- KTS Trần Huy Ánh chia sẻ những tư liệu bằng hình ảnh liên quan đến công viên Thống Nhất để có thể giúp các nhà tư vấn thiết kế có thêm thông tin trước khi đặt bút 'vẽ' nên bãi đỗ xe ngầm trên là công viên – cây xanh.

Bãi đỗ xe trong công viên Thống Nhất được 'vẽ' ra sao?

Đại diện Cty TNHHMTV Khai thác điểm đổ xã Hà Nội cho biết, Hà Nội mới chỉ chấp thuận nguyên tắc về chủ trương. Đơn vị này vẫn chờ ý kiến của các Sở, ngành liên quan để xây dựng phương án cụ thể. 

Lịch sử khu đất công viên Thống Nhất sẽ xây dựng bãi đô xe ngầm trên trồng cây xanh.

Trong bài viết 'Bãi đỗ xe trong công viên Thống Nhất được 'vẽ' ra sao?”, đại diện Cty TNHH MTV Khai thác điểm đỗ xe cho biết, Hà Nội mới chỉ chấp thuận nguyên tắc về chủ trương. Đơn vị này vẫn chờ ý kiến của các Sở, ngành liên quan để xây dựng phương án cụ thể.

Bãi đỗ xe ngầm dự kiến sẽ bao gồm 3 tầng hầm với tổng diệc tích 19.956m2, sức chứa 390 xe. Toàn bộ diện tích bề mặt (trên 10.000m2) sẽ trồng cây xanh, thảm cỏ, sân chơi và đường dạo; các công trình kiến trúc, công trình phụ trợ khác (516m2 = 5%) phục vụ cộng đồng. Nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp và vốn huy động, vốn vay hợp pháp khác.

{keywords}

{keywords} 

Người Hà Nội xây dựng công viên Thống Nhất – niềm tự hào của Hà Nội- Hanoidata ST&BT

Trong văn bản đồng ý về nguyên tắc xây dựng bãi đỗ xe ngầm trong công viên Thống Nhất, Hà Nội yêu cầu các cơ quan liên quan 'phải lấy ý kiến cộng đồng' và VietNamNet cũng đề nghị bạn đọc chia sẻ ý kiến chung quanh dự án này. 

Chúng tôi chia sẻ cùng bạn đọc những tư liệu bằng hình ảnh liên quan và có thể các nhà tư vấn thiết kế có thêm thông tin trước khi đặt bút vẽ nên viễn cảnh bãi đỗ xe ngầm trên là công viên – cây xanh.

Hy vọng, dự án đem lại lợi ích cho các bên và sớm nhận sự đồng thuận của xã hội.

Ngày 30/8/1958, Hà Nội khởi công xây dựng công viên Thống Nhất, hàng vạn học sinh, sinh viên và công dân Thủ đô đã lao động tình nguyện, ăn cơm nhà đi nạo vét bùn, gánh đất để biến một vùng đầm hồ, bãi rác thành công viên.

Trong ảnh cho thấy phía trước các ngôi nhà phía xa là khu đất dự kiến xây bãi đỗ xe ngầm đang được hàng trăm người tình nguyện đắp đất đổ nền.

Tại bản đồ năm 1956 do Sở Địa chính TP Hà Nội in tháng 1/1957. Khu hồ Bảy Mẫu (nay là công viên Thống Nhất) vẫn thể hiện nội dung bản Quy hoạch dự kiến làm công viên từ năm 1941-1943 nhưng chưa thực hiện, dấu vết hồ đầm lan tràn và khu đất dự kiến xây bãi đỗ xe ngầm vẫn là mặt nước.

Tấm bản đồ năm 1960 cho thấy đã hoàn thành việc san nền công viên: Bản đồ tỷ lệ 1/5000 do Uỷ ban Xây dựng in tháng 4/1962 theo bản vẽ tháng 6/1960.

Toàn bộ khu hồ ao phía bắc công viên đã khô ráo sát ra tận đường Trần Nhân Tông. Mấy khu dãy nhà tạm góc đường Trần Nhân Tông và Lê Duẩn cũng được xắp xếp gọn gàng.

Công viên Thống Nhất đã xuất hiện. Hồ nước đã có hình hài như bây giờ. Hai đảo nhỏ đã rõ, nhịp cầu cong nối với cổng chính trên đường Lê Duẩn đã xong, cây cối mới trồng ở khu phía giáp đường Lê Duẩn. Trên nền nghĩa địa Tây đã có các dãy nhà tập thể Nguyễn Công Trứ. Khu Nhà máy Cơ khí Trần Hưng Đạo cũng hình thành.  

{keywords}

{keywords} 

Bản đồ khu vực Công viên Thống Nhất và phụ cận1956 và 1960 - Hanoidata ST&BT

Năm 1962: trích từ “Bản đồ này là bản đồ du lịch" do Cục Bản đồ - Viện Quy hoạch đô thị Hà Nội xuất bản 8/1962 (Mã số tại Thư viện Quốc gia 912D(VH) B105) (*). Lần đầu đầu tiên thể hiện: “Công viên Thống Nhất được quy hoạch vĩnh viễn”. Nội dung này được in lại năm 1965, do Viện Quy hoạch đô thị Hà Nội vẽ Ban địa chính trực thuộc Văn phòng Thủ tướng xuất bản năm 1965 (mã số tại Thư viện Quốc gia N452Da65).

{keywords}

{keywords} 

Bản đồ khu vực Công viên Thống Nhất và phụ cận 1962 và ảnh vệ tinh 2015-Hanoidata ST&BT

Có sự khác biệt nhiều với ngày hôm nay: khoảng giữa phía Bắc Công Viên là khu đất dự kiến xây bãi đỗ xe ngầm, hai khu vực giáp đường Trần Nhân Tông là Rạp Xiếc (có mái hình tròn) phía sau rạp xiếc là dãy nhà hàng kinh doanh trong khuôn viên rạp xiếc. Bên phải là dãy kinh doanh dịch vụ thể thao, sân tenis phía sau là dự án xử lý nước thải... tất cả xây trên đất tô mầu xanh từ năm 1962.

Những bức ảnh của Reisen (người Đức) ghi lại năm 1991, khu đất trước khi rào tôn xây khách sạn SAS vẫn là công viên trồng cỏ, trồng hoa, trưng bày tên lửa, máy bay của không quân VN và xác máy bay B52, phía sau là tòa nhà cao tầng TCT Xi măng.

{keywords}

{keywords} 

Khu đất 1991 là công viên – trưng bầy hiện vật chiến tranh (ảnh của Reisen -HanoidataST&BT)

Nên 'vẽ' bãi đỗ xe ngầm - cây xanh tại đây như thế nào?

Trong bài viết “Hà Nội làm gì trên 'đất vàng' định xây bãi đỗ xe ngầm?” đã nêu lên ý kiến của một người dân ở khu vực này: "Nhu cầu để xe ô tô đặc biệt là về sau này của người dân Hà Nội hiện đang là rất lớn. Thay vì đậu trên vỉa hè hay các bãi xe nhỏ ở xung quanh công viên chiếm nhiều diện tích và mất mỹ quan thì người dân sẽ di chuyển xe xuống dưới hầm. Nếu đơn vị thi công đảm bảo được việc sử dụng phần ngầm (làm bãi để xe) và phần nổi làm thành nơi vui chơi giải trí, trồng cây cho người dân thì cũng là một mũi tên bắn hai con nhạn".

{keywords}

Bãi đỗ xe ngầm kết nối đường phố ,phía trên là thảm cỏ kết nối với công viên cây xanh

Chúng tôi cũng đồng tình với ý kiến này và đưa ra vài ví dụ dễ tham khảo cho việc bố trí bãi đỗ xe ngầm, trên là công viên cây xanh, ngay cả bãi đỗ xe cao tầng bằng khung sắt cũng tận dụng trồng cây xanh rất hấp dẫn.

Các thành phố Tokyo (Nhật Bản) hay Manila (Philippines) có nhiều sáng kiến như: bố trí lối đỗ xe ngầm công cộng kết nối mạng lưới trong khu trung tâm thương mại.

{keywords}

 

{keywords}

{keywords}

{keywords}

{keywords} 

Các công trình quản lý và dịch vụ bố trí tại tầng hầm – dành mặt đất cho cây xanh trên nóc ga ra ngầm. Gara cao tầng bằng thép cũng tận dụng trồng cây xanh

Tại khu phố cổ chật chội còn có các lối vào bằng mâm quay cho các bãi đỗ xe ngầm tự động, dưới  tầng ngầm đáp ứng các dịch vụ thiết yếu.

Khi được biết Thành phố có chủ trương quy hoạch trồng cây xanh trên 10.000m2 khu đất thu hồi khách sạn SAS trước đây, nhiều Kiến trúc sư thành viên hội KTS Việt Nam, hội KTS Hà Nội, các giáo viên, sinh viên ĐH Kiến Trúc, Xây dựng Hà Nội có nguyện vọng dâng tặng thành phố những phương án thiết kế.

Đồng thời sẵn sàng lao động tình nguyện để biến nơi đây thành khu vực vui chơi miễn phí cho trẻ em, nằm trong tổng thể công viên Thống Nhất, hy vọng tâm nguyện này được Thành phố Hà Nội quan tâm

KTS Trần Huy Ánh