- Đường Lê Văn Lương, tuyến đường huyết mạch nối liền khu đô thị Phú Mỹ Hưng (quận 7) với huyện Nhà Bè, huyện Cần Guộc (Long An) có 4 cây cầu sắt được xây dựng từ trước năm 1975 với kích cỡ nhỏ hẹp. Hiện nay, những cầu này đang xuống cấp nghiêm trọng gây nguy hiểm cho người và phương tiện tham gia giao thông.

Nghịch lý: đường lớn nhưng cầu yếu

Theo người dân địa phương, mấy chục năm qua khu vực này gần như trở thành ốc đảo khi tuyến đường Lê Văn Lương cách đây không lâu vẫn là đường đất, ổ trâu, ổ voi. Mới đây, nhà nước đã nâng cấp, trải nhựa tuyến đường này đã giúp người dân đi lại dễ dàng hơn.

{keywords}

Bốn cây cầu sắt gồm Rạch Đỉa, Long Kiểng, Rạch Tôm và Rạch Dơi nằm trên đường Lê Văn Lương đang xuống cấp trầm trọng, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn xảy ra.

Thế nhưng, nghịch lý ở chỗ, đường được mở rộng, nhưng 4 cây cầu sắt xuống cấp từ thời Pháp (gồm Rạch Đỉa, Long Kiểng, Rạch Tôm và Rạch Dơi) chạy dọc tuyến đường này vẫn tồn tại, gây khó khăn trong việc di chuyển của người dân

Có mặt tại cầu Rạch Đỉa 1, nối quận 7 với xã Nhơn Đức (huyện Nhà Bè), PV VietNamNet ghi nhận, cây cầu khá nhỏ, chỉ lọt khoảng 3 chiếc xe máy và đang xuống cấp nghiêm trọng.

Nhiều bộ phận của cầu như thanh sắt, ốc vít bị hoen gỉ, mục nát. Mỗi lần xe máy, ô tô di chuyển qua, mặt cầu lại rung lắc mạnh khiến nhiều người cảm giác bất an, lo sợ.

{keywords}
{keywords}

“Qua cầu sắt mà không vững tay lái là ngã ngay, nhất là những ngày trời mưa, mặt cầu trơn” - bà Tư một người dân sống gần cầu Rạch Đỉa 1 cho hay.

Theo một người dân khác: “Cầu sắt này hẹp nên kẹt xe xảy ra như cơm bữa. Nhiều hôm xe ô tô, taxi chạy lên giữa cầu thì đụng độ với dòng xe máy chạy ngược chiều. Lúc này, chạy cũng không được, lùi cũng không xong. Nếu không may xảy ra sự cố sẽ gây tác động dây chuyền vô cùng nguy hiểm”.

Từng xảy ra các vụ sà lan đâm gầm cầu

Cảnh tương tự cũng xảy tại cầu Rạch Tôm (thuộc địa bàn xã Nhơn Đức). Người điều khiển phương tiện qua đây không tránh khỏi cảm giác lo lắng, sợ hãi vì cầu xuống cấp, rung lắc dữ dội.

{keywords}

Cầu khá hẹp và đang xuống cấp nghiêm trọng; nhiều bộ phận như các thanh sắt, con ốc vít đã bị hoen gỉ, mục nát

Còn tại cầu sắt Rạch Dơi, chiều dài gần 130m, rộng 3m - cây cầu sắt cuối cùng trên tuyến đường Lê Văn Lương và kết nối huyện Cần Giuộc (tỉnh Long An) với huyện Nhà Bè (TPHCM) cũng thường xuyên xảy ra ùn tắc giao thông. Cách đây 1 năm, tại cây cầu này xảy ra một vụ sà lan đâm gầm cầu, gây ảnh hưởng đến kết cấu của cầu.

“Ngay sau sự cố, cơ quan chức năng đã lắp biển báo mới. Từ chỗ cho xe trên 3 tấn qua thì nay chỉ cho xe 1 tấn. Việc này khiến lưu thông qua lại của người dân rất bất tiện” - anh Nguyễn Tấn Đạt (ngụ xã Nhơn Đức, huyện Nhà Bè) cho hay.

Tương tự, vào tháng 9/2015, cầu Long Kiểng cách đó hơn 1km từng bị sà lan tải trọng 360 tấn chở cát đâm vào gầm cầu. Hậu quả gầm cầu hư hỏng nặng, ba thanh sắt dài 6m bị cong, 9 gối cầu nhịp thông thuyền bị lệch, một bộ giằng gió bị đứt khiến cây cầu không đảm bảo cho xe qua lại.

{keywords}

Người dân mong thành phố quan tâm sớm nâng cấp, xây mới cầu để họ đi lại thuận tiện hơn.

Sự cố khiến hàng chục người di chuyển trên cầu vào thời điểm xảy ra va chạm ngã nhào, nhiều người chứng kiến hết sức hoảng loạn...

“Cây cầu yếu sau vụ va đâm với sà lan đã được hạ tải, nhưng ngày nào cũng xảy ra ùn tắc giao thông vào giờ cao điểm. Sắp tới, trên địa bàn còn có 2 trường học được xây mới, không biết sẽ còn kẹt xe và nguy hiểm đến đâu…” - ông Dương Công Thứ, Chủ tịch UBND xã Nhơn Đức, huyện Nhà Bè lo lắng.

Một cán bộ hưu trí sống tại xã Phước Kiểng tâm tư: “Là TP lớn nhất nước, vậy mà vẫn còn tồn tại những cây cầu sắt... chờ sập, thua cả những vùng quê xa xôi thế này là không thể chấp nhận được.

Nó đang cản trở sự giao thương, phát triển kinh tế. Chúng tôi mong thành phố quan tâm, sớm nâng cấp, xây mới cầu để người dân được đi lại thuận tiện hơn...”.

Như Sỹ