- ĐB tỉnh Bình Định đề xuất trưởng đặc khu phải giỏi ngoại ngữ, tin học do thường xuyên phải tiếp xúc với đối tác, nhà đầu tư nước ngoài.
Phát biểu thảo luận chiều nay về dự án luật Đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt, ĐB Nguyễn Văn Cảnh (Bình Định) đề nghị, ngoài các tiêu chuẩn đã được Đảng, Nhà nước quy định với người có chức vụ tương đương, cần bổ sung trình độ ngoại ngữ và tin học với vị trí trưởng đặc khu hành chính hay chủ tịch UBND đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt.
ĐB Nguyễn Văn Cảnh. Ảnh: Quang Vinh |
ĐB phân tích, vị trí này phải thường xuyên tiếp xúc với đối tác, nhà đầu tư nước ngoài, thường xuyên giao lưu, học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm với các nước có mô hình kinh tế tương tự, do đó nếu thiếu 2 tiêu chuẩn trên sẽ ảnh hưởng không nhỏ.
Ông cũng kiến nghị mở rộng yêu cầu ngoại ngữ tin học với các vị trí cấp phó và những vị trí cần thiết khác.
Không lo lạm quyền
Về tổ chức chính quyền địa phương, Phó trưởng đoàn ĐBQH Đồng Tháp Phạm Văn Hoà cho rằng phương án trưởng đặc khu cần phải có sự ràng buộc đặc biệt, chịu sự giám sát của HĐND cấp tỉnh, phải báo cáo với Chủ tịch UBND tỉnh khi cần, giám sát phản biện của MTTQ...
Do đó bản thân ông ủng hộ phương án 2, vẫn tổ chức HĐND. Trong đó thay vì giao 147 quyền cho trưởng đặc khu thì giao ít quyền đi cho Chủ tịch UBND, HĐND. Có thể có những quyền cao hơn tỉnh để đặc khu có quyền xứng tầm, kêu gọi được sự đầu tư.
Chủ tịch HĐND TP.HCM Nguyễn Thị Quyết Tâm lại ủng hộ phương án 1. Bà cho rằng điều này không vênh với Hiến pháp và luật Tổ chức chính quyền địa phương.
Bà dẫn chứng, TP.HCM đã từng có 10 năm thí điểm không tổ chức HĐND ở quận, phường, đã có thành công. Từ thực tiễn này cho thấy phương án 1 có tính đột phá và hoàn toàn khả thi.
ĐB Ngọ Duy Hiểu (Hà Nội) lại có quan điểm hoàn toàn trái ngược, không đồng tình với cả 2 phương án, vì không có HĐND sẽ bỏ qua nguyên tắc kiểm soát quyền lực, phương án còn lại quay lại với HĐND truyền thống.
ĐB Ngọ Duy Hiểu. Ảnh: Minh Đạt |
ĐB kiến nghị cần có một hội đồng đặc khu với 2 hình thức tổ chức. Thứ nhất bao gồm các chuyên gia trong các lĩnh vực như kinh tế tài chính, tài nguyên môi trường, quản lý đô thị, văn hóa xã hội, quốc phòng an ninh, pháp luật… Những chuyên gia này do UB Thường vụ QH bổ nhiệm.
Thứ 2, trong thành phần có thể gồm cả chuyên gia và một bộ phận do dân bầu như hiện nay để thực hiện chức năng giám sát, lắng nghe ý kiến nguyện vọng của nhân dân để khuyến nghị Trưởng đặc khu khi quyết định các vấn đề quan trọng.
Trước băn khoăn của nhiều ĐB về tình trạng lạm quyền khi giao cho trưởng đặc khu hành chính quá nhiều quyền, Uỷ viên thường trực UB Tư pháp Mai Thị Phương Hoa (Nam Định) cho rằng không nên quá lo lắng.
Theo ĐB, hiện đã có cơ chế giám sát từ trên xuống dưới, như giám sát của đoàn ĐBQH tỉnh, HĐND tỉnh, giám sát của nhân dân qua tiếp công dân, khiếu nại tố cáo, giám sát của MTTQ, báo chí và chịu sự giám sát Thủ tướng, cơ quan ngang bộ, chủ tịch UBND tỉnh.
Bí thư Nguyễn Thanh Nghị: Lên phương án nhân sự đặc khu Phú Quốc
Bí thư Kiên Giang Nguyễn Thanh Nghị cho biết, ngay trong tháng 12, tỉnh sẽ xây dựng phương án nhân sự cho đặc khu Phú Quốc.
Xây đặc khu: Cơ chế thông thoáng không ảnh hưởng ANQP
Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình khẳng định: “Tạo cơ chế thông thoáng cho đặc khu không có nghĩa mất quyền sở hữu đất đai, ảnh hưởng tới ANQP.
Xây đặc khu: Đừng 2 mẹ 2 cha, vừa địa phương vừa TƯ quản lý
Nói về cơ chế xây dựng đặc khu, ĐB Vũ Trọng Kim lưu ý: "Đừng 2 mẹ, 2 cha, vừa địa phương vừa TƯ quan lý, tránh chuyện tập thể, trì trệ và chờ đợi nhau".
Tránh sai lầm như Singapore, VN mở casino cả 3 đặc khu
Bộ trưởng KH-ĐT cho rằng không mở casino ở đặc khu là sai lầm, giống như Singapore từng mắc phải cách đây nhiều chục năm.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Đặc khu không có UBND không trái Hiến pháp
Bộ trưởng KH-ĐT khẳng định, phương án đặc khu không có UBND và HĐND không trái hiến pháp, phù hợp với thực tế hiện nay.
Xây đặc khu: Xin cơ chế, không xin tiền
Chủ nhiệm UB Kinh tế QH Vũ Hồng Thanh cho rằng điều các đặc khu cần là cơ chế, có cơ chế sẽ tạo ra động lực phát triển.
Thúy Hạnh - Thu Hằng