- Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên hôm qua đã chủ trì cuộc họp khẩn chỉ đạo việc xử lý đập chính hồ Núi Cốc bị thấm.

Dự họp có đại diện Tổng cục Thủy lợi, các chuyên gia về lĩnh vực thủy lợi cùng đại diện một số sở, ngành.

{keywords}

Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên Vũ Hồng Bắc chủ trì cuộc họp khẩn bàn giải pháp khắc phục sự cố thấm nước đập chính hồ Núi Cốc. Ảnh: Báo Thái Nguyên

Dự án do công ty TNHH một thành viên Khai thác thủy lợi tỉnh làm chủ đầu tư. Đơn vị tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi là tổng công ty Tư vấn xây dựng thủy lợi VN.

Với tổng đầu tư dự kiến trên 76 tỷ đồng, chủ đầu tư sẽ thực hiện các nội dung chính như: khoan phụt tạo màng chống thấm toàn bộ thân đập, làm lại hệ thống tiêu thoát nước thân đập, sửa chữa hệ thống tiêu thoát nước mặt mái hạ lưu đập, sửa chữa mái hạ lưu những vị trí bị hư hỏng, khôi phục thiết bị quan trắc thấm và bổ sung thiết bị đo mưa...

{keywords}
Đập chính hồ Núi Cốc đang bị thấm nước

Tại cuộc họp, các chuyên gia xem xét phương án xử lý mà đơn vị tư vấn đưa ra đã tối ưu chưa và có đảm bảo an toàn tuyệt đối hay không. Trong trường hợp cần thiết, cần đưa ra phương án phá 1 trong 7 đập phụ để giữ đập chính; cần có phương án phòng chống lũ lụt, di dân, đảm bảo an toàn cho vùng hạ du...

Do đây là dự án cấp bách nên chủ đầu tư đề nghị UBND tỉnh phê duyệt cơ chế đặc thù; kế hoạch triển khai dự kiến vừa thiết kế, vừa thi công khoan phụt hoàn thành trước ngày 20/7; các công việc còn lại thực hiện sau khi kết thúc mùa mưa bão năm 2017, dự kiến hoàn thành trong 120 ngày.

Phó chủ tịch UBND tỉnh Đoàn Văn Tuấn yêu cầu các đơn vị chức năng cần ưu tiên xử lý ngay đống đá tiêu nước sau thân đập, bóc tấm bê tông ở mái hạ lưu đập và thực hiện khoan phụt thân đập theo phương án của đơn vị tư vấn đưa ra.

Khẩn trương xem xét

Trưởng Ban Khoa học công nghệ (Hội Đập lớn và phát triển nguồn nước VN) Hoàng Xuân Hồng nói với VietNamNet sáng nay, sự cố này cần xem xét hết sức khẩn trương.

{keywords}

Ông Hoàng Xuân Hồng

Theo ông Hồng, đập chính hồ Núi Cốc là đập đất rất lớn, được xây dựng vững chãi cách đây 40 năm. Hiện tượng thấm nước qua đập đất là bình thường, chỉ là thấm nhiều hay thấm ít.

Ông Hồng phân tích, nếu như nước thấm ra từ thân đập là nước trong thì không có gì đáng ngại. Nước trong không mang theo cát sỏi, đất bên trong thân đập ra nên không hình thành lỗ xói gây hư hại thân đập.

Nếu dòng thấm mạnh, có tính chất xói rữa mang theo đất, nước đục, nếu không xử lý sẽ có nguy cơ trở thành lỗ hổng lớn đe dọa an toàn đập.

“Trường hợp nước trong, lưu lượng nước thấm vài chục lít/s thì đó không phải lo lắng. Nhưng nếu là nước đục thì cần khẩn cấp xử lý. Tuy nhiên, dù là nước trong hay đục thì đó cũng vẫn là một sự phản cảm cần phải xử lý.

Hiện tượng này xử lý nước thấm qua mái, ngành thủy lợi đã xử lý nhiều đập chứ không phải đây là lần đầu tiên”, ông Hoàng Xuân Hồng cho hay.

Đập chính hồ Núi Cốc bị thấm, Thái Nguyên công bố tình trạng khẩn cấp

Đập chính hồ Núi Cốc bị thấm, Thái Nguyên công bố tình trạng khẩn cấp

UBND tỉnh Thái Nguyên công bố tình trạng khẩn cấp do đập chính hồ Núi Cốc bị thấm có nguy cơ gây mất an toàn đập.

Mỏ khoáng sản ngàn tỷ dưới lòng hồ Núi Cốc bị xâm hại

Mỏ khoáng sản ngàn tỷ dưới lòng hồ Núi Cốc bị xâm hại

Việc nạo vét, khai thác tận thu khoáng sản ở hồ Núi Cốc thành tâm điểm dư luận.

Kiên Trung