- Trả lời báo chí bên hành lang QH sáng nay về đề xuất của Tổng Kiểm toán Nhà nước áp dụng hình thức "tù tại gia", Thượng tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Công an cho biết đây mới chỉ là đề xuất của ĐBQH.

Nhìn những công trình dở dang, đại biểu thấy 'xót'

'Có tình trạng cán bộ thuế hướng dẫn doanh nghiệp trốn thuế'

"Đây là vấn đề mới nên sẽ phải tiếp tục nghiên cứu, xem xét", Bộ trưởng Công an nói.

{keywords}
Thượng tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Công an. Ảnh: Phạm Hải

Chia sẻ với báo chí về đề xuất này, Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc cho rằng, đề xuất của ông xuất phát từ thực trạng các cơ sở giam giữ đang quá tải, các tội phạm nhẹ hay nặng đều được đưa vào, và ngân sách nhà nước phải chi một khoản không nhỏ.

Theo ông, với những trường hợp phạm tội nhẹ, không gây nguy hiểm cho xã hội thì việc áp dụng “tù tại gia” sẽ giảm áp lực cho các cơ sở giam giữ, từ đó, nhẹ gánh cho ngân sách.

Ngoài ra, hình thức “tù tại gia” cũng sẽ có tác dụng răn đe, giáo dục bởi với tâm lý người Á Đông, nếu được sống với gia đình sẽ có tính giáo dục cao, người nào thương cha mẹ, con cái không phạm tội nữa. Người thân trong gia đình cũng sẽ có trách nhiệm hơn trong việc giáo dục con cái.

Tuy nhiên, ông Hồ Đức Phớc lưu ý, các cơ quan chức năng phải nghiên cứu để quy định rõ trường hợp nào được và không được áp dụng.

{keywords}
Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc

“Tôi nghĩ những tội như cố ý gây thương tích, hoặc vi phạm trong đối xử với bố mẹ, anh em…, hay những tội không nghiêm trọng thì áp dụng được. Còn những tội nghiêm trọng vẫn phải cách ly khỏi xã hội, đưa vào tù tập trung”, Tổng Kiểm toán Nhà nước nói.

Về việc quản lý, theo ông Phớc có thể có nhiều cách, trong đó, “tù tại gia” cũng có thể là một hình thức giam giữ.

Ví dụ người được áp dụng “tù tại gia” được giam giữ trong “khung nhà sắt” rồi giao cho gia đình chăm sóc, đến bữa ăn cho ăn, còn giám thị sau này định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra, nếu để trốn thì gia đình phải chịu.

Hoặc có thể làm như một số nước là gắn chíp theo dõi, đối tượng chỉ được đi loanh quanh trong một khu vực nhất định.

Vấn đề quan trọng nhất, theo ông Phớc là quy định loại tội nào, mức án nào thì được hưởng “tù tại gia”.

Cùng với đó, phải khẳng định được người “tù tại gia” có tiến bộ, không có khả năng phạm tội hay gây nguy hại cho xã hội.

“Vì thế chỉ nên áp dụng cho một số tội nhẹ, còn tội phạm về ma tuý, tham nhũng, giết người, tội phạm an ninh quốc gia thì phải cách ly với xã hội” - ông Phớc nhấn mạnh.

Trước đó vào chiều qua, tại phiên thảo luận tổ về dự án luật Thi hành án hình sự, ông Hồ Đức Phớc đề nghị nghiên cứu hình thức “tù tại gia” để giảm bớt áp lực quá tải trại giam và áp dụng đối với những trường hợp phạm tội nhẹ, ít có khả năng gây nguy hiểm cho xã hội.

Tổ chức phản động lưu vong chống phá Đảng, Nhà nước thủ đoạn ngày càng thâm độc

Tổ chức phản động lưu vong chống phá Đảng, Nhà nước thủ đoạn ngày càng thâm độc

Theo Bộ trưởng Tô Lâm, các tổ chức phản động lưu vong tăng cường chống phá Đảng, Nhà nước với nhiều thủ đoạn ngày càng tinh vi, thâm độc.

Vụ Innova đi lùi trên cao tốc: 1 tuần nữa Tòa tối cao có kết luận

Vụ Innova đi lùi trên cao tốc: 1 tuần nữa Tòa tối cao có kết luận

Vụ xe Innova đi lùi trên cao tốc sẽ được Tòa án nhân dân tối cao lắng nghe ý kiến chuyên gia và 1 tuần nữa sẽ có quyết định.

Phạm nhân hiến tinh trùng, hiến trứng: Chiết xuất thế nào?

Phạm nhân hiến tinh trùng, hiến trứng: Chiết xuất thế nào?

ĐB Phạm Khánh Phong Lan băn khoăn về tính khả thi của việc thực hiện các quyền về y tế đối với phạm nhân như hiến tinh trùng, trứng...

Thu Hằng