- Có những khu vực bán cho nước ngoài 99 năm, chúng ta gọi là cho thuê. Vậy dân mình về đó tham quan có phải cấp hộ chiếu? - 

ĐBQH tỉnh Phú Yên thắc mắc.

Vấn đề đặt ra tại hội nghị lấy ý kiến và tiếp xúc cử tri chuyên đề về dự án luật Đơn vị hành - chính kinh tế đặc biệt (đặc khu) do UB Pháp luật QH phối hợp với Bộ KH-ĐT, đoàn ĐBQH Khánh Hòa tổ chức sáng nay tại Nha Trang.

Nên quy định 70 năm là hợp lí

Phó trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Phú Yên Nguyễn Hồng Vân băn khoăn về quy định cho nhà đầu tư nước ngoài thuê đất cả trăm năm.

“Có những khu vực bán cho nước ngoài 99 năm, chúng ta gọi là cho thuê. Vậy dân mình về đó tham quan có phải cấp hộ chiếu?”, ông thắc mắc.

{keywords}
Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu chủ trì hội nghị

Phó GĐ Sở Tư pháp tỉnh Khánh Hòa Phạm Quốc Đạt cho rằng, dự thảo quy định giao quyền sử dụng đất cho nhà đầu tư nước ngoài 90-99 năm là hơi dài, nhưng quy định 50 năm thì ngắn quá.

“Tôi đề nghị nên quy định 70 năm là hợp lý và giao thẩm quyền cho Chính phủ quyết định”, ông Đạt nói.

Theo ông, khi áp dụng dự luật này, có 225 luật vênh nhau nhưng phải chấp nhận. 

Ông cũng đề nghị môi trường đầu tư kinh doanh của đặc khu phải chuyển từ điều kiện đầu tư, cấp giấy phép, các văn bản chấp thuận bộ chuyên ngành sang các điều kiện kinh doanh không cần giấy phép, hạn chế bớt các điều kiện cản trở nhà đầu tư.

Khảo sát kỹ việc xây dựng đặc khu kinh tế

Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu nêu, chính sách đặc thù về kinh tế cơ bản thống nhất, chỉ còn lĩnh vực ngành nghề 3 khu (Phú Quốc, Vân Phong, Vân Đồn) có điểm gì chung, riêng?

“3 đặc khu này nằm ở vị trí địa lý kinh tế thuận lợi cho phát triển một số lĩnh vực như du lịch, khu công nghệ cao, không thể nói khu này cho, khu kia không cho. Bắc Vân Phong ở vị trí biển, thuận cho phát triển cảng biển, logistic nhưng nói không cho phát triển du lịch là không được, casino không thể nói là cấm”, ông nhấn mạnh.

Chủ tịch HĐND huyện Vạn Ninh Nguyễn Tấn Thoại (nơi có đặc khu Vân Phong) cho biết, việc xây dựng đặc khu kinh tế tại Vân Phong mới ở bước đi khảo sát mấy hôm nay nhưng tâm tư cán bộ đảng viên và nhân dân băn khoăn.

“Không biết đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt này thì cán bộ, đảng viên cũ làm ở đâu, có được làm nữa không. Nhân dân cũng băn khoăn khi hình thành đặc khu thì chỗ ở, sản xuất kinh doanh, đời sống dân sinh như thế nào”, ông nói.

Ông Thoại đề nghị QH nghiên cứu, khảo sát kỹ vì những vấn đề này liên quan văn hóa và đặc thù của địa phương.

“Vừa rồi có chuyên gia nói cư dân đặc khu phải là cư dân 'thông thái', cử tri nghe hoảng và rất nhiều tâm tư”, Trưởng đoàn ĐBQH Khánh Hòa Lê Xuân Thân kể.

{keywords}

Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa Lê Đức Vinh

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa Lê Đức Vinh, khi hình hành đặc khu mới, cư dân ở vùng này sẽ chuyển sang trạng thái mới, là cư dân của đặc khu chứ không phải của một đơn vị hành chính thông thường nên sẽ có tác động.

Tuy nhiên ông khẳng định: “Đây là tác động tốt vì với những chính sách ưu đãi, đời sống của cư dân trong đặc khu tốt hơn, họ có động thái tích cực hòa nhập hơn, cố gắng hơn để là công dân tốt của đặc khu. Tất nhiên có khó khăn khi thay đổi về các điều kiện khác nhưng tác động này là tích cực hơn”.

Sắp xếp lại dân cư phải thận trọng

Ông Vinh cho biết, sau hội nghị này, tỉnh sẽ tuyên truyền vận động người dân về những chính sách cởi mở của đặc khu để tạo điều kiện cho Khánh Hòa cũng như phía Nam Phú Yên và các vùng lân cận phát triển.

Tuy nhiên, ông cũng nêu khó khăn đối với tư tưởng của cán bộ công chức viên chức, khi hình thành đặc khu, bộ máy đòi hỏi yêu cầu chuyên môn cao hơn, trình độ cao hơn.

Vì vậy trong số đội ngũ cán bộ công chức sẽ chọn lựa một số phù hợp với điều kiện phát triển, số còn lại phải giải quyết các chế độ chính sách phù hợp để đảm bảo phù hợp nguyện vọng của cán bộ, công chức, vừa đảm bảo các chính sách nếu nghỉ.

“Tỉnh sẽ cố gắng xây dựng cơ chế chính sách báo cáo với TƯ để đảm bảo phát triển kinh tế xã hội. Có quy định riêng về an ninh để đảm bảo vừa phát triển kinh tế nhưng vẫn đảm bảo an ninh quốc phòng vì đây là vị trí chiến lược cực đông”, ông Vinh nhấn mạnh.

Chủ nhiệm UB Pháp luật Nguyễn Khắc Định cho rằng việc sắp xếp lại dân cư ở các đặc khu kinh tế phải có đề án chuẩn bị cụ thể, thận trọng và phải vận động nhân dân trước.

“Riêng tại Vân Phong liên quan đến 2.215 cán bộ, trong đó hơn 19.00 cán bộ sự nghiệp, còn lại là công chức hành chính thì việc sắp xếp, điều chuyển thế nào phải có đề án”, ông Định nói. Ông đề nghị 3 tỉnh có đặc khu: Quảng Ninh, Kiên Giang, Khánh Hòa tổ chức lấy ý kiến nhân dân về việc thành lập 3 đặc khu.

Đặc khu kinh tế: Bàn 15 năm vẫn lo nhiều quá khó làm

Đặc khu kinh tế: Bàn 15 năm vẫn lo nhiều quá khó làm

Theo Viện trưởng Kinh tế Việt Nam Trần Đình Thiên, bàn về đặc khu 15 năm rồi vẫn loanh quanh lo chuyện lạm quyền, lo sợ nhiều quá không làm được.

Đặc khu phải thu hút nhà đầu tư hạng nhất, công dân hạng nhất

Đặc khu phải thu hút nhà đầu tư hạng nhất, công dân hạng nhất

Làm sao để đặc khu hút về những nguồn lực cao nhất của thế giới, những nhà đầu tư hạng nhất, những công dân hạng nhất.

Đề xuất nhất thể hóa bí thư, chủ tịch đặc khu kinh tế

Đề xuất nhất thể hóa bí thư, chủ tịch đặc khu kinh tế

Nguyên Vụ trưởng Vụ Chính quyền địa phương (Bộ Nội vụ) đề nghị nhất thể hóa bí thư đồng thời là chủ tịch UBND Đặc khu kinh tế Phú Quốc.

Thu Hằng