến đất vườn vì mong có nước, giờ xây xong rồi đắp chiếu gần chục năm thì bỏ đi chứ để chỉ chật vườn" - một người dân bức xúc.

Nước từ dự án bị 'tắc' nhiều năm khiến người dân phải tự đầu tư 50-60 triệu đồng để đào giếng khơi. 

Dùng nước phải trả tiền, dân không đồng ý?

Chủ tịch UBND xã Bồ Lý Nguyễn Trọng Dân cho biết: Từ năm 2008-2013, Ban Dân tộc tỉnh Vĩnh Phúc có đầu tư dự án nước sạch cho xã với kinh phí 12 tỷ đồng, đầu tư cho 4 cụm gồm Đồng Cà, Tân Lập, Bồ Trong, Trồ Bồi. 

{keywords}
Một bể nước tập trung bị đập bỏ một phần, xung quanh là chuồng trại gia súc 

Đến năm 2013, toàn bộ dự án hoàn thành và đưa vào vận hành thử, Ban Dân tộc tỉnh làm thủ tục bàn giao công trình cho UBND xã quản lý. Xã đã lập ra các tổ vận hành, đội bảo vệ công trình và khắc phục khi xảy ra sự cố.

Trong 1 năm đầu, Ban Dân tộc chi ngân sách để trả tiền công cho tổ vận hành máy bơm nước, người dân được sử dụng miễn phí.

Theo ông Dân, sau 1 năm vận hành dự án, xã đã tổ chức họp lấy ý kiến của người dân về việc thu phí sử dụng 5 nghìn đồng/m3 nước. Số tiền này là để trả công cho tổ vận hành dự án, tiền điện.

Tuy nhiên, đa số người dân không ủng hộ nên khi cán bộ thôn xuống ghi danh sách đăng kí sử dụng nước sạch thì không ai đăng kí. Từ đó, không có nước về các bể chứa. 

{keywords}
Nhiều người dân bức xúc khi dự án đầu tư tiền tỷ mà gần chục năm nay họ không được hưởng lợi 

Năm 2012 bị mất trộm nên dự án ngưng hoạt động

Ông Dân lí giải thêm, sau khi dự án hoàn thành, tình hình thiếu nước trên toàn xã không còn cấp bách như trước đây, mưa xuất hiện nhiều hơn nên người dân tự chủ động được nguồn nước nên không có nhu cầu sử dụng nước từ dự án. Thêm vào đó, năm 2012, nhà máy ở cụm Đồng Cà bị kẻ gian trộm thiết bị và dây diện, số tiền mua lại thiết bị quá lớn nên đến nay nên dự án không vận hành được.

Trái ngược với nhận định của lãnh đạo xã Bồ Lý, nhiều người dân cho rằng, nhiều năm nay họ vẫn luôn đối mặt với cảnh thiếu nước sinh hoạt, đặc biệt là hàng chục hộ dân sống gần các chân núi. 

Anh Nguyễn Viết Chí (thôn Tân Lập) cho hay: "Nhà tôi sống ở chân núi, cứ sau Tết đến hết tháng 5 luôn sống trong cảnh khan hiếm nước. Chúng tôi phải bỏ hàng trăm nghìn để thuê xe ô tô chở nước về nhà để dùng".

Trước thực tế người dân tự ý đập bỏ các công trình thuộc dự án, Chủ tịch UBND xã Bồ Lý tỏ ra bất ngờ và cho biết sẽ cử cán bộ xuống nắm bắt thực trạng trên. Theo ông Dân, UBND xã đang làm văn bản gửi Ban Dân tộc tỉnh Vĩnh Phúc để xin kinh phí tu sửa dự án.

Mòn mỏi đợi từng giọt nước sạch giữa Hà thành

Mòn mỏi đợi từng giọt nước sạch giữa Hà thành

Hơn 400 gia đình tại tổ 14, phường Long Biên, Hà Nội khổ sở vì nhiều ngày nay không có nước sinh hoạt.

 

Ai để nhà máy nghìn tỉ thành nơi chăn bò?

Ai để nhà máy nghìn tỉ thành nơi chăn bò?

Cần xem trách nhiệm cơ quan thẩm định đầu tư dự án nhà máy thép quy mô nghìn tỉ ở Vũng Áng thành nơi chăn bò.

Cháy lớn tại dự án thép nghìn tỉ bỏ hoang ở Vũng Áng

Cháy lớn tại dự án thép nghìn tỉ bỏ hoang ở Vũng Áng

Vụ cháy tại công ty CP gang thép Vạn Lợi (KKT Vũng Áng, Hà Tĩnh) khiến hàng loạt thiết bị máy móc đắt tiền bị hư hỏng nghiêm trọng.

Hà Nội: Nửa đêm khốn khổ xếp hàng chờ hứng nước sạch

Hà Nội: Nửa đêm khốn khổ xếp hàng chờ hứng nước sạch

Đã 3 ngày nay gần 200 hộ dân sinh sống tại tòa nhà Rice City – Nam Linh Đàm (Hoàng Mai, Hà Nội) rơi vào cảnh khốn khổ vì thiếu nước sinh hoạt. 

Hơn 2.000 hộ dân khát nước sạch sau sự cố xà lan đâm cầu

Hơn 2.000 hộ dân khát nước sạch sau sự cố xà lan đâm cầu

Sà lan đâm cầu huyết mạch Nam Sài Gòn rồi chìm khiến 3 người thoát chết đã gây ảnh hưởng đến kết cấu của cầu sắt Rạch Đĩa. Nghiêm trọng hơn, vụ việc khiến đường ống cấp nước sạch bị vỡ làm hơn 2.000 hộ dân bị thiếu nước sạch.

Đoàn Bổng