- Tại hội nghị APEC, chúng ta phát hiện 27 cuộc tấn công có chủ đích vào hệ thống hội nghị cấp cao và ở trung tâm báo chí, Bộ trưởng TT&TT Trương Minh Tuấn trả lời chất vấn trước Quốc hội hôm nay.

17/11/2017 | 16:53

16h28

Bộ TT&TT đã có văn bản đề nghị sớm có kết luận thanh tra vụ AVG

ĐB Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM): ĐB rất mong sớm có thông tin về vụ AVG để ĐB báo cáo cử tri.

ĐB Trương Trọng Nghĩa

Bộ trưởng Trương Minh Tuấn trả lời: Liên quan dự án MobiFone mua AVG, Thanh tra Chính phủ đã thanh tra toàn diện từ tháng 9/2016 đến nay. Trong quá trình xây dựng kết luận thanh tra, Chính phủ chỉ đạo quyết liệt để sớm có kết luận cuối cùng, đảm bảo chính xác, đúng quy định pháp luật, bảo toàn giá trị DN, quyền lợi của người lao động và duy trì sản xuất kinh doanh của một DN lớn của nhà nước trong quá trình cổ phần hoá.

Thời gian thanh tra, Bộ đã có văn bản đề nghị sớm có kết luận thanh tra. Đến nay chúng tôi chưa nhận được dự thảo để tiếp thu, giải trình theo quy định. Và theo quy định của luật Thanh tra, khi chưa có kết luận thanh tra thì chúng tôi chưa có nội dung gì hơn để thông báo.

XEM CLIP:

Trả lời ý kiến của ĐB Trương Trọng Nghĩa rằng trong luật An toàn thông tin mạng và luật An ninh mạng có những điểm trùng lắp, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn cho rằng, trong quá trình làm dự thảo luật An ninh mạng đã có rà soát những gì trùng lắp thì bỏ ra, còn những gì luật An toàn thông tin mạng chưa đề cập thì đưa vào luật An ninh mạng. Luật An ninh mạng cao hơn không chỉ về mặt kỹ thuật mà đảm bảo về an ninh quốc gia trên không gian mạng.

Về tạo hệ sinh thái số để thay thế, khi các ĐB nêu liệu có tạo hệ sinh thái nào để thay thế Google và Facebook không, nếu chúng ta phát triển hoặc các nhà mạng khác tốt hơn ta có thể thay thế. Nhưng ở đây tôi không đặt vấn đề không sử dụng 2 nhà mạng này mà người dùng có thể dùng nhà mạng khác khi không dùng Google, Facebook.

Đối với ý kiến ĐB Trần Thị Quốc Khánh về ứng dụng CNTT trong CCHC, hiện chúng ta đã rất quan tâm đến ứng dụng CNTT. Các quy định ở tầm thông tư, nghị định, hiện đang bám rất sát luật CNTT, nghị quyết 36a để chủ động phối hợp với Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ.

Vừa rồi lần thứ 2 Bộ TT&TT ký với Bộ Nội vụ về ứng dụng CNTT trong CCHC, Chính phủ điện tử, tập trung phối hợp ban soạn thảo luật CNTT, cuối tháng này tổng kết để sửa đổi nội dung cần thiết.

Phiên chất vấn kết thúc.

Thu gọn
17/11/2017 | 17:50

16h20

Trước ý kiến của ĐB Phan Viết Lượng về đề án quy hoạch báo chí, nguyên nhân, hạn chế và Bộ đã tham mưu các giải pháp như thế nào, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn cho biết, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Thủ tướng, tháng 9/2015, Bộ TT&TT tổ chức hội nghị phổ biến đề án quy hoạch phát triển quản lý báo chí toàn quốc đến 2025, đề nghị các cơ quan chủ quản tổ chức sắp xếp lại cơ quan báo chí trực thuộc của mình theo hướng quy hoạch đã được TƯ duyệt.

ĐB Phan Viết Lượng

Đến nay, nhiều cơ quan chủ quản đã tích cực triển khai. Với Bộ TT&TT, triển khai từ 8 cơ quan báo chí giảm về còn 3 (2 báo, 1 tạp chí). Theo quy hoạch, chúng tôi chỉ có 1 báo, 1 tạp chí thì chúng tôi đang tiếp tục sắp xếp lại.

Tuy nhiên, một số cơ quan địa phương cho biết có một số khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai và đề xuất có cơ chế đặc thù.

Bộ TT&TT cũng đã có báo cáo và xin ý kiến Ban cán sự đảng Chính phủ và Ban Bí thư. Gần đây nhất, ngày 3/5, Văn phòng TƯ Đảng có công văn truyền đạt ý kiến chỉ đạo, Bộ TT&TT và Ban cán sự đảng Bộ TT&TT sớm hoàn thiện đề án và trình Thủ tướng phê duyệt.

Vừa qua, Bộ TT&TT đã tiến hành xem xét lại nội dung quy hoạch phù hợp luật Báo chí. Bộ Tư pháp vừa rồi cũng đã thẩm định, Bộ TT&TT đã hoàn thiện lại và tới đây Bộ sẽ hoàn thiện đề án để trình Thủ tướng và triển khai thực hiện trên cơ sở chỉ đạo của Bộ Chính trị và Ban Bí thư.

Việc triển khai quy hoạch tới, Bộ TT&TT đang lấy ý kiến thẩm định của các cơ quan, ngoài theo định hướng quy hoạch thì cơ quan quản lý còn đánh giá việc thực hiện theo tôn chỉ mục đích, xem xét lại hết toàn bộ tôn chỉ mục đích của cơ quan báo chí, ghi trong giấy phép hoạt động báo chí để làm căn cứ tiến hành sắp xếp quy hoạch, cho đình bản tạm thời hoặc thu hồi giấy phép hoạt động báo chí và giảm số lượng các cơ quan báo chí không hoạt động hoặc hoạt động không hiệu quả, có những sai phạm.

Bộ TT&TT tiếp tục giúp Thủ tướng và hướng dẫn tổ chức, triển khai kiểm tra việc thực hiện quy hoạch đó.

Thu gọn
17/11/2017 | 17:34

16h10

Bộ trưởng trả lời tranh luận của ĐB Nguyễn Mai Bộ cho rằng có tình trạng “vừa đá bóng, vừa thổi còi” về quản lý sim:

Trong việc thực thi pháp luật nói chung, trong quản lý sim nói riêng, tất cả các DN viễn thông đều phải tuân thủ, không kể  DN thuộc Bộ hay ngoài Bộ. Thực tế Bộ TT&TT đã có nhiều quyết định xử lý vi phạm hành chính đối với tất cả các DN viễn thông trong quản lý thông tin thuê bao, trong đó có cả VNPT và MobiFone.

ĐB Nguyễn Mai Bộ

Trong các văn bản quản lý trước đây chưa phân định rạch ròi trách nhiệm của DN hay của đại lý trong việc phát tán sim kích hoạt sẵn. Hiện nay theo nghị định 49, trách nhiệm là của DN viễn thông, trước đây tôi nói là chúng ta không nắm đằng gốc mà chỉ nắm xử lý đại lý, mà đại lý thì không bao giờ xử lý hết được.

Bây giờ dù đại lý ở đâu thì trách nhiệm của DN là chính, vì anh là người cung cấp sim cho đại lý. Cách quản lý mới này cần có thời gian quá độ nên trong nghị định 49 quy định rõ sau thời điểm 24/4/2018, DN phải chịu hoàn toàn trách nhiệm đăng ký thông tin thuê bao. Chúng tôi sẽ tiếp tục xử lý tất cả DN vi phạm, kể cả sai phạm, kể cả xuất phát từ đại lý cũng xử lý DN. Biện pháp này cũng là bước tiếp theo mạnh mẽ hơn việc hạn chế sim rác và tin nhắn rác.

Chia sẻ với ĐB trong thời gian qua Bộ TT&TT cũng có quyết định xử lý trách nhiệm đối với lãnh đạo tập đoàn viễn thông VNPT, và dự kiến cũng xử lý trách nhiệm với lãnh đạo MobiFone trong việc tồn tại sim rác như hiện nay, chứ không có tình trạng chúng tôi vừa đá bóng, vừa thổi còi.

Thu gọn
17/11/2017 | 17:27

16h05

Bộ trưởng Trương Minh Tuấn trả lời ý kiến tranh luận của ĐB Vũ Trọng Kim, đồng thời ĐB Cao Thị Xuân (Thanh Hoá) có hỏi về tình trạng thông tin mạng xã hội lấn át báo chí:

Tôi có trả lời là nói như vậy là gần đúng vì tốc độ truyền thông tin trên mạng xã hội nhanh chóng, nhanh chóng áp đảo, nhưng đa số người dân vẫn tin thông tin trung thực của báo chí hơn là tin truyền trên mạng xã hội. Việc này sáng nay tôi đã trả lời rồi.

Chủ nhiệm UB Tư pháp Lê Thị Nga

Liên quan ý kiến của ĐB Lê Thị Nga, ĐB Ngô Trung Thành và ĐB Thạch Phước Bình là chi cho Chính phủ điện tử chưa đáp ứng được yêu cầu, chi cho CNTT kết cấu hạ tầng là 0,6% ngân sách nhà nước.

Cụ thể, tại quyết định của Thủ tướng phê duyệt chương trình quốc gia về ứng dụng CNTT hoạt động giai đoạn 2011 - 2015, kinh phí là 1.700 tỷ. Bộ TT&TT đã đề nghị Bộ KH-ĐT, Tài chính ưu tiên, nhưng do khó khăn về vốn, ngân sách rất eo hẹp nên kinh phí theo quyết định là rất hạn chế.

Trong 5 năm chi khoảng 490 tỷ (năm 2011 là 120 tỷ, 2012 là 100 tỷ, 2013 là 70 tỷ, 2014 là 100 tỷ, 2015 cũng chỉ khoảng 100 tỷ). Do mức bố trí vốn thực tế thấp hơn nhiều, đạt khoảng 29% so với quyết định của Thủ tướng, nên các dự án quy mô quốc gia triển khai chậm, chưa được triển khai.

Giai đoạn 2016 - 2020, Chính phủ đã ban hành nghị quyết 73 phê duyệt các chủ trương đầu tư các chương trình mục tiêu, trong đó CNTT có tổng vốn thực hiện là 7.920 tỷ, trong đó vốn đầu tư phát triển từ ngân sách TƯ là 2.960 tỷ. Tuy nhiên đến thời điểm hiện nay, Bộ KH-ĐT dự kiến kinh phí quy định nguồn vốn ngân sách TƯ chỉ 884 tỷ, với mức đầu tư bị giảm lớn như trên nên giai đoạn 2 khó hoàn thành mục tiêu ứng dụng CNTT và xây dựng Chính phủ điện tử.

Trong phạm vi quản lý của Bộ TT&TT, chúng tôi đã nêu 2 chương trình CNTT lớn như trên, còn số liệu ĐB nêu bao gồm cả kinh phí kết cấu hạ tầng khác như viễn thông. Bộ TT&TT cũng nhất trí ý kiến của ĐB là cần có đánh giá hiệu quả đầu tư ứng dụng CNTT và xây dựng Chính phủ điện tử gắn với CCHC, tinh giản biên chế.

Thu gọn
17/11/2017 | 17:15

15h50

Việt Nam phải có chủ quyền không gian mạng

Sau giải lao, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tiếp:

Nguy cơ mất an toàn, an ninh thông tin lớn như vậy nhưng chúng ta chưa có nhận thức rõ nguy cơ từ tổ chức đến cá nhân. Ở tất cả các nước, nếu đầu tư 100 đồng cho CNTT thì họ bỏ ra 15-21 đồng cho an toàn, an ninh thông tin. Ở VN, con số này khoảng 5%.

Thứ hai, lực lượng cán bộ được đào tạo an toàn an ninh thông tin chuyên sâu rất ít. Hiện có khoảng 500 cán bộ trong các cơ quan nhà nước trong khi con số này ở TQ là 40 nghìn, ở Mỹ, Đức 15-20 nghìn.

Với người dân, phải dùng từ “dễ dãi”, chúng ta không nhận thức được nguy cơ. Bất cứ tin nhắn nào đến điện thoại là ấn vào ngay, thấy thư nào có khuyến mại là vào, cóp tài liệu vào USB về là cắm luôn vào máy tính. Đây là điều đáng báo động cho an toàn thông tin tại VN.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam

Hay khi chúng ta cài ứng dụng nào thì mọi thông tin cá nhân đều được các công ty thu thập, lý thuyết là phục vụ mục đích kinh doanh của công ty đó nhưng hoàn toàn có thể bị lợi dụng để tống tiền, lừa đảo và làm nhiều việc có hại cho bản thân mình.

Chúng ta cũng phải khẳng định chủ quyền quốc gia về an toàn, an ninh thông tin. Trên thế giới đã có khái niệm không gian thứ 5, đội quân thứ 5 - không gian mạng. Quan điểm của Chính phủ là phải có có chủ quyền không gian mạng nhưng không phụ thuộc toạ độ địa lý như các chủ quyền khác.

Thế giới thống kê có những biểu hiện mất an toàn, an ninh: Bôi nhọ, nói xấu; lộ, lọt bí mật; phá hoại thông tin, hệ thống, nặng hơn có thể đánh sập hệ thống điều hành điện, nước, chiếm quyền kiểm soát toàn bộ hệ thống.

Nguy hiểm hơn biến mình thành đồng phạm, tức lợi dụng hệ thống của mình tấn công nước thứ 3 mà mình không biết.

Tại VN, nguy cơ nằm ở các máy cá nhân, có những báo động ở đó, giờ chưa làm gì, đến thời điểm nhất định có thể tập hợp đội quân đó lại thực hiện những hành vi hoàn toàn theo ý họ. Máy nhiễm của VN hiện cao nhất thế giới, nếu không ý thức từ bây giờ thì vô cùng nguy hiểm.

Do đó phải có nhận thức; phải có công cụ, lực lượng chuẩn bị; xây dựng hệ thống cảnh giới. Khi có sự cố xảy ra phải có khả năng ứng phó; phải khôi phục lại trạng thái ban đầu.

Về năng lực ứng phó, vì tính bằng giây nên cơ cấu quy định phải rất rõ ràng, cụ thể. Thủ tướng đã ký 4 quyết định rất chi tiết, vì lúc đó không thể họp ban chỉ đạo, thậm chí gọi xin ý kiến cũng không kịp.

Vụ tấn công vào Vietnam Airlines gây chú ý rất nhiều vì nói xấu, giống như tay trộm vào nhà viết bậy, nói bậy. Vụ đó từ 12h trưa anh em chuyên môn đã biết là 16h có thể bị tấn công và đã có lệnh từ nhiều người chuyên môn. Cơ chế điều hành phối hợp phải cực kỳ cụ thể, chi tiết.

Khi nói đến an toàn thông tin, cả thế giới đều nói về nguyên tắc toàn vẹn, bí mật, đặc biệt yêu cầu truy trách nhiệm, dấu vết, vì tội phạm trên mạng vô cùng tinh vi.

Giờ phải đẩy mạnh Chính phủ điện tử, đồng thời phải đảm bảo an toàn thông tin, khi thực hiện dịch vụ công cấp độ 4, có thể thanh toán qua mạng thì điều đầu tiên là mất tiền, chưa nói cái mất to lớn hơn là về chính trị, an toàn xã hội.

Rất mong có rất nhiều lãnh đạo các tỉnh, bộ ngành ở đây, việc ứng dụng CNTT thì tất cả phải cùng làm và phải làm trên tình hình mới, căn cứ vào dịch vụ công, đi thuê về làm, không nên tự làm, tự mua, không nên lập cơ sở dữ liệu riêng biệt rồi để nằm nguyên, rất lãng phí.

Trước đây cứ 10 năm chúng ta tổng điều tra dân số 1 lần, giữa kỳ 1 lần nữa, rất tốn kém, mất thời gian. Nếu làm tốt cái này, lần điều tra dân số 2019 tới đây gần như là cuối cùng, sau đó sẽ có cơ sở dữ liệu sống.

Thu gọn
17/11/2017 | 17:04

15h20

Không đảm bảo an toàn thông tin thì nguy hại vô cùng

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đề cập 3 vấn đề ĐB, cử tri quan tâm.

XEM CLIP:

Thứ nhất, về Chính phủ điện tử: Phải nhìn thẳng vào thực tế là chúng ta rất tích cực nhưng chỉ đứng đâu đó thứ 80 trên thế giới.

Người ta đánh giá 3 nhóm tiêu chí: hạ tầng, nguồn nhân lực, cung cấp dịch vụ công trực tuyến. Cả 3 mặt còn nhiều hạn chế và cần làm tốt hơn.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam

Về dịch vụ công trực tuyến, chúng ta có 109.644 dịch vụ công, 95% là cấp tỉnh trở xuống, 5% bộ ngành. Tháng 7 vừa rồi trung bình mới có 1% dịch vụ công cung cấp ở mức cao nhất, cấp độ 4 tức kèm theo thanh toán; 5% ở cấp độ 3, tức là dân lấy mẫu trên mạng nộp đi khai nộp và thanh toán trực tiếp.

Ở các bộ thì ít hơn. Ví dụ Bộ Tài chính có 943 dịch vụ có 26% làm cấp 4; Bộ KH-ĐT có 330 dịch vụ có 2% làm cấp độ 4…

Chính phủ, Thủ tướng rất quyết liệt, giao nhiệm vụ cho từng bộ phải ra số liệu cụ thể từng dịch vụ công sẽ làm cấp độ 4. Việc này liên quan đến thanh toán điện tử và sẽ là thước đo tổng thể.

CNTT chỉ là công cụ phục vụ hành chính xây dựng Chính phủ điện tử. Việc đầu tiên đó là xác định quyết tâm, nhiệm vụ chính trị rất cụ thể phải ứng dụng CNTT xây dựng Chính phủ điện tử, không chỉ là vấn đề biên chế, tiết kiệm thời gian chi phí của người dân và DN mà quan trọng hơn hết là công khai và minh bạch, chống tiêu cực, chống tham nhũng.

Chúng ta rất mừng môi trường cạnh tranh của VN tăng 14 bậc, mức tăng cao nhất trong thời gian qua, trong đó có 2 chỉ số thuế và bảo hiểm, trong đó bảo hiểm tăng rất nhiều vì thời gian qua đã làm hệ thống CNTT để thấy ứng dụng CNTT rất quan trọng.

Tiền chúng ta có thiếu không? Đứng ở góc độ đó thì chúng ta thấy bao giờ cũng chưa đủ. Điều quan trọng hàng đầu là nhận thức của tất cả chúng ta, phải vượt qua tâm lý ngại dùng công nghệ hiện đại, mình không rành thì mất quyền kiểm soát bộ máy, công việc của mình. Chúng ta thẳng thắn nhìn nhận còn một số bộ phận ngại công khai minh bạch, nếu ứng dụng CNTT vào điều hành coi như mình bị giám sát.

Bộ phận kỹ thuật, rất cục bộ như nhiều ĐB nói, dữ liệu mỗi nơi một tí không ai chịu liên thông, chia sẻ, muốn tự mình làm hết. Chính phủ từ 2 năm nay chỉ đạo quyết liệt việc này và yêu cầu tinh thần cụ thể đo được đếm được từng bộ ngành và công khai cụ thể.

Thứ 2, báo chí và mạng xã hội, tinh thần chung là chúng ta tạo điều kiện phát triển mạnh và đi đôi với quản lý tốt, đúng pháp luật, không vi phạm các cam kết thế giới nhưng phải với thái độ kiên quyết hơn.

Hiện trên thế giới có 7,5 tỷ người, 32% sử dụng Internet, 42% số người dùng mạng xã hội. Việt Nam có 67% người dùng Internet, ta gần như là thị trường các công ty nước ngoài hướng đến. Mạng xã hội chỉ là 1. 95% là thị phần là của nước ngoài; công cụ tìm kiếm 98% là nước ngoài. Thứ 3, thư điện tử 98%; thương mại điện tử 80% thị phần nước ngoài. Cái ta làm tốt là trò chơi điện tử 60%. Bao trùm lên trên hết là tiền quảng cáo, Facebook và Youtube là 80%, riêng tiền này năm vừa rồi là 350 triệu đô la. Vì thế chúng ta phải có thay đổi.

Thứ 3, dùng các biện pháp kỹ thuật làm chậm lại khi cần thiết và điều quan trọng cuối cùng là tuyên truyền pháp luật. Như ở Đức người ta tuyên truyền người dân chỉ có 37% dân dùng mạng xã hội vì họ ý thức được lên mạng xã hội là mất thông tin cá nhân.

Thủ tướng có nói với tôi rằng cần báo cáo QH, Chính phủ yêu cầu Bộ TT&TT và các bộ ngành có thái độ rõ ràng, dứt khoát và kiên quyết hoàn toàn phù hợp với luật pháp Việt Nam, cam kết quốc tế nhưng phải đảm bảo, chúng tôi tạo điều kiện phát triển nhưng phát triển kinh tế phải đảm bảo ổn định chính trị, trật tự xã hội, đảm bảo phát triển văn hoá con người Việt Nam, đảm bảo tăng cường khối đại đoàn kết, không được bôi xấu, chia sẻ, gieo rắc thông tin đi ngược với chủ trương của Đảng và Nhà nước.

Về an toàn thông tin, đây là vấn đề rất lớn. Chúng ta không thể không ứng dụng CNTT như nhiều ĐBQH nói nhưng nếu không đảm bảo an toàn thông tin thì nguy hại vô cùng. An toàn thông tin chúng ta đứng trên 100, tức trung bình yếu. Trong đó có những chỉ số liên quan đến ý thức và hành vi của người dân thì chúng ta thuộc loại yếu nhất trên thế giới.

Hiện trên thế giới, cứ 1 giây có 176 sự cố liên quan đến an toàn thông tin, 3 cuộc tấn công có chủ đích, 4 mã độc phát tán ra. Tức là tôi vừa nói câu này thì có 1.000 cuộc tấn công, trong đó mấy chục tấn công có chủ đích và mấy chục mã độc mới được sản sinh ra.

Có một vài chỉ số đứng cuối cùng thế giới như chỉ số phát tán thư rác. Cứ 1 giờ là có 200 tỷ thư trên thế giới phát đi, 53% trong số đó là thư rác, trong đó có rất nhiều thư có mã độc, Việt Nam chiếm 11,7%, Trung Quốc chiếm 12,4%, Mỹ 8,5%. Nếu tính theo số người thì chúng ta đứng số 1.

Thứ 2, lây nhiễm tại chỗ, bây giờ tất cả đều kết nối, tỉ lệ lây nhiễm từ các thiết bị cá nhân Việt Nam là nhất thế giới.

Thu gọn
17/11/2017 | 16:12

15h02:

Chi phí đầu tư cho CNTT không phải ít

Có 4 ĐB giơ biển tranh luận với Bộ trưởng.

ĐB Vũ Trọng Kim, Hải Dương

Bộ trưởng có nói mạng xã hội hiện nay áp đảo, không biết áp đảo cái gì, áp đảo dư luận xã hội hay báo chí cách mạng.

ĐB Vũ Trọng Kim

Chủ nhiệm UB Tư pháp Lê Thị Nga (Thái Nguyên)

Bộ trưởng nói chi cho Chính phủ điện tử chưa đáp ứng yêu cầu. Tuy nhiên tôi xin trao đổi thêm và có kiến nghị thêm với Chính phủ. Theo chúng tôi biết trong 3 năm Chính phủ đã chi cho đầu tư công nghệ thông tin viễn thông, kết cấu hạ tầng như sau: Năm 2014 là 6. 894 tỷ đồng, năm 2015 là 6.839 tỷ, 2016 là 6.613tỷ, chiếm 0,6% tổng chi ngân sách nhà nước; tỉ lệ máy tính được trang bị cho công chức, viên chức ở TƯ là 87,94%, cấp tỉnh là 95,26%; kết nối intenet ở TƯ là 94,49%, cấp tỉnh 97%.

Trong báo cáo thẩm tra về phòng chống tham nhũng, UB Tư pháp có đánh giá, việc đầu tư cho CNTT viễn thông kết cấu hạ tầng phục vụ quản lý hành chính chi phí lớn nhưng bộ máy không giảm hoặc giảm chưa tương xứng với số tiền đã đầu tư.

Bộ trưởng cần có đánh giá hiệu quả đầu tư vì số tiền đầu tư không nhỏ. Tôi cũng kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo cơ quan chức năng đánh giá với số tiền đâu tư đó có nhỏ không, có tương xứng kết quả đầu tư chưa?

ĐB Ngô Trung Thành, Đắk Lắk

Tôi đồng tình ĐB Lê Thị Nga. Các nguyên nhân Bộ trưởng đề cập chưa hoàn toàn thoả đáng. Bộ đã có quy định khi xây dựng các dữ liệu phải dựa trên dữ liệu hiện có và phải có kết nối liên thông nhưng rất lạ khi rất nhiều cơ sở dữ liệu cơ quan ngành đều xây dựng từ đầu, không trên nền tảng công nghệ, không sử dụng được của nhau, gây lãng phí tiền của, nhân lực ghê gớm. Bộ đã nhận diện ra vấn đề này từ bao giờ, Bộ có tính toán được số tiền lãng phí này không? Bộ làm gì để khắc phục?

ĐB Nguyễn Mai Bộ, An Giang

Về vấn đề sim rác, Bộ trưởng trả lời vừa rồi tôi thấy chưa thoả đáng khi sim rác không phải từ trên trời rơi xuống, chính là những DN viễn thông trong đó có 2 DN rất lớn của Bộ sản xuất và tung ra thị trường. Vậy thì có rơi vào trường hợp vừa đá bóng, vừa thổi còi khi Bộ thì xử phạt, cơ quan DN Bộ quản lý lại sản xuất ra, lúc đó ngăn chặn nó thế nào?

Thứ hai, nói như Bộ trưởng, cái gì cũng nói do pháp luật thì e kết quả làm luật của QH trong những năm gần đây không như BT nói. Tôi cho rằng rất nhiều luật có hiệu lực pháp luật và không có vướng mắc gì cả nhưng toàn bộ giải pháp BT đều nói phải hoàn thiện hệ thống pháp luật. Đề nghị Bộ trưởng chỉ cụ thể điều nào, luật nào thì đề xuất mới chính xác, thuyết phục, ĐBQH mới cảm thấy kết quả làm luật của mình không uổng phí.

Thu gọn
17/11/2017 | 16:34

14h54

Bộ trưởng TT&TT trả lời câu hỏi của ĐB Nguyễn Tạo (Lâm Đồng): Tình hình tấn công mạng ngày càng phổ biến và tăng về quy mô số lượng, dẫn đến lộ lọt thông tin gây thiệt hại cho cơ quan tổ chức.

Gần đây, trên phạm vi toàn cầu, các cuộc tấn công mạng tăng cường cả quy mô và tính chất. Ngay cả các quốc gia lớn cũng không thoát khỏi tác động này, điển hình vụ tấn công mạng làm mất điện ở Ukraina, thời gian diễn ra bầu cử Tổng thống Mỹ...

VN không ngoại lệ, đến hết tháng 10, ghi nhận hơn 11 nghìn cuộc tấn công mạng dưới các hình thức khác nhau. Ngay trong hội nghị APEC chúng ta phát hiện 27 cuộc tấn công có chủ đích vào hệ thống hội nghị cấp cao và ở trung tâm báo chí, 17 lỗ hổng được phát hiện, hàng nghìn cuộc có nguy cơ tấn công.

Về nguyên tắc không có hệ thống thông tin nào là an toàn tuyệt đối trong khoảng thời gian dài, ngay cả hệ thống quốc gia phát triển trên thế giới. Nên công tác đảm bảo an toàn thông tin mang tính chất thường xuyên và liên tục.

Tồn tại hạn chế của ta hiện nay là có 41% cơ quan tổ chức không thực hiện kiểm tra quản lý về rủi ro an ninh, dẫn đến việc không phát hiện nguy cơ lỗ hổng mã độc tiềm ẩn sẵn trong hệ thống. Đây là ý thức của các cơ quan tổ chức. Có 51% cơ quan tổ chức chưa có quy trình thao tác để phản hồi, xử lý mà xảy ra sự cố, dẫn đến hết sức lúng túng và bị động. 73% cơ quan tổ chức chưa triển khai áp dụng các biện pháp đảm bảo an toàn thông tin theo chuẩn trong nước và quốc tế.

Nguyên nhân là do nhận thức hạn chế về đảm bảo an toàn thông tin mạng. Nhận thức của chúng ta là xác định việc đảm bảo an toàn thông tin mạng là trách nhiệm của tất cả hệ thống, mỗi người phải tự đảm bảo an toàn cho mình. Nguồn nhân lực đặc biệt chuyên ngành thông tin còn mỏng, cơ quan nhà nước gặp rất nhiều khó khăn về thu hút các chuyên gia giỏi về an toàn thông tin về làm việc, chế độ thu nhập đãi ngộ còn hạn chế.

Để khắc phục, thời gian qua Bộ TT&TT đã xây dựng và trình Chính phủ một số đề án lớn như: tuyên truyền phổ biến nhận thức về trách nhiệm an toàn; đào tạo phát triển nguồn nhân lực an toàn thông tin... Để đảm bảo hệ thống an toàn thông tin, Bộ TT&TT và các cơ quan chức năng sẽ hướng dẫn hỗ trợ các chủ quản hệ thống qua việc ban hành văn bản hướng dẫn và cảnh báo, điều phối, hỗ trợ ứng phó khẩn cấp khi có sự cố tấn công mạng.

Qua đây cũng đề nghị các chủ quản hệ thống thông tin, đặc biệt hệ thống thông tin quan trọng chú trọng tăng cường kiểm soát kỹ thuật và phối hợp chặt chẽ với các đơn vi chức năng đảm bảo hệ thống thông tin của mình.

Thu gọn
17/11/2017 | 16:03

14h55

1 năm thu hồi 30 triệu sim rác

Bộ trưởng trả lời về quản lý sim rác và chuyển đổi mã vùng:

Năm vừa qua, Bộ tăng cường quản lý, xử lý sim rác. Một mặt yêu cầu đăng ký lại với các thuê bao không rõ danh tính, không có tên thật. Với mua bán sim trả trước, Bộ đã ban hành nghị định 49, trong đó có một số quy định mới khi bán sim, quy định đăng ký thông tin thuê bao và tăng cường xử lý sim kích hoạt sẵn.

Trong 1 năm, chúng tôi đã thu hồi trên 30 triệu sim kích hoạt sẵn nên lượng sim rác và tin nhắn rác đã giảm rõ ràng nhưng cũng chưa hết được. Chúng ta có 93 triệu dân nhưng có tới 130 triệu sim, do đó lượng sim rác còn rất nhiều.

Các nhà mạng cũng đã thực hiện cam kết với nhau xử lý sim rác. Bộ yêu cầu nhà mạng tiếp tục thực hiện các giải pháp, đồng thời thực hiện mua chéo lẫn nhau, nhà mạng này mua sim kích hoạt sẵn nhà mạng khác để xử lý.

Về chuyển đổi mã vùng, vừa qua đã quy hoạch mã vùng toàn bộ về đầu mã 2. Việc này có nhiều lợi ích.

Thứ nhất, độ dài chữ số khi người gọi liên tỉnh hay gọi từ di động là thống nhất trên toàn quốc, 11 chữ số. Người sử dụng dễ nhớ, ít bị nhầm lẫn hơn.

Thứ hai, các tỉnh thành phố liền kề được gom chung 1 mã, tiến tới 63 tỉnh còn 10 vùng. Ví dụ mã vùng 20 của các tỉnh Đông Bắc Bộ, khi đó người dân hưởng lợi, chi trả liên tỉnh cũng chỉ bằng chi phí như gọi cùng địa phương.

Thứ ba, sau khi chuyển về đầu 2, các đầu mã thu hồi sẽ dùng cho dịch vụ di động, chuyển thuê bao di động 11 số về 10 số, tức để dồn kho số. Hiện nay có một số vấn đề chưa tiện ích, nhưng sau khi dồn thì kho tài nguyên số lớn sẽ được sử dụng làm nhiều việc khác để thực hiện cách mạng 4.0 và tới đây phát riển từ 4G lên 5G.

Thứ tư, toàn bộ đầu mã 1 sẽ dùng cho thuê bao di động phục vụ kết nối thiết bị với thiết bị.

Thứ năm, quy hoạch kho số viễn thông mới đảm bảo tài nguyên viễn thông sử dụng hiệu quả hơn, góp phần phát triển bền vững thị trường viễn thông, mang lại nhiều tiện ích hơn cho người dân và xã hội.

Hiện 59 tỉnh đã được chuyển đổi mã vùng, toàn bộ được đưa về đúng mã 2, các đầu mã 3-8 để làm mã hoạt động liên thông khác.

Về phản ánh của khách hàng, đến nay tiếp nhận 18.600 phản ánh, đều được DN viễn thông giải quyết, trong đó nội dung đa phần là cách quay mã vùng.

Thu gọn
17/11/2017 | 16:00

14h52

Trả lời ĐB Phạm Như Hiệp, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn nói: Đối với các chương trình không phù hợp lứa tuổi thiếu nhi, trên thế giới cũng vậy, trong các chương trình có giờ quy định trẻ em không được xem các chương trình này, khuyến cáo trẻ em không xem chương trình và các bộ phim như vậy.

ĐB Phạm Như Hiệp

Chúng ta có chương trình dành cho người lớn, các chương trình thiếu nhi trong đó có phim hoạt hình, nhưng chương trình trên truyền hình không thể phân biệt được đây chỉ có chương trình dành cho trẻ em, hiện nay cơ cấu trong gia đình VN khác, thậm chí trẻ em và người già 3-4 người ngồi xem 1 chương trình truyền hình. Đương nhiên có những bộ phim không phù hợp với lứa tuổi trẻ em thì trước hết ta phải tuyên truyền, giáo dục gia đình và trẻ em không xem các chương trình đó.

Đối với các chương trình giải trí, ca nhạc, văn nghệ, hiện nay có tình trạng nhiều chương trình từ cách ăn mặc đến biểu diễn không phù hợp với lứa tuổi trẻ em, thì trước hết trách nhiệm của các cơ quan báo chí, cơ quan đài. Phối hợp với Bộ VH-TT-DL, ví dụ Bộ VH-TT-DL có quy định trang phục ăn mặc khi lên sân khấu biểu diễn, các chương trình đó cũng phải phù hợp như vậy.

Khuyến khích có nhiều chương trình hay đối với lứa tuổi trẻ em, ví dụ hiện nay được biết các đài đều xây dựng chương trình tin tức về trẻ em, chương trình giải trí, ca nhạc, kể chuyện và phim hoạt hình cho trẻ em. Phải tăng thời lượng các chương trình đó lên, giảm bớt thời lượng không phù hợp với thuần phong mỹ tục nói chung chứ không phải không phù hợp riêng với trẻ em.

Thu gọn
17/11/2017 | 15:51

14h50

Về ý kiến ĐB Vũ Thị Nguyệt (Hưng Yên), Bộ trưởng TT&TT nói: Về bản chất, công nghệ môi trường Internet là môi trường mở, cho phép người sử dụng tự do tìm kiếm sử dụng thông tin, nên tuỳ thuộc động cơ mục đích và nhận thức của cá nhân tổ chức sử dụng mà thông tin Internet tích cực và tiêu cực.

ĐB Vũ Thị Nguyệt

Tác động tích cực là kho tri thức khổng lồ của nhân loại, tích luỹ qua nhiều giai đoạn, là môi trường trao đổi thông tin nhanh chóng tiện lợi, cung cấp cho các phương tiện giải trí phong phú về nội dung. Đối với trẻ em, các tác động tích cực thể hiện rất rõ các mặt là giúp cho trẻ em học tập, giao lưu, kết bạn, giải trí. Về tác động tiêu cực rất rõ là khi Internet càng phát triển thì phản ánh ngày càng đầy đủ xã hội ảo, mà so sánh xã hội ảo với xã hội thật cũng rất khó khăn, nhất là những phức tạp, tinh vi hơn với những hành vi vi phạm pháp luật.

Bên cạnh những thông tin tích cực thì hiện nay có tính chất đáng báo động với trẻ em như dâm ô, đồi truỵ, kích động bạo lực... trên Internet, do trẻ em còn thiếu hiểu biết, trải nghiệm cuộc sống thiếu kỹ năng, kiến thức để bảo vệ mình, đây là đối tượng dễ bị ảnh hưởng trước thông tin độc hại trên Internet, điều này dần ảnh hưởng đến phát triển tâm sinh lý, ảnh hưởng việc học tập của trẻ em. Hành vi phổ biến ở đây là tác động của Internet dễ gây tổn thương hơn đến sức khoẻ tâm lý và hành vi, lợi dụng Internet để phát tán sản phẩm văn hoá độc hại, kích động bạo lực, dâm ô đồi truỵ...

Các giải pháp hiện nay, luật Trẻ em đã được QH ban hành, Bộ TT&TT đang tập trung: một là hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển Internet lành mạnh. Hai là xây dựng các quy định, giải pháp giúp cho gia đình bảo vệ trẻ em sử dụng máy tính khi truy cập các trang web. Ba là tăng cường công tác thông tin tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội để hướng tới tầng lớp thanh niên, giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức sử dụng thông tin trên Internet một cách chọn lọc, tăng nguồn lực dành cho công tác truyền thông vận động xã hội...

Thu gọn
17/11/2017 | 15:45

14h45

Bộ trưởng TT&TT trả lời ĐB Nguyễn Sỹ Cương về việc lợi dụng quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận để xâm phạm lợi ích của Nhà nước và chính đáng của công dân, nâng cao vai trò báo chí ở trong công cuộc phòng chống tham nhũng.

Ở đây, trước hết nói tự do ngôn luận là 1 trong quyền căn bản của công dân, đây là 1 trong những quyền mà vừa bị xuyên tạc, vừa bị lợi dụng nhiều nhất. Trước hết cần khẳng định rằng, Đảng, Nhà nước ta chủ trương nhất quán vấn đề này, được ghi nhận trong Hiến pháp. Trong những năm qua, báo chí có đóng góp xứng đáng trong việc tuyên truyền, phổ biến chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.

Như ĐB nói, lợi dụng quyền tự do báo chí để xâm phạm lợi ích, đây có thể hiểu luật pháp không cho phép ra báo chí tư nhân, điều này đã và đang bị các thế lực thù địch xuyên tạc, bị các nhóm chính trị lợi dụng công kích chế độ.

Họ cho rằng không cho ra báo chí tư nhân là chúng ta không có tự do ngôn luận mà chỉ có báo chí quốc doanh, mà đã báo chí quốc doanh thì viết bài và đưa tin theo lệnh của tuyên giáo. Điều này cần nói rõ, báo chí nước ta có báo Đảng, báo cơ quan nhà nước, báo của đoàn thể, nên cá nhân không được phép ra báo nhưng các cá nhân tập hợp lại thành tổ chức xã hội tự nguyện, hoạt động hợp pháp, phi lợi nhuận thì được phép ra báo, không chỉ các nhà báo chuyên nghiệp mà mọi công dân đều có quyền viết bài và bày tỏ chính kiến của mình trên mặt báo.

Việc không cấp phép cho tư nhân ra báo không những không làm hạn chế quyền tự do ngôn luận trong báo chí mà còn đảm bảo báo chí nước ta không bị lũng đoạn.

Bộ TT&TT có trách nhiệm quản lý nhà nước về báo chí, Ban Tuyên giáo TƯ và các cấp có nhiệm vụ định hướng báo chí, việc định hướng này theo nghị quyết của Đảng, luật pháp, Hiến pháp, khẳng định nước ta không có chế độ kiểm duyệt báo chí.

Vừa qua có một số người lợi dụng quyền tự do ngôn luận báo chí để xâm phạm lợi ích của nhà nước, lợi ích chính đáng của công dân. Đây là 1 thực tế nhức nhối ở nhiều cấp độ trong báo chí, xét ở góc độ nào đó chúng ta thiếu cơ chế kiểm soát, tự kiểm soát, đặc biệt khi mạng xã hội biến thành phương tiện truyền thông.

Việc báo chí đưa tin nửa sự thật, sai sự thật, đưa tin thật giả lẫn lộn, giật gân câu khách, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, mô tả tội ác rùng rợn, các hành vi thiếu nhân tính, gây bất an cho xã hội. Trường hợp hay nói là cướp giết hiếp, bỏng mắt đắng lòng, sáng đưa trưa gặp chiều gỡ.

Cũng có người lợi dụng tự do báo chí để xuyên tạc lịch sử, ở đây việc chấn chỉnh tiêu cực trong báo chí phải tiến hành đồng thời với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, đảm bảo quyền tự do ngôn luận trong báo chí.

Với trách nhiệm cơ quan quản lý nhà nước về mặt báo chí, Bộ đã đưa ra các giải pháp vừa có tính tổng thể vừa có tính đột phá, rà soát lại hệ thống pháp luật có liên quan, các chế tài vi phạm cần đủ mạnh để ngăn ngừa và răn đe. Tiếp đó, trên cơ sở quy hoạch báo chí, rà soát lại hệ thống báo chí, khuyến khích hoạt động hữu ích và đúng pháp luật, phối hợp với các cơ quan chủ quản kiên quyết sắp xếp lại các cơ quan báo chí hoạt động không đúng tôn chỉ mục đích.

Lần này rất mừng QH bàn luật Bảo vệ bí mật nhà nước minh bạch, dễ hiểu để tạo nền hành chính vừa công khai minh bạch, cái gì đã là mật thì dứt khoát không được đưa, còn cái gì không nằm trong giới hạn mật thì được tự do.

Thu gọn
17/11/2017 | 15:26

14h40

Thông tin trên báo chí đáng tin cậy hơn

Bộ trưởng Trương Minh Tuấn: ĐB Cao Thị Xuân và một số ĐB hỏi về tình trạng thông tin mạng xã hội lấn át báo chí.

XEM CLIP:

Theo Bộ trưởng, nói như vậy là gần đúng vì thực tế, thông tin trên mạng xã hội không lấn lướt thông tin trên báo chí, nhưng thông tin trên mạng xã hội tốc độ truyền tin rất lớn, nhanh chóng, thậm chí áp đảo.

Nhìn tổng thể, đa số người dân vẫn tin vào sự trung thực của báo chí hơn mạng xã hội, người ta lấy thông tin báo chí để khẳng định đúng chứ không ai lấy thông tin trên mạng xã hội để khẳng định. Mạng xã hội có tác động như vậy nhưng phải khẳng định thông tin trên báo chí đáng tin cậy hơn. Hầu hết các nước đều gặp phải tình trạng mạng xã hội lấn lướt báo chí, luật pháp của họ có đủ để xử lý. Đó là kinh nghiệm các chuyên gia của ta cần nguyên cứu.

Bộ trưởng TT&TT Trương Minh Tuấn. Ảnh: Bình Minh

Trong lúc ta đang hoàn thiện luật, không khỏi lúng túng khi xử lý vấn đề. Luật Báo chí 2016 có quy định quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân nhưng thông tin trên mạng xã hội có nhiều yếu tố không khác với báo chí nhưng không được điều chỉnh từ luật Báo chí khiến cho việc quản lý nhà nước về những vấn đề liên quan mạng xã hội lúng túng. Đó là một thực tế mà chúng tôi không né tránh. Đó cũng là rủi ro chúng ta cần khắc phục đồng bộ bằng nhiều giải pháp.

Trước mắt, cần nhận thức rõ luật chưa hoàn chỉnh nhưng có cơ sở để xử lý điều chỉnh những hành vi vi phạm trên mạng xã hội đối với những trường hợp người dùng rõ danh tính, có địa chỉ thật. Bộ luật Hình sự, Dân sự đều có quy định và có thể truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc khởi kiện ra toà.

Tuy nhiên, thực tế có rất nhiều trường hợp có danh tính người dùng nhưng không truy cứu trách nhiệm được, đó là câu hỏi đặt ra với các cơ quan chức năng và những người bị ảnh hưởng đòi lại sự công bằng của mình, không cho họ muốn nói gì thì nói, ném đá gì thì ném đá.

Có tình trạng cùng vi phạm người này bị xử lý nhưng người khác không bị xử lý dẫn đến đồn đoán người này được bảo kê, người kia bị xử lý. Vấn đề không phải là luật mà là thực thi pháp luật công bằng liên quan vi phạm trên mạng xã hội.

Đối với việc dùng mạng xã hội nặc danh, chúng tôi hợp tác các nhà mạng tuân thủ các quy định pháp luật và luật pháp quốc tế. Bước đầu khả quan, gỡ 5.000 video xấu độc trên Youtube. Họ nói cứ 1 phút trôi qua, thời lượng clip tung lên mạng là 48 giờ, họ không kiểm soát được nên có gì chuyển cho họ thì họ xử lý cái đó.

Chúng tôi đang làm việc tiếp với Youtube để có bộ lọc trên mạng để có gì xoá ngay. Tuy nhiên lượng video đưa lên là rất lớn, do vậy cơ quan quản lý phát hiện video nào vi phạm thì sẽ chuyển họ xử lý. Quá trình làm việc với Goolge, Youtube, Bộ TT&TT nhận được sự hợp tác tốt hơn so với Facebook.

Thứ 3 là rà soát hệ thống pháp luật, nhất là các biện pháp chế tài đủ điều chỉnh hành vi trên mạng xã hội. Ban hành văn bản pháp luật mới điều chỉnh riêng trường hợp này lấy kinh nghiệm từ các nước, đảm bảo thực hiện nghiêm về tự do báo chí, tự do ngôn luận nhưng đúng theo luật pháp của Việt Nam.

Mong muốn các ĐB, địa phương, cả hệ thống cùng lên tiếng lấy báo chí làm hạt nhân dẫn dắt mạng xã hội, lấy tích cực đẩy lùi tiêu cực để định hướng, tuyên truyền thông tin tốt, hạn chế thông tin xấu. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm.

Dù ngành TT&TT làm nhiều không tránh khỏi sai sót, mong ĐBQH quan tâm giám sát, chỉ ra hạn chế để chúng tôi tiếp tục vươn lên. Có những cái xử lý tức thời, chưa trọn vẹn mong các ĐB chia sẻ.

Bộ đã triển khai quyết liệt nhiều giải pháp để tăng cường quản lý thông tin trên mạng và ngăn chặn thông tin xấu độc. Chúng tôi đã tham mưu ban hành sửa đổi một số văn bản, tăng cường quản lý Internet… Hiện đang tiếp tục sửa đổi nghị định 72, nghị định 174 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực thông tin bưu chính viễn thông, thông tư 09, thông tư 38…

Lần đầu tiên trong năm, ta xử các phát ngôn thiếu chuẩn mực trên mạng xã hội, tiếp tục tăng cường xử lý. Những người bị xâm hại phải lên tiếng chứ chứng tôi không kiểm soát hết được. Trong trường hợp xác định nhân thân của đối tượng cung cấp thông tin vi phạm thì tuỳ mức độ áp dựng xử lý thích hợp, có trường hợp phối hợp Bộ Công an để xử lý.

Trường hợp không xác định nhân thân, chúng tôi gửi yêu cầu đến các nhà mạng để phối hợp ngăn chặn, gỡ bỏ để xử lý. Cơ quan chức năng của Bộ TT&TT xử lý kỹ thuật về việc phát tán các thông tin sai sự thật, nói xấu, bôi nhọ, xúc phạm danh dự tổ chức, cá nhân, kêu gọi biểu tình chống phá nhà nước.

Chúng tôi điều phối các IMB của tổ chức để xây dựng vận hành hệ thống kỹ thuật ngăn chặn phát tán trên mạng và bước đầu kết quả tốt. Chúng tôi tiếp tục làm vấn đề này, đồng thời tổ chức các đoàn kiểm tra liên ngành để chấn chỉnh quảng cáo trên mạng, chỉ đạo các cơ quan báo chí tăng cường tuyên truyền cho người dùng Internet, mạng xã hội.

Làm trong sạch không gian mạng

Hạn chế, bất cập là giải pháp kỹ thuật rất khó. Kỹ thuật chưa cho phép tách riêng nội dung để chặn mà chỉ chặn cả trang web, nếu áp dụng như vậy gây phản ứng của dư luận và nhà mạng. Các đối tượng thường áp dụng thay đổi mới công nghệ để phát tán thông tin. Ví dụ như lợi dụng mạng xã hội trực tuyến, thông tin lan truyền nhanh khó kiểm soát, hay phát tán dưới dạng tin nhắn, thư điện tử…

Cái khó nữa, người dân ngày càng phụ thuộc mạng xã hội nước ngoài. Chúng ta chưa có giải pháp hiệu quả ngăn chặn dòng tiền quảng cáo sử dụng mục đích xấu trên Facebook, Youtube… Google có chính sách chia sẻ doanh thu cho người sản xuất nội dung nên các phần tử chống đối, thế lực thù địch lợi dụng người dân vì hám lợi tham gia sản xuất, đăng tải clip phản động lên mạng, coi đó là việc làm nhẹ nhàng thu nhập cao…

Có giải pháp đồng bộ, trước hết là các nhà sản xuất nội dung VN, báo chí cần nghiêm túc hạn chế đưa sản phẩm của mình trên các mạng xuyên biên giới. Đề nghị Bộ Văn hoá phối hợp Bộ TT&TT kiểm soát mua bán quảng cáo xuyên biên giới; Ngân hàng Nhà nước có quyết sách để kinh doanh nộp thuế với Google và Facebook hàng triệu đô mà không nộp thuế trên lãnh thổ Việt Nam. Bộ ngành liên quan và Bộ Công an điều tra cùng xử lý.

Mong các địa phương phối hợp xử lý. Cùng với đó, xây dựng chính sách hỗ trợ DN trong nước phát triển, cạnh tranh với mục tiêu làm trong sạch không gian mạng với nguyên tắc trước hết đảm bảo lợi ích quốc gia và bảo vệ chế độ đặt lên hàng đầu; đảm bảo trật tự an toàn xã hội; phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội; bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp cho người dùng; đã là pháp luật thì phải nghiêm minh, công bằng.

Thu gọn
17/11/2017 | 14:56

14h27

Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân: Về câu hỏi liên quan AVG, đây là vấn đề đang được thanh tra, chờ kết luận thì mới có cơ sở để báo cáo.

Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân

Bộ trưởng TT&TT trả lời nhóm câu hỏi liên quan đến xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia:

Sở dĩ xây dựng Chính phủ điện tử, chính quyền điện tử còn hạn chế do có nhiều nguyên nhân. Trước hết, người đứng đầu một số cơ quan nhà nước chưa quan tâm chỉ đạo, quyết liệt trong việc xây dựng vận hành chính phủ điện tử góp phần cải cách thủ tục hành chính, chưa gương mẫu, chưa trực tiếp tham gia quá trình chỉ đạo điều hành trên môi trường mạng.

Ở địa phương nào làm tốt thì kết quả tốt, như Hà Ging là tỉnh miền núi nhưng Bí thư, Chủ tịch thường xuyên trao đổi trên môi trường mạng.

Thứ hai, kinh phí đầu tư xây dựng, vận hành Chính phủ điện tử tại nhiều bộ ngành, địa phương chưa đáp ứng yêu cầu nên việc ứng dụng CNTT chậm, kéo dài hoặc triển khai không đồng bộ.

Để khắc phục, cần tiếp tục thực hiện một số nhiệm vụ: Tham mưu giúp Chính phủ ban hành hệ thống quy phạm pháp luật, trong đó xác định rõ trách nhiệm người đứng đầu, có chế tài bắt buộc người đứng đầu cơ quan nhà nước sử dụng hệ thống thông tin phần mềm trong chỉ đạo, điều hành; phối hợp Bộ KH-ĐT, Tài chính để hoàn thiện cơ chế đầu tư tài chính; Tham mưu để Thủ tướng dành kinh phí thích đáng cho ứng dụng CNTT và xây dựng Chính phủ điện tử; có cơ chế huy động nguồn tài chính của DN, xã hội, thực hiện xã hội hoá.

Về xây dựng cơ sở hạ tầng Chính phủ điện tử trong cuộc cách mạng 4.0, đây là một trong những nội dung ưu tiên, như ĐB nói không kém gì ưu tiên xây đường cao tốc.

Cơ sở hạ tầng Chính phủ điện tử đóng vai trò quan trọng ứng dụng CNTT và xây dựng Chính phủ điện tử. Trong đó CNTT phải là hạ tầng của hạ tầng, phải là nền tảng của nền tảng trước khi bước vào cách mạng 4.0.

Cơ sở hạ tầng thông tin gồm 2 phần chính: Hạ tầng kỹ thuật và cơ sở dữ liệu.

Hạ tầng kỹ thuật bao hàm cả máy chủ, hạ tầng mạng. Hiện tại các DN VN có thể đáp ứng nhu cầu của các cơ quan nhà nước.

Cơ sở dữ liệu là tài sản cần xây dựng và phát triển bền vững. Chính phủ cũng rất quan tâm vấn đề này, nếu có cơ sở dữ liệu tốt sẽ góp phần kết nối liên thông tốt.

Căn cứ theo kinh nghiệm các nước như Hàn Quốc, Singapore, Bộ đã tham mưu và Chính phủ có QĐ 74 xây dựng: Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, tài chính, BHXH, thống kê tổng hợp dân số, đất đai quốc gia, đăng ký DN...

Qua kiểm tra, đánh giá, hiện mới có cơ sở quốc gia đăng ký DN là cơ bản hoàn thành, còn lại đang được triển khai, chưa hình thành đúng nghĩa cơ sở dữ liệu quốc gia. Tới đây Bộ sẽ tiếp tục đôn đốc.

Thu gọn
17/11/2017 | 14:40

14h05

Trả lời ĐB Kim Thuý (Đà Nẵng), Bộ trưởng Trương Minh Tuấn nói: Đúng là trong báo cáo có gọi tên chung là báo chí chính thống. Hiện nay chúng ta gọi báo chí là tên gọi chung cho các thể loại thông tin đại chúng, gồm báo viết, báo nói, báo hình, báo điện tử.

Lâu nay chúng ta thường có thói quen dùng là báo chí chính thống, nhiều người nói có báo chí chính thống thì phải có báo chí không chính thống thì mới phân biệt được, nhiều người còn dùng từ là báo mạng, khi nhận xét mạng xã hội người ta coi mạng xã hội cũng như báo chí.

Chính bản thân tôi cùng nhiều người trong ngành cũng dùng từ báo chí chính thống và báo chí không chính thống, nên lẫn lộn giữa mạng xã hội với báo chí. Nên khi nhận xét những hạn chế, yếu kém, vi phạm rất lớn của mạng xã hội thì cứ đưa vào vi phạm của báo chí.

Tôi đề nghị nói đến báo chí là nhằm chỉ rõ những cơ quan báo chí được cấp phép theo đúng quy định của pháp luật, nói báo chí là phải có tôn chỉ mục đích hoạt động. Nói như vậy sẽ phân biệt được các trang thông tin điện tử, trang mạng xã hội không được được cấp phép, không có tôn chỉ mục đích hoạt động thì không xem đó là báo chí. Bởi ngay thông tin trên các trang mạng xã hội là không đủ tin cậy và không có cá nhân, tổ chức quản lý, chịu trách nhiệm thông tin trên đó.

Nói như vậy cũng để nhắc chính bản thân mình, tất cả chúng ta phải phân biệt báo chí với mạng xã hội, chứ không phải báo chí chính thống và báo chí không chính thống. Chính vì vậy trong báo cáo của tôi cũng có cái sai, xin lỗi ĐB Thuý như vậy.

Thu gọn
17/11/2017 | 14:29

14h

Cố gắng 5-7 năm nữa có sản phẩm thay thế Facebook, Google

Bộ trưởng Trương Minh Tuấn giải đáp nội dung tranh luận của ĐB Triệu Thị Huyền, Yên  Bái:

Bộ trưởng cho biết, việc Facebook, Google, Youtube trở thành những DN cung cấp mạng lớn nhất toàn cầu thì không chỉ riêng VN mà được coi là vấn đề toàn cầu. Rất nhiều DN, không chỉ VN có tham vọng xây dựng thương hiệu cạnh tranh với 2 DN này.

Hiện nay chỉ có một số quốc gia có mạng trong nước chiếm ưu thế như TQ, họ không sử dụng Facebook, Google. Hàn Quốc sử dụng mạng trong nước chiếm ưu thế, LB Nga có phần mềm tìm kiếm riêng, còn lại các nước khác lệ thuộc rất lớn vào 2 mạng này.

Tại VN, từ 2008 đã có một số trang như Bamboo, Xalo, Zingme được kỳ vọng có thể thay thế được các trang mạng nước ngoài, nhưng sau khi hoạt động được một thời gian, do tiềm lực tài chính chưa đủ mạnh và do chính sách hỗ trợ đặc biệt của nhà nước, nên Bamboo và Xalo đã phải đóng cửa sau 2 năm.

Hiện chỉ có Zingme còn tồn tại nhưng càng ngày càng tụt hậu cả số lượng, người sử dụng, nếu so với Facebook, Google thì rất thấp. Dù Zingme đã phát triển sang Zalo, với 70 triệu tài khoản - mạng có số người VN sử dụng nhắn tin nhiều nhất nhưng so với 2 mạng kia vẫn rất thấp.

“Từ thực tế đó, nếu có thể thí điểm triển khai một số cơ chế chính sách, với điều kiện ưu tiên đồng bộ cả thuế, tài chính, giảm thủ tục hành chính, có chính sách ưu tiên đặc biệt để quản lý thông tin hỗ trợ các DN số trong nước phát triển, từ đó ta mới hình thành được hệ sinh thái số lớn mạnh tại VN. Lúc đó mới có cơ sở tin tưởng rằng các DN VN có thể xây dựng các sản phẩm thay thế được Youtube, Facebook trong 5-7 năm tới”, Bộ trưởng nói.

Theo Bộ trưởng TT&TT, để làm được điều này, các DN phải tập trung xây dựng 4 mảng dịch vụ lớn, xây dựng mô hình 4 nhà: Nhà mạng viễn thông, nhà mạng hỗ trợ, nhà quảng cáo trong nước, nhà phát triển tập trung trong nước.

“Tập trung 4 nhà đó, lúc đó mới hy vọng xây dựng được hệ sinh thái số VN để đáp ứng yêu cầu thay thế 2 mạng lớn. Đây là vấn đề rất khó vì thói quen và sự tương tác rất lớn 2 nhà mạng”, Bộ trưởng nói.

Thu gọn
17/11/2017 | 12:51

11h25

ĐB Đặng Thị Phương Thảo (Nam Định) tranh luận: Qua theo dõi câu trả lời của Bộ trưởng với ĐB Nguyễn Lân Hiếu về xử lý vi phạm quản lý thuốc và thực phẩm chức năng ở khâu quảng cáo, tôi thấy Bộ trưởng đã trả lời kèm theo những nguyên nhân giải pháp rất hợp lý. Tuy nhiên tôi chưa thấy có sự quyết tâm thể hiện rõ đột phá, sáng tạo trong khâu hành động một cách quyết liệt để ngăn chặn tình trạng quảng cáo tràn lan và sai sự thật trên các phương tiện thông tin đại chúng.

ĐB Đặng Thị Phương Thảo

Bộ trưởng có nói quảng cáo tràn lan chỉ xuất hiện trên trang mạng có nguồn gốc nước ngoài, nhưng thực tế trên cả sóng phát thanh truyền hình vẫn xảy ra. Bên cạnh việc phối hợp với các bộ ngành khác, đặc biệt là Bộ VH-TT-DL, các cơ quan chuyên môn, Bộ cần thể hiện rõ hơn nữa trách nhiệm của mình trong khâu đột phá và sáng tạo nhằm chấm dứt hoàn toàn tình trạng quảng cáo tràn lan trên sóng phát thanh truyền hình. Bộ cần thể hiện sự sáng tạo này ngay trong các phương hướng mà Bộ chỉ ra để tăng tính thuyết phục hơn nữa.

Nhân quảng cáo về thực phẩm chức năng, tôi muốn chuyển tới Bộ trưởng Y tế bởi câu hỏi này tôi đã hỏi Bộ trưởng Y tế tại kỳ họp thứ 3 qua, Bộ có hứa trả lời bằng văn bản, nhưng 6 tháng tôi chưa nhận được câu trả lời.

ĐB Nguyễn Thị Kim Thúy (Đà Nẵng): Bộ trưởng có trả lời là không gọi là báo chí chính thống, vì không có quan điểm báo chí không chính thống. Tuy nhiên, trong báo cáo của Bộ TT&TT có viết nội dung thông tin trên mạng hiện nay được cung cấp bởi 2 nguồn, thứ nhất từ các cơ quan chính thống (báo chí in, báo chí điện tử, phát thanh truyền hình). Đề nghị Bộ trưởng giải thích rõ hơn để ĐBQH có cách hiểu thống nhất?

Thu gọn
17/11/2017 | 12:38

11h17

ĐB Nguyễn Lâm Thành (Lạng Sơn): Hiện nay chúng ta đang có 1 rừng đồ sộ pháp luật chính sách, thủ tục hành chính liên quan hoạt động sản xuất kinh doanh của DN, đời sống của người dân. Vừa qua Chính phủ và các bộ ngành địa phương có nhiều cố gắng, tuy nhiên hệ thống văn bản này đăng tải lưu trữ tại cổng TTĐT của 22/25 bộ, 63 tỉnh thành dẫn đến sự phân tán, thiếu tính hệ thống trong sự kết nối.

ĐB Nguyễn Lâm Thành

Thiếu đầu mối cổng thông tin điện tử quốc gia về cơ sở chính sách pháp luật đã làm cho người dân và xã hội khó tiếp cận thông tin do phải tìm kiếm truy cập nhiều nơi, nhiều lần, hạn chế khó truy cập hệ thống này.

Với vai trò đầu mối cơ quan quản lý nhà nước, Bộ trưởng có quan điểm thế nào về vấn đề này, có giải pháp gì để giải quyết, góp phần xây dựng Chính phủ điện tử, CCHC, cải cách dịch vụ công nhằm phục vụ nhân dân?

ĐB Phạm Huyền Ngọc (Ninh Thuận): Trước thực trạng các thông tin bôi nhọ, kích động, nói xấu, kêu gọi chống phá Nhà nước, phát tán nội dung xuyên tạc nhằm hạ danh dự nhân phẩm với một số cơ quan tổ chức cá nhân, nhiều thông tin gây hoang mang bất bình trong xã hội.

Theo báo cáo trả lời chất vấn tại kỳ họp, Bộ cho rằng các thông tin nêu trên chủ yếu tồn tại trên các trang mạng xã hội nước ngoài. Tôi được biết một số quốc gia quản lý chặt chẽ mạng xã hội để phát huy mặt tích cực, hạn chế tiêu cực. Bộ trưởng cho biết giải pháp của Bộ về vấn đề này?

ĐB Triệu Thị Huyền (Yên Bái): Khác với mạng trong nước, mạng xã hội nước ngoài không bị điều chỉnh bởi quy định của pháp luật, gây khó khăn trong công tác quản lý.

ĐB Triệu Thị Huyền

Thời gian gần đây, Bộ TT&TT đã phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai nhiều biện pháp nhằm hạn chế và ngăn chặn những thông tin xấu độc, xuyên tạc, kích động chống phá nhà nước. Đề nghị Bộ trưởng đánh giá hiệu quả tính khả thi của biện pháp này thời gian tới nhằm ngăn chặn hạn chế thông tin xấu độc từ mạng xã hội nước ngoài.

Tính đến 9/2017, Facebook và Youtube là 2 mạng xã hội có số người sử dụng đông nhất hiện nay, điều này gây khó khăn cho công tác quản lý do máy chủ các mạng xã hội này đặc ở nước ngoài. Để tạo thuận lợi cho công tác quản lý, Bộ có giải pháp và chủ trương gì để khuyến khích các DN trong nước nghiên cứu và phát triển xã hội do VN sáng tạo ra?

ĐB Nguyễn Tạo (Lâm Đồng): Thời gian qua, mạng thông tin đã bị kẻ xấu lợi dụng tấn công nhiều lần, vấn đề an toàn thông tin mạng đang được quan tâm. Bộ trưởng cho biết những vấn đề tồn tại, hạn chế, giải pháp gì nâng cao trách nhiệm?

ĐB Nguyễn Tạo

Bộ trưởng có giải pháp gì nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng, xã hội trong việc tiếp cận thông tin trên mạng xã hội như kỹ năng nhận biết và xử lý thông tin, nhằm phát huy tính ưu việt của mạng xã hội trong thời gian tới?Với góc độ thông tin hiện nay, ở VN 70% dân số đang sử dụng mạng Internet và smartphone, vô vàn thông tin được đưa lên mạng, khi có việc xấu xảy ra, ta dùng nhiều biện pháp để ngăn chặn, gặp nhiều khó khăn, kiểm tra xử lý vi phạm cũng nhiều nhưng chất lượng chưa thực sự chuyển biến vì đây là đặc thù của lĩnh vực này.

ĐB Dương Tấn Quân (Bà Rịa - Vũng Tàu): Trong những năm gần đây, ngành viễn thông có bước phát triển đột phá, tuy nhiên do sự cạnh tranh mạnh mẽ của các nhà mạng dẫn đến tình trạng tăng vọt các thuê bao. Việc quản lý các thuê bao vẫn chưa thực sự chặt chẽ, phát sinh nhiều sim rác, sim không đăng ký thông tin cá nhân vẫn được sử dụng phổ biến, điều này dẫn đến lãng phí tài nguyên con số của quốc gia, đồng thời tiềm ẩn việc mất an toàn, an ninh quốc gia. Bộ trưởng cho biết trách nhiệm và giải pháp của Bộ trong thời gian tới để khắc phục tình trạng này?

Thời gian qua, nhiều cử tri phản ánh việc thay đổi mã vùng điện thoại cố định ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của người dân, DN. Việc thay đổi logo, bao bì... gây tốn kém thời gian, kinh phí. Khi quyết định thay đổi mã vùng, Bộ đã đánh giá tác động đến xã hội hay chưa, mức ảnh hưởng như thế nào?

Thu gọn
17/11/2017 | 12:03

11h12

ĐB Phạm Như Hiệp (TT-Huế): Về cơ sở dữ liệu quốc gia còn mang tính riêng lẻ, chủ yếu phục vụ công tác văn thư lưu trữ, để tiếp cận cách mạng KHCN 4.0 thì vẫn còn nhiều vấn đề, Bộ trưởng cho biết tại nước ta xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia như thế nào và việc khai thác liên thông sử dụng dữ liệu quốc gia này ra sao?

ĐB Phạm Như Hiệp

Về truyền hình, có ý kiến cử tri cho rằng, các chương trình thiếu nhi phát trên các kênh hiện nay chưa phù hợp với lứa tuổi các em, nặng về giải trí, nhẹ về tuyên truyền phẩm chất đạo đức, cử tri mong Bộ TT&TT và các bộ ngành quan tâm vấn đề này hơn nữa, Bộ trưởng cho biết giải quyết vấn đề này như thế nào?

ĐB Hoàng Văn Cường (Hà Nội): Báo chí đang đóng vai trò rất lớn trong chống tiêu cực, đôi khi đọc được trên báo những bài viết việc đời thường nhưng rất xúc động, cay cay sống mũi, đóng góp của báo chí vô cùng to lớn, không ai phủ nhận.

Tuy nhiên tìm bài viết đưa tin về người tốt việc tốt quá hiếm so với những cái xấu, xã hội ta hiện nay đâu thiếu cái đẹp, có tờ báo khi đọc toàn hãm hiếp, chém giết, đi vào khai thác thổi phồng những tình tiết nhỏ, làm hoen ố bức tranh đẹp của các cá nhân đáng tôn trọng, những tổ chức đáng tự hào, ở đây không phải là sai nhưng không hiểu được người viết những vấn đề này về lương tâm cảm nhận như thế nào? Bộ trưởng có nhận thấy đây là vấn đề báo chí hiện nay không?

ĐB Lê Thanh Vân

ĐB Lê Thanh Vân (Cà Mau): Tôi có 3 câu hỏi liên quan công tác quản lý nhà nước của Bộ TT&TT đối với tổ chức dịch vụ truyền thông của 1 DNNN sử dụng vốn chủ sở hữu nhà nước ở tập đoàn MobiFone, trong vụ chuyển nhượng cổ phần công ty Nghe nhìn toàn cầu AVG.

Từ nhu cầu nào và dựa trên cơ sở nào mà MobiFone sử dụng vốn chủ sở hữu nhà nước để mua AVG? Giá trị đích thực trong vụ giao dịch chuyển nhượng này là bao nhiêu? Từ khi mua AVG về MobiFone, hoạt động của AVG ra sao, hiệu quả của nó có tương xứng với đồng vốn bỏ ra hay không?

ĐB Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận): Với báo chí, việc phát hiện xử lý vi phạm thời gian qua, Bộ trưởng đã trả lời rất quyết liệt. Tuy nhiên, bên cạnh việc phát hiện xử lý vi phạm thì 1 việc quan trọng là làm thế nào để động viên báo chí, phóng viên nâng cao vai trò góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước, đề nghị Bộ cho biết Bộ có kế hoạch chiến lược nào để nâng cao vai trò của báo chí trong phòng chống tham nhũng?

Dư luận quan tâm tình trạng lợi dụng quyền tự do báo chí, tự do dân chủ để có hành vi xâm phạm lợi ích nhà nước, lợi ích chính đáng của công dân, theo Bộ trưởng, tình trạng này có nghiêm trọng không, giải pháp của Bộ là gì?

Thu gọn
17/11/2017 | 12:28

11h

1 DN mà 50 cơ quan báo chí kêu gọi quảng cáo 1 tuần

Trả lời ĐB Nguyễn Phương Tuấn về việc xử lý phóng viên thường trú vi phạm pháp luật, hù doạ DN, Bộ trưởng cho biết, theo quy định, việc thành lập các văn phòng đại diện, phóng viên thường trú được phân cấp cho địa phương thực hiện.

ĐB Nguyễn Phương Tuấn

Các cơ quan báo chí đều có quyền thành lập văn phòng đại diện ở các địa phương. Nhiều PV thường trú đã làm cho tờ báo mình có giá trị hơn bởi vì tin bài sắc hơn, đúng hơn, hay hơn cho bạn đọc ở địa phương.

Vai trò cơ quan thường trú có ý nghĩa rất lớn. Hầu hết PV thường trú là người địa phương nên nhiều PV công tâm, có nhiều bài viết hay, phản ánh đầy đủ mọi mặt địa phương.

“Tôi không đồng tình PV thường trú cứ phải khen địa phương. Khen đúng nhưng phải biết chê, chê cho thích đáng, giúp địa phương khắc phục yếu kém để vươn lên”, Bộ trưởng nói.

Bộ trưởng thừa nhận gần đây có tình trạng báo chí, nhất là tình trạng PV thường trú vi phạm pháp luật, hù doạ DN.

Bộ  đã kiên quyết xử lý các trường hợp không đúng tôn chỉ, mục đích như xử phạt vi phạm hành chính, đình bản hoạt động, xử lý PV thường trú, nhưng tình trạng này, cảm giác gần đây không giảm.

Theo Bộ trưởng, có nhiều nguyên nhân. Thứ nhất là lựa chọn PV thường trú ở một số cơ quan báo chí, nhất là báo điện tử không đủ tiêu chuẩn, thậm chí sử dụng những PV bị kỷ luật ở địa phương đưa sang làm PV thường trú, chính những người đó chăm chăm tìm những kẽ hở của địa phương để viết.

“Có đồng chí lãnh đạo tỉnh nói với tôi, 1 PV thường trú viết 7 bài, tìm mọi kẽ hở, mọi điểm xấu địa phương để nêu còn không có bài viết nào tốt dù địa phương làm được rất nhiều”, Bộ trưởng dẫn chứng.

Thứ hai, có tình trạng PV thường trú cấu kết với một số CTV, tạo thành lực lượng tự cho mình là quyền lực thứ 4 đi hù doạ, kêu gọi quảng cáo.

Thứ ba, nhiều cơ quan báo chí khi tổ chức văn phòng thường trú không đảm bảo các điều kiện nhất định, khoán trắng cho anh em thường trú nên PV không chỉ phải tự kiếm sống mà phải kêu gọi quảng cáo để nộp về cho toà soạn.

“Có DN đưa tôi tập 50 cơ quan báo chí kêu gọi quảng cáo trong 1 tuần. Khi bị hù doạ, nhiều DN không dám đứng ra tố cáo, nói sợ được vạ thì má sưng nên thôi, thà chấp nhận nhịn 1 chút để yên nhưng đâu có yên”, Bộ trưởng nói.

Do đó thời gian qua, Bộ đã phối hợp với Ban Tuyên giáo, các cơ quan liên quan lập 5 đoàn kiểm tra tại miền Trung, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ. Hiện đang tổng hợp lại để xem xét, xử lý, đề ra giải pháp căn cơ, trong đó có giải pháp ngay chính cơ quan báo chí phải cử đúng người, đủ năng lực, trình độ.

Thu gọn
17/11/2017 | 11:55

10h53

Báo chí: Dòng chảy chính vẫn là dòng chảy tích cực

Bộ trưởng Trương Minh Tuấn trả lời câu hỏi của ĐB Phạm Văn Tuân về khắc phục tình trạng thông tin kích động trên báo chí:

Cơ bản trên báo chí dòng chảy chính vẫn là dòng chảy tích cực. Tình trạng đưa tin sai sự thật, một chiều, tôi đã chỉ đạo các cơ quan vào cuộc xử lý.

Bộ trưởng cũng mong địa phương cung cấp thông tin chính thống, đầy đủ để báo chí thông tin kịp thời, tránh tình trạng không có nguồn chính thức nên thông qua nhiều nguồn không chính thống như bạn bè dẫn đến thông tin trái ngược nhau.

Trả lời thêm về Chính phủ điện tử mà ĐB Phạm Văn Tuân hỏi, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn cho hay, để hướng tới triển khai Chính phủ điện tử đồng bộ, hiệu quả, năm 2015 Bộ đã ban hành khung kiến trúc Chính phủ điện tử phiên bản 4.0 và đã tổ chức hội thảo để hướng dẫn, phổ biến ở các bộ ngành, địa phương.

Vừa qua, Bộ ban hành văn bản hướng dẫn việc này. Căn cứ nhiệm vụ từng bộ ngành, địa phương, đề nghị các địa phương thực hiện nghiêm quyết định của Chính phủ hướng dẫn.

Trong thời gian qua, một số bộ ngành và địa phương đã nghiên cứu, trong đó đã có 2 bộ ngành ban hành kiến trúc Chính phủ điện tử và 23 địa phương ban hành kiến trúc áp chính quyền điện tử. 

Gỡ bỏ gần 400 đường link rao bán sản phẩm bất hợp pháp
 
Trả lời câu hỏi của ĐB Nguyễn Lân Hiếu về quảng cáo thuốc, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn nói:

Quảng cáo trên mạng được điều chỉnh bởi luật Quảng cáo và nghị định 181, một số điều quy định tại nghị định 172 về quản lý cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet, kinh doanh trên mạng. Tuy nhiên, có tình trạng lợi dụng Internet, môi trường mở, một số tổ chức, cá nhân lợi dụng các trang mạng, đặc biệt mạng nước ngoài để thông tin các hoạt động không chính thống, trong đó có thông tin quảng cáo các mặt hàng, thậm chí quảng cáo hàng bị cấm, hàng giả, hàng nhái, hàng liên quan đến sức khoẻ, tiêu dùng như thuốc tân dược, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm với nội dung quảng cáo không đúng tính năng gây ảnh hưởng sức khoẻ.

Khi phát hiện, Bộ phối hợp các cơ quan chức năng xử lý, nhất là thời gian gần đây chúng tôi phối hợp các mạng nước ngoài như Facebook gỡ bỏ gần 400 đường link rao bán sản phẩm bất hợp pháp. Hiện chúng tôi tổ chức các đoàn kiểm tra chuyên ngành, đang tổ chức cùng Bộ Y tế thanh tra việc chấp hành quy định pháp luật trong sản xuất sơ chế các sản phẩm thuốc, thực phẩm chức năng.

Trong thời gian tới, chúng tôi thực hiện các giải pháp đồng bộ, trong đó có xây dựng nghị định thay thế nghị định 72 quản lý hoạt động kinh doanh quảng cáo trên mạng, tăng cường thanh tra kiểm tra.

Liên quan luật Quảng cáo, nhiều bộ ngành liên quan như Bộ Công thương, VH-TT-DL, Tài chính, NHNN… Hiện chúng tôi đang phối hợp để xử lý, quản lý tốt hơn.

Chúng tôi phân loại theo hướng: Thứ nhất là thông tin gây phương hại an ninh quốc gia như kích động chiến tranh đòi lật đổ chế độ. Thứ 2 là thông tin xúc phạm danh dự nhân phẩm cá nhân; thứ 3 là thông tin gây phương hại sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tính mạng con người như trẻ em phụ nữ…, những thông tin xuyên tạc gây ảnh hưởng thể chất. Chúng tôi phân loại như vậy để xử lý.

Năng lượng xấu bắt đầu lấn lướt trên mạng xã hội

Trả lời ĐB Đinh Thị Kiều Trinh, Bộ trưởng cho biết, VN là một trong những quốc gia đi đầu ứng dụng CNTT trong khu vực. 15 năm trước, chúng ta không nghĩ mạng xã hội phát triển ở VN như hiện nay.

Ngay hôm qua, chương trình Nhân tài Đất Việt, các thành tựu của giới trẻ đạt được đều trong lĩnh vực này. Mạng xã hội, Internet mang lại nhiều lợi ích, giúp mọi người xích lại gần nhau, mạng xã hội cũng có kho kiến thức khổng lồ. Vai trò của mạng xã hội hoàn toàn không thể phủ nhận, không ai có thể đi ngược lại.

Tuy nhiên bên cạnh những tiện ích rất lớn, những tác hại do mạng xã hội mang lại không nhỏ. Các thông tin bôi nhọ, xúc phạm danh dự nhân phẩm, xâm hại đời tư, kích động bạo lực, khiêu dâm, chia rẽ dân tộc, tôn giáo... ngày càng phát triển nhiều hơn.

Vậy có nên sử dụng mạng xã hội nữa không? Phải coi đây là công cụ, phương tiện cho người dùng, đừng coi việc sử dụng mạng xã hội là xấu mà phải xem ý thức người sử dụng như thế nào.

Gần 1 năm trước, báo Tuổi trẻ có bài viết, trên mạng xã hội người ta không coi nhau là con người. Tôi thấy bài viết này hơi nặng nề nhưng cũng có ý đúng.

VN hiện có khoảng 53 triệu người dùng Facebook, 70% dân số dùng Internet. Trong 53 triệu người đó, hầu hết là người tốt, vẫn rất người trên mạng xã hội, nếu có 1-2 triệu người thì cũng là nhỏ so với 53 triệu nhưng năng lượng đen, năng lượng xấu ảnh hưởng rất lớn đến môi trường mạng xã hội.

Việc ném đá, nói xấu nhau, chì chiết làm thù ghét trên mạng xã hội rất nhiều. Nếu nói tốt thì ít người quan tâm nhưng lời lẽ xúc phạm nhau thì đang là vấn đề rất lớn.

Từ 2014 đến nay đã có 5-6 trường hợp tự tử vì bôi xấu trên mạng xã hội, gọi là tình trạng ném đá tập thể, bất chấp, không đặt mình vào nạn nhân dẫn tới năng lượng xấu bắt đầu lấn lướt trên mạng xã hội.

Chính vì vậy, thời gian qua, Bộ đã làm việc với rất nhiều cơ quan liên quan để phối hợp xử lý, tăng cường năng lượng tốt trên mạng xã hội, hạn chế tối đa năng lượng xấu.

Bộ tăng cường cùng Ban Tuyên giáo và cơ quan liên quan tuyên truyền lợi ích to lớn của mạng xã hội đồng thời làm rõ hạn chế.

Thứ hai, làm việc với các mạng xã hội nước ngoài. Hiện nay chúng ta có hơn 300 mạng xã hội trong nước nhưng rất ít người dùng, mà chủ yếu dùng Facebook và Google.

Bộ đã làm việc với các mạng này, yêu cầu vừa tuân thủ luật pháp quốc tế nhưng khi hoạt động trên lãnh thổ VN cũng phải tuân thủ pháp luật VN.

Vừa qua đã gỡ bỏ gần 5.000 clip trên Youtube có nội dung xâm hại đến lợi ích của Đảng, Nhà nước, xâm hại đến quyền, lợi ích cá nhân; Tăng cường hoạt động các mạng xã hội trong nước.

Thời gian tới, Bộ sẽ tiếp tục chỉ đạo, phối hợp Ban Tuyên giáo để đẩy mạnh các thông tin trên báo chí.

“Ở đây tôi không dùng báo chí chính thống vì không có báo chí không chính thống. Dùng thông tin tích cực trên báo chí để đẩy lùi thông tin tiêu cực trên mạng xã hội”, Bộ trưởng nói.

Bộ trưởng cũng thừa nhận, báo chí hiện nay đang có tình trạng bị mạng xã hội dẫn dắt, chúng ta phải làm thế nào đó để báo chí là hạt nhân dẫn dắt, định hướng những thông tin đúng trên mạng xã hội. 

Thu gọn
17/11/2017 | 11:34

10h50

Năm 2016, xử lý gần 150 cơ quan báo chí

Trả lời ĐB Mong Văn Tình, Nghệ An, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn thừa nhận, tình trạng báo chí vi phạm tràn lan, sai sự thật là vấn đề nhức nhối thời gian gần đây.

Từ trước đến nay, vai trò của báo chí được thể hiện rất rõ ràng, nhờ báo chí, mọi mặt của đời sống được phản ánh đa dạng, những nơi khó khăn nhất đều có vai trò báo chí. Báo chí đi tiên phong, góp phần tuyên truyền đường lối chủ trương của Đảng, Nhà nước, đưa chính sách của Đảng, Nhà nước vào cuộc sống.

“Tuy nhiên gần đây, sai phạm của báo chí là rất lớn, dù vậy vẫn không thể làm biến dạng dòng chính của nền báo chí cách mạng - dòng báo chí chủ lưu”, Bộ trưởng nói.

Bộ trưởng TT&TT Trương Minh Tuấn. Ảnh: Bình Minh

Theo Bộ trưởng, đăng tải thông tin xuyên tạc, gây hoang mang là hành vi bị cấm trong điều 9, luật Báo chí 2016. Bộ TT&TT thường xuyên phối hợp với Ban Tuyên giáo để theo dõi, xử lý các vi phạm báo chí, đặc biệt nội dung liên quan thông tin báo chí và hoạt động báo chí.

Năm 2016, Bộ đã xử lý vi phạm hành chính với gần 150 cơ quan báo chí - nhiều nhất từ trước đến nay. Trong đó các vụ đăng tải thông tin sai sự thật chiếm tỉ lệ lớn, thông tin gây phương hại lợi ích quốc gia (2 cơ quan báo chí).

Có thời điểm, 1 tháng, Bộ xử lý hơn 70 cơ quan báo vì thông tin sai sự thật. Riêng vụ nước mắm có 50 cơ quan báo chí bị xử lý. 12 cơ quan báo chí bị xử lý vì đưa tin sai vụ cháu bé 12 tuổi tự tử ở Gia Lai.

Bộ đang rà soát tôn chỉ mục đích của các cơ quan báo chí, rà soát việc cấp thẻ nhà báo... Bộ kiên quyết xử lý nghiêm các vi phạm.

Trong năm 2016, nhiều cơ quan báo chí tự cấp loại thẻ có đầy đủ dấu Quốc huy. Bộ đã xử lý, thu hồi, thậm chí xử lý cả 1 phó tổng biên tập do cấp thẻ không đúng quy định pháp luật, gây nhầm lẫn để đi sách nhiễu doanh nghiệp.

Thu gọn
17/11/2017 | 11:05

10h45

Bộ trưởng Trương Minh Tuấn trả lời: Liên quan đến Chính phủ điện tử, trong năm qua, thực hiện Nghị quyết 36a về Chính phủ điện tử, chương trình quốc gia về ứng dụng CNTT trong hoạt động nhà nước 2016 - 2020, kế hoạch CCHC, ứng dụng CNTT trong các cơ quan Chính phủ được đẩy mạnh, các bộ ngành tăng cường ứng dụng CNTT.

Bộ trưởng TT&TT Trương Minh Tuấn

Ở đây có các lĩnh vực như thuế, hải quan, BHXH mang lại hiệu quả cao trong cung cấp thông tin và giải quyết TTHC phục vụ người dân và DN. Đây là kết quả rất đáng khích lệ trong ứng dụng CNTT trong cải cách TTHC. Việc ứng dụng CNTT cung cấp dịch vụ trực tuyến, các bộ ngành đã đẩy mạnh ứng dụng CNTT, cung cấp dịch vụ công trực tuyến ở mức độ cao, giúp người dân, DN thực hiện các TTHC hiệu quả hơn để xây dựng Chính phủ điện tử.

Cụ thể, các bộ, ngành đã cung cấp hơn 900 dịch vụ, mức độ 3, 4; nhiều tỉnh cũng cung cấp hơn 14 nghìn dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 được các tỉnh ứng dụng.

Thông qua đó, người dân, DN giảm nhiều thời gian trong thực hiện thủ tục hành chính. Ngoài hải quan, thuế, có trên 21 triệu hồ sơ trực tuyến của BHXH, trên 28 triệu hồ sơ trực tuyến của các ngành khác như Bộ Ngoại giao 1,6 triệu; Bộ KH-ĐT gần 500.000 hồ sơ trực tuyến; Bộ Tư pháp gần 300.000.

Để tiến tới xây dựng Chính phủ điện tử, các ngành các cấp vào cuộc và đạt nhiều kết quả.

Tuy nhiên, thực hiện dịch vụ công trực tuyến còn hạn chế như việc xây dựng Chính phủ điện tử còn tồn tại như triển khai dịch vụ công trực tuyến của một số bộ ngành, địa phương còn hạn chế như chưa phát sinh hồ sơ. Có những dịch vụ công chỉ để phục vụ cho văn thư lưu trữ chứ chưa đưa vào ứng dụng… Quản lý văn bản điều hành nhiều nơi chưa mang lại hiệu quả cao. Chưa thực hiện chức năng quản lý chỉ đạo điều hành, một số hệ thống thông tin dữ liệu chậm triển khai.

Nguyên nhân do người đứng đầu chưa quan tâm quyết liệt. Ở địa phương nào người đứng đầu quan tâm thì cải cách thủ tục hành chính tốt hơn. Các bộ ngành không đáp ứng nhu cầu, bố trí chưa kịp thời, dẫn đến lộ trình triển khai không theo kế hoạch, thậm chí chồng chéo. Do thiếu nguồn nhân lực nên triển khai không thống nhất, đồng bộ.

Nguồn nhân lực CNTT từ TƯ địa phương chưa đáp ứng yêu cầu công việc, đội ngũ chuyên trách còn hạn chế, văn bản chưa hoàn thiện, công tác tuyên truyền còn hạn chế.

Trong thời gian tới Chính phủ chỉ ra một số nhiệm vụ đột phá đôn đốc hướng dẫn thực hiện nghiêm nghị quyết 19 về tiếp tục giải pháp nhiệm vụ cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế. Trong chương trình ứng dụng CNTT, đôn đốc các ngành, địa phương triển khai cơ sở dữ liệu quốc gia, hướng dẫn xây dựng vận hành Chính phủ điện tử, góp phần CCHC làm thế nào nâng cao khai thác hệ thống quản lý văn bản điều hành cung câp dịch vụ công trực tuyến ở TƯ và địa phương. Bộ phối hợp với Bộ Nội vụ xây dựng Chính phủ điện tử với CCHC…

Không có chuyện xã hội hoá truyền hình lấn át truyền hình thiết yếu

Trả lời câu hỏi ĐB Nguyễn Thị Mai Hoa về việc có hay không tình trạng truyền hình thương mại lấn lướt truyền hình công, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn cho biết, hầu hết các chương trình xã hội hoá là chương trình giải trí.

Cách đây mấy năm, sai phạm nhiều, nhưng gần đây quy trình chuẩn hơn nên vi phạm tại các chương trình truyền hình xã hội hoá, truyền hình thương mại đã giảm đi rất nhiều.

Với vai trò quản lý, Bộ đã tăng cường kiểm tra, quản lý, nhắc nhở, xử lý, đặc biệt đưa ra cơ chế, quy định chương trình tự sản xuất phải chiếm 30%, các chương trình liên kết không được vượt quá 50%.

“Đây là một trong những nội dung cơ bản để tăng cường quản lý chương trình xã hội hoá truyền hình. Và thực tế các chương trình này nằm ở các kênh khác nhau, bên cạnh các kênh thiết yếu nên không thể gọi xã hội hoá truyền hình lất lướt các chương trình thiết yếu của Đài truyền hình VN cũng như truyền hình địa phương”, Bộ trưởng khẳng định.

Thu gọn
17/11/2017 | 10:55

10h20

XEM CLIP:

ĐB Nguyễn Thị Mai Hoa (Đồng Tháp) đặt câu hỏi: Về xây dựng Chính phủ điện tử, bảo đảm sự hài lòng của người dân và DN, dù nhiều cố gắng nhưng sau hơn 2 năm triển khai, kết quả ứng dụng công nghệ thông tin cho cải cách hành chính, người dân DN chưa hài lòng, chưa được hưởng hệ thống tiện lợi như CP cam kết.

ĐB Nguyễn Thị Mai Hoa

Với tư cách tư lệnh ngành, bộ trưởng cho biết, để diễn ra tình trạng chậm trễ ấy, trách nhiệm bộ trưởng đến đâu. Bộ có giải pháp nào đủ mạnh dành để xây dựng thành công CP điện tử?

ĐB Mong Văn Tình (Nghệ An): Báo chí là loại hình truyền thông có sức ảnh hưởng vô cùng mạnh mẽ và có vai trò to lớn trong việc cung cấp thông tin, trong định hướng dư luận xã hội.

Thời gian qua báo chí đã phát huy thế mạnh của mình là thông tin nhanh, kịp thời, phát hiện biểu dương những nhân tố mới, những điển hình tiên tiến tích cực, đấu tranh chống lại cái xấu, làm cầu nối nước ta với thế giới. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân, thời gian qua báo chí còn tồn tại nhiều hạn chế. Theo thống kê của Bộ TT&TT, tình trạng vi phạm liên quan thông tin sai sự thật, chưa chính xác, làm uy tín người làm báo nói chung bị giảm, thậm chí thông tin sai sự thật có thể ảnh hưởng cuộc sống hàng nghìn con người. Bộ trưởng có giải pháp thế nào để giải quyết tình trạng trên?

ĐB Nguyễn Lân Hiếu (An Giang): Việc quảng cáo tràn lan thuốc, các cơ sở điều trị trên mạng hiện nay làm cử tri hết sức hoang mang, cửa hàng TQ thì có cả phiên dịch 24/24 để bán cho khách của VN, trong khi hiệu quả không được kiểm chứng, khi sử dụng sai quy định làm gây hại cho bệnh nhân. Bộ trưởng làm gì để hạn chế tối đa các quảng cáo gây nguy hại sức khoẻ người dân VN.

Cách phân loại thông tin độc hại phản cảm trên mạng xã hội, internet được dựa trên tiêu chí nào? Biện pháp nào ngăn ngừa sai phạm của báo chí đảm bảo báo chí hoạt động lành mạnh?

ĐB Nguyễn Lân Hiếu

ĐB Đinh Thị Kiều Trinh (Nghệ An): mặc dù Bộ đã có nhiều giải pháp để kiểm soát lượng thông tin xấu, độc hại trên mạng xã hội, internet. Tuy nhiên lượng tin giả, tin xuyên tạc, thông tin chống phá chế độ, bôi nhọ lãnh đạo vẫn còn rất nhiều, gây dư luận và ảnh hưởng lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Bộ trưởng có giải pháp đột phá nào để tăng cường công tác quản lý và kiểm soát chặt chẽ thông tin trên mạng xã hội? 

ĐB Đinh Thị Kiều Trinh

Theo báo cáo của Bộ về tồn tại, hạn chế của báo chí có nêu vai trò của cơ quan chủ quản chưa được phát huy đầy đủ, còn hiện tượng né trách trách nhiệm sai phạm của cơ quan báo chí, thời gian tới bộ trưởng khắc phục tình trạng này như thế nào?

ĐB Nguyễn Phương Tuấn (Ninh Bình): Về quản lý báo chí, Bộ trưởng cho biết Bộ sẽ có giải pháp gì để chấn chỉnh tình trạng thời gian qua có một số phóng viên vi phạm pháp luật, hù doạ DN, tống tiền người dân gây bức xúc trong xã hội, việc này không phù hợp với tôn chỉ mục đích của báo chí.

Về mạng xã hội, hiện có nhiều thông tin sai sự thật, giả mạo, xúc phạm danh dự nhân phẩm, tổ chức cũng như cá nhân, xuyên tạc chủ trương đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước lan tràn trên mạng xã hội, các mạng này có tên miền đăng ký ở nước ngoài như Facebook, Youtube. Là tư lệnh ngành, Bộ trưởng đưa ra giải pháp gì ngăn chặn nội dung độc hại này?

ĐB Phạm Văn Tuân (Thái Bình): Hiện nay tình trạng một số cơ quan báo chí và phóng viên hoạt động không đúng tôn chỉ mục đích, rút tít giật gân câu khách, bình luận 1 chiều... Bộ trưởng cho biết Bộ và cá nhân Bộ trưởng sẽ làm gì, làm thế nào để khắc phục tình trạng trên?

ĐB Phạm Văn Tuân

Việc triển khai xây dựng chính quyền điện tử theo nghị quyết của Chính phru còn gặp khó khăn, đặc biệt là chưa lựa chọn được mô hình phát triển nền tảng chính quyền điện tử nhằm triển khai dịch vụ công trên trực tuyến mức độ 3. Bộ trưởng cho biết bộ đã và sẽ làm gì thực hiện nghị quyết 36A của Chính phủ sớm thành hiện thực?

ĐB Cao Thị Xuân (Thanh Hoá): Báo cáo của Bộ TT&TT nói có hơn 300 mạng xã hội trong nước được Bộ cấp phép hoạt động và có 2 mạng xã hội nước ngoài tổ chức cá nhân nước ngoài cung cấp xuyên biên giới vào VN. Tuy nhiên 2 mạng xã hội này lại có đông người VN sử dụng nhất. Bộ trưởng cho biết có hay không tình trạng mạng thông tin xã hội đang lấn át thông tin từ báo chí chính thống? Với chức năng quản lý nhà nước, Bộ có giải pháp gì để tận dụng mạng xã hội, nâng cao dân trí, đồng thời hạn chế thông tin xấu độc trên mạng xã hội?

ĐB Vũ Thị Nguyệt (Hưng Yên): Không phủ nhận việc triển khai Chính phủ điện tử mang lại lợi ích cho người dân, tuy nhiên triển khai chưa cao, chưa tương xứng tiềm năng. Có 2 nguyên nhân, 1 là đầu tư chưa được trọng tâm, thứ 2 là chưa có sự vào cuộc, chỉ đạo quyết liệt của người đứng đầu, thực tế trên dẫn tới có sự lãng phí. Xin hỏi Bộ trưởng với trách nhiệm thế nào về sự lãng phí nêu trên, làm thế nào để nâng cao hiệu quả Chính phủ điện tử thời gian tới?

Môi trường mạng hiện nay quen với đông đảo tầng lớp thanh thiếu niên, tình trạng các đơn vị cung cấp dịch vụ mạng không thể kiểm soát, cảnh báo kịp thời các hành vi xấu trên mạng, đối tượng trẻ em có nguy cơ bị xâm hại, bóc lột, lừa đảo, gây hậu quả không tốt đến nhân cách của trẻ em. Việc bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng đang hết sức cấp bách, chúng ta chưa có biện pháp ngăn chặn có hiệu quả? Bộ trưởng cho biết trách nhiệm của quản lý nhà nước của Bộ thế nào, hướng khắc phục thời gian tới?

Thúy Hạnh - Hồng Nhì - Thu Hằng - Ảnh: Minh Đạt

Thu gọn