Chiếc màn hình radar hiện ra các sợi chỉ xanh và hình những chiếc máy bay nhỏ xíu đang chuyển động. Căn phòng tối vang lên những tiếng nói nhanh gọn qua bộ đàm.
Phi công điều khiển máy bay - còn những con người ở đây lại điều khiển phi công. Những kiểm soát viên không lưu này quan trọng đến mức không một phi công nào dám trái lời...
Những chỉ lệnh sinh tử
Tại Trung tâm kiểm soát bay đường dài Hà Nội (ACC Hà Nội) ở Nội Bài lúc 5h chiều, không khí trong căn phòng nằm gần sân bay căng như dây đàn. Các con đường đang tắc nghẽn xe máy ô tô và trên bầu trời thủ đô cũng vào giờ cao điểm.
Nhìn lên màn hình radar, 4 phương trời Đông Tây Nam Bắc máy bay đang xếp hàng chuẩn bị hạ cánh. Những chuyến bay quốc tế quá cảnh qua đây cũng để lại những vệt sáng xanh lét trên màn hình. Không khí nhộn nhịp chẳng khác nào đường bộ vào nội đô.
Ông Nguyễn Thành Trung - Phó trưởng ACC Hà Nội chỉ lên màn hình radar, bảo: “Các kiểm soát viên không lưu thường được gọi vui là “cảnh sát giao thông trên không”.
Họ chịu trách nhiệm chỉ huy máy bay từ khi nổ máy cất cánh cho đến khi hạ cánh, lăn vào vị trí đỗ, đảm bảo an toàn khi lưu thông, ngăn ngừa va chạm giữa các máy bay, giữa các máy bay với chướng ngại vật”.
Ông Trung cho hay: “Sau khi có được băng suy diễn điện tử trên màn hình, kiểm soát viên không lưu sẽ nhận được chuyển giao của các cơ quan không lưu lân cận và khi nhận được số liệu chuyển giao về thời gian và mức bay, họ phải so sánh với những chuyến bay mà họ đang có hoặc sắp có.
Trên đài không lưu của sân bay Nội Bài nơi điều khiển các máy bay cất cánh và hạ cánh. |
Nếu thiếu những dữ kiện bắt buộc
thì họ bắt buộc phải yêu cầu cơ quan không lưu lân cận cung cấp ngay để đảm bảo
công tác điều hành bay an toàn. Sau đó, họ chuyển giao tiếp cho cơ quan tiếp
nhận bay tiếp theo, đồng thời đảm bảo mực bay đó phù hợp với cơ quan không lưu
kế tiếp”.
“Những huấn lệnh của kiểm soát viên không lưu không được phép sai sót nhầm lẫn.
Cái sai sót dễ mắc nhất là nghe nhầm hoặc phía bên kia nói nhầm.
Vì thế họ thường phải đề nghị nhắc lại thông tin và bao giờ cũng làm việc theo nhóm, để người này nhầm sẽ còn có người kia chỉnh. Nếu như cả nhóm nhầm thì còn có người trực chỉ huy “bọc lót”. Để làm ở đây, họ đều trải qua quá trình học tập rèn luyện bài bản, ít nhất 3 năm thử thách…”, ông Trung cho biết thêm.
Ở trong “đôi mắt” của máy bay
Máy bay khi gần đến sân bay Nội Bài sẽ được ACC Hà Nội chuyển giao cho Trung tâm kiểm soát tiếp cận - tại sân. Trung tâm này chịu trách nhiệm điều khiển các máy bay cất hạ cánh an toàn.
Màn hình rada của ACC Hà Nội vào giờ cao điểm. |
Trước khi hạ cánh, các máy bay phải giữ khoảng cách 5 dặm Anh (10 dặm với máy bay tiêu chuẩn chuyên cơ - 1 dặm = 1,6km).
Có những trường hợp đặc biệt như trên máy bay có người cần cấp cứu, phải hạ cánh khẩn cấp thì sẽ được ưu tiên xuống trước. Khi máy bay hạ cánh chưa phải đã kết thúc mà phải điều khiển làm sao cho nó vào đúng “chuồng”.
Ông Quang chỉ tay vào 4 chiếc máy bay đang xếp hàng đều chặn chặn phía trước,
bảo: “Khi máy bay hạ cánh, muốn vào “chuồng” đúng vị trí, phi công vẫn phải nghe
điều khiển của kiểm soát không lưu, nếu không rất dễ va chạm với máy bay khác”.
(Theo Tiền Phong)