- Đoàn giám sát của QH đề nghị nghiên cứu hợp nhất một số bộ có chức năng, đối tượng và phạm vi lĩnh vực quản lý gần nhau.

XEM CLIP:

Sáng nay, Chủ nhiệm UB Pháp luật Nguyễn Khắc Định báo cáo QH về kết quả giám sát về việc thực hiện chính sách, pháp luật về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2016.

{keywords}
Chủ nhiệm UB Pháp luật Nguyễn Khắc Định. Ảnh: Hoàng Anh

16 bộ tự “đẻ” thêm 320 phòng

Kết quả giám sát cho thấy, cơ cấu tổ chức của Chính phủ được giữ ổn định, không tăng thêm đầu mối, tổ chức bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực phát huy hiệu quả.

Tuy nhiên, tổ chức bộ máy của Chính phủ vẫn chậm được điều chỉnh theo hướng tinh gọn, nâng cao hiệu lực, hiệu quả; còn tồn tại nhiều tổ chức phối hợp liên ngành, vẫn phải hội họp nhiều, thủ tục hành chính còn rườm rà, quy trình xử lý công việc còn chậm.

Tổ chức bộ máy bên trong bộ, cơ quan ngang bộ còn nhiều đầu mối. Cuối năm 2016, có đến 198 đơn vị có tư cách pháp nhân, số đơn vị hành chính trực thuộc tăng từ 418 lên 446 đơn vị, dẫn đến tăng biên chế, tăng số người giữ chức vụ lãnh đạo, tăng tầng nấc trung gian.

Mô hình tổ chức tổng cục, cục, vụ không thống nhất; vẫn duy trì nhiều phòng trong các vụ tham mưu, chưa thực hiện đúng yêu cầu trong nghị quyết số 39 của Bộ Chính trị. 

Cụ thể, trừ Bộ Nội vụ và Bộ GD-ĐT, có 16 bộ ngành duy trì phòng trong vụ với tổng số phòng là 320, trong đó có những vụ có rất nhiều phòng (như Bộ  KH-ĐT, Bộ Ngoại giao, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ NN&PTNT có từ 5-7 phòng/vụ).

Tình trạng TƯ có tổ chức, cơ quan nào thì địa phương có tổ chức, cơ quan đó vẫn phổ biến. Cụ thể có 17/21 cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh được tổ chức “cứng” ở các địa phương, có tên gọi và lĩnh vực phụ trách tương ứng với các bộ ngành.

Cơ cấu tổ chức bên trong của cơ quan chuyên môn cấp tỉnh còn cồng kềnh, trung bình 1 cơ quan có 8,1 phòng và tương đương. Tỷ lệ người giữ chức danh lãnh đạo ở một số cơ quan, địa phương cũng ở mức cao, không hợp lý. 

Số lượng người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố tăng 108.148 người từ năm 2011- 2016.

Biên chế trong những năm 2014-2016 giảm bình quân 4.000 người/năm nhưng vẫn còn 11 địa phương sử dụng vượt quá số biên chế được giao. Tinh giản biên chế chưa đi vào thực chất, chưa đạt mục tiêu.

Không duy trì phòng trong vụ

Đoàn giám sát đề xuất và kiến nghị 6 nhiệm vụ, giải pháp. Trong đó, QH và UB Thường vụ QH tập trung hoàn thiện chính sách pháp luật, thể chế hóa các chủ trương của Đảng, phân định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước ở TƯ và của mỗi cấp chính quyền địa phương; không lồng ghép các quy định về tổ chức bộ máy, biên chế trong các văn bản không thuộc lĩnh vực tổ chức bộ máy nhà nước. 

Đối với Chính phủ, đoàn giám sát đề nghị, trong năm nay khẩn trương hoàn thành các văn bản, trong đó có việc ban hành nghị định về tiêu chí thành lập và thống nhất mô hình tổ chức phòng, vụ, cục, tổng cục thuộc bộ và phòng thuộc cơ quan chuyên môn cấp tỉnh...

Tiếp tục rà soát, phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn trong bộ máy hành chính nhà nước theo nguyên tắc 1 cơ quan, tổ chức làm nhiều việc nhưng 1 việc chỉ giao cho 1 cơ quan, tổ chức chủ trì thực hiện và chịu trách nhiệm chính.

Đoàn giám sát đề nghị Chính phủ nghiên cứu hợp nhất một số bộ có chức năng, đối tượng và phạm vi lĩnh vực quản lý gần nhau, khắc phục tình trạng cắt khúc, chồng chéo hoặc bỏ trống trong quản lý nhà nước. 

Việc sắp xếp, kiện toàn cơ cấu tổ chức bên trong bộ ngành phải tinh gọn, giảm cấp trung gian, giảm số lượng đầu mối; giảm biên chế và cấp phó; không duy trì phòng trong vụ, trừ một số ít trường hợp đặc biệt phải có tiêu chí cụ thể do Chính phủ quy định. 

Tinh giản biên chế: Tiêu chí đánh giá tín nhiệm người đứng đầu

Đối với chính quyền địa phương, đoàn giám sát đề xuất thực hiện mô hình bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch HĐND các cấp, thí điểm bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch UBND ở cấp huyện, cấp xã ở nơi có điều kiện.

Đồng thời, thí điểm việc hợp nhất một số cơ quan có nhiệm vụ tương đồng ở cấp tỉnh, cấp huyện ở những nơi có điều kiện và tạo quyền chủ động, sáng tạo cho địa phương.

Không nhất thiết cấp trên có cơ quan, tổ chức nào thì cấp dưới có cơ quan, tổ chức đó và ngược lại; không nhất thiết các cơ quan, đơn vị, địa phương phải có mô hình tổ chức bộ máy giống nhau.    

Áp dụng cơ chế khoán kinh phí hành chính, khoán biên chế, khoán số lãnh đạo cấp phó đơn vị trực thuộc, khoán tổ chức cho các địa phương tự chủ quyết định cụ thể, phù hợp với yêu cầu quản lý và đặc thù địa phương.

Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát, lấy kết quả thực hiện việc sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá sự tín nhiệm đối với người đứng đầu.

Cải cách bộ máy: Mấy chục năm vẫn loay hoay

Cải cách bộ máy: Mấy chục năm vẫn loay hoay

Mấy chục năm qua, chúng ta vẫn loay hoay với sắp xếp tổ chức bộ máy, nhập bộ này, tách bộ kia, bao nhiêu bộ là vừa.

Tinh gọn bộ máy sẽ ra tiền, ra gạo

Tinh gọn bộ máy sẽ ra tiền, ra gạo

Thực hiện tốt nghị quyết 18 TƯ 6, bộ máy tinh gọn không những nâng cao chất lượng hoạt động mà còn ra tiền, ra gạo.

Tinh giản biên chế trong mắt Bộ trưởng Nội vụ

Tinh giản biên chế trong mắt Bộ trưởng Nội vụ

Tới đây tổ chức sở, ngành; phòng, ban phần lớn sẽ do địa phương chủ động quyết, TƯ không còn áp đặt một khung chung.

Quảng Ninh dò đá qua sông, chấp nhận vấp để tinh gọn bộ máy

Quảng Ninh dò đá qua sông, chấp nhận vấp để tinh gọn bộ máy

Đi trước như người dò đá qua sông, có thể bị vấp ngã, hy sinh vẫn phải làm, Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh Đỗ Thị Hoàng chia sẻ.

Bộ máy quá nhiều sếp, không ngân sách nào nuôi nổi

Bộ máy quá nhiều sếp, không ngân sách nào nuôi nổi

Nếu bộ máy cứ phình ra, lại có quá nhiều người làm lãnh đạo, quản lý nhưng không hiệu quả thì đó là lãng phí, không ngân sách nào nuôi nổi.

Thu Hằng