- Đã đoán trước sẽ có nhiều ý kiến hay khi QH thảo luận chủ đề phòng, chống tham nhũng, công tác của ngành công an, tòa án và kiểm sát. Nhưng hay, sôi nổi và thẳng đến mức như vậy thì quả là ít khi có.

Thảo luận về phát triển kinh tế - xã hội, ngành này, ngành kia bị chỉ ra yếu kém về cơ bản có sự đồng thuận. Thảo luận về cải cách bộ máy, về đội ngũ, về cơ bản cũng có sự đồng thuận cao. 

Chính họ, một số thẩm phán, cán bộ tòa án do những cám dỗ và thiên vị đã tạo nên một phần rủi ro cho bản thân và đã từ bỏ hoặc thực hiện sai lệch chuẩn mực của người cầm cân. Tự sửa chữa cân công lý, một cái cân thiêng liêng nhất, một điều hết sức kiêng kỵ. Đâu đó ngoài kia dân vẫn kêu ca về án từ, nào là thái độ, tác phong, nào là kéo dài, trì hoãn, chỗ thì vi phạm tố tụng, nơi thì vòi vĩnh tiền bạc.

ĐB Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre)

Riêng đến thảo luận mảng công tác liên quan đến cơ quan tư pháp lại không được như vậy. Dường như có ranh giới ở đây. Vượt quá là không chấp nhận. Tiêu cực ư, cũng có. Tham nhũng cũng có. Nói chung là đều có tiêu cực, yếu kém giống như các cơ quan hành chính khác. Nhưng nếu nêu như các đại biểu Lưu Bình Nhưỡng, Trương Trọng Nghĩa... thì là quá, là vượt rào và cần phải xem lại, thậm chí bác bỏ.

Chưa biết bên nào đúng, bên nào chưa hẳn đúng, nhưng cái mà người dân bình thường trông đợi là sự công tâm và khách quan khi xem xét, đánh giá các vấn đề kiểu này của các vị ĐBQH.

Nhìn nét mặt của ĐB Sùng Thìn Cò và nghe những gì ông nói, cá nhân tôi tin đấy là những phát biểu tâm huyết của ông. Mà ông phê thì có nhẹ đâu, nhưng nghe vẫn thấm và cũng không thấy gai gai cái mặt. Và nếu áp cái này vào các vị Lưu Bình Nhưỡng và Trương Trọng Nghĩa, cá nhân tôi cũng thấy như vậy.

Tiêu cực đâu cũng có. Nhưng ở ngành tòa án, kiểm sát đến mức độ nào thì đưa ra một con số hiện tại cũng khó. Nên chăng cần có những khảo sát người dân về vấn đề này. Hầu như cuối năm, QH đều thảo luận các vấn đề kiểu này.

Giá như kèm theo báo cáo của các cơ quan có trách nhiệm, chúng ta có một báo cáo khảo sát kiểu như về mức độ hài lòng của người dân với hoạt động của 3 ngành công an, kiểm sát và tòa án. Lúc đó thì đỡ hẳn ý kiến khác nhau quá xa. Khó ra cái chỉ số hài lòng này vì phức tạp, tế nhị thì có lẽ chính QH nên chỉ đạo ra bằng được cái này. Hãy đợi nghe tiếng nói phán xét của người dân.

Sự chậm trễ trong bộ máy tư pháp là một điều khủng khiếp đối với người dân, thời hạn thì có nhưng có những vụ án đơn giản cũng phải kéo dài, nhiều đơn từ, giấy phép có những lúc người ta biết lãnh đạo đã ký, nhưng mấy tuần vẫn chưa đến người dân được. Điều này đòi người dân phải chạy, phải bôi trơn, phải lót tay thì được, thông qua những người "cò" hoặc nhân viên nào đó thì nó lại chạy.

ĐB Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM)


Biệt phủ vẫn sừng sững sau những ồn ào

ĐB Phạm Thị Minh Hiền (Phú Yên) nêu thực trạng những biệt phủ vẫn sừng sững, củi tươi, củi khô vẫn an toàn sau những ồn ào gây bức xúc.


Tướng Sùng Thìn Cò: Lấy phiếu tham nhũng, ai cao nhất cho nghỉ ngay

Phó Tư lệnh Quân khu 2 đề nghị lấy phiếu tín nhiệm tham nhũng với cán bộ, ai cao nhất cho nghỉ ngay.


Mua đô la, kim cương để tẩu tán tài sản tham nhũng

ĐB Trần Văn Mão (Nghệ An) nêu việc đối tượng có nhiều tài sản thường tìm cách tẩu tán như mua vàng, đô la, kim cương…


Không trả trụ sở cũ, Bộ trưởng phải bị phê bình

Phó chủ nhiệm UB Pháp luật Trương Minh Hoàng cho rằng, Bộ Tài chính nên có công văn "đòi" các bộ trả lại trụ sở cũ, thậm chí báo cáo Thủ tướng.

Đinh Duy Hòa