ĐB Hà Sỹ Đồng đặt câu hỏi với Bộ trưởng Tài chính: Số vay nước ngoài vượt ngưỡng là vốn rủi ro cao, vậy trách nhiệm thuộc về ai?

XEM CLIP:

Tại phiên chất vấn Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng sáng nay, quan tâm đến đầu tư công, ODA, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng đặt câu hỏi: “Theo báo cáo giải trình của Bộ trưởng thì số vay nước ngoài vượt ngưỡng là vốn rủi ro cao. Bộ trưởng cho biết trách nhiệm này thuộc về ai?

Để giảm bớt áp lực của nợ công, Bộ trưởng đã tham mưu cho Chính phủ về kế hoạch quản lý và phân bổ cho các địa phương vốn nay ODA, vốn vay ưu đãi, bên cạnh đó đã có cơ chế gì như cho DN tự vay, tự trả để giảm bớt áp lực nợ công để đảm bảo phát triển kinh tế bền vững và an toàn?”.

Trả lời ĐB Hà Sỹ Đồng, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng cho hay, trong kế hoạch đầu tư công có 300 ngàn tỷ đồng vay nước ngoài, đến thời điểm hiện nay số ký thêm sau thời điểm nợ kế hoạch là 4,1 tỷ, cộng với 10 tỷ nữa có chủ trương đàm phán và sẽ ký kết.

“Như vậy nếu chuyển sang số này giai đoạn 2018-2020 giải ngân tiếp thì khả năng sẽ vượt 300 ngàn tỷ, việc này đang được Chính phủ giao Bộ KH-ĐT tổng hợp lại báo cáo với UB Thường vụ QH cách xử lý. Tinh thần chung chúng ta vẫn còn dư địa của ODA của giai đoạn trước 1/7 chuyển sang tập trung vào việc này”, Bộ trưởng Tài chính nói.

{keywords}
Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng. Ảnh: Minh Đạt

Theo ông, việc cho ngân sách được bội chi nên chuyển mạnh hướng vay về cho vay lại, Chính phủ đã có nghị định, từng mức từng địa phương, như ta đang bàn cơ chế đặc thù của TP.HCM lên 90% tổng số dư cân đối.

Theo Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng, vừa qua tại Quảng Trị đã có gói 5 triệu đô, không biết có phải không, giở ra hiện nay thì địa phương đang vượt tổng định mức vốn vay, chúng tôi cũng đang tổng hợp lại cùng Bộ KH-ĐT để báo cáo QH xử lý.

Có những dự án đã cam kết rồi, các địa phương giải ngân vượt mức dư nợ vay địa phương nên từng bước từng bước tháo gỡ còn tổng thể chúng ta giữ, nhưng có năm trồi lên, có năm sụt xuống.

Chia lửa cùng Bộ trưởng Tài chính, Bộ trưởng KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng cho biết, trước đây chưa có luật Đầu tư công, việc quyết định đầu tư tuỳ tiện, vượt khả năng cân đối ngân sách cả TƯ và địa phương.

ODA đang kiểm soát được

Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, trong giai đoạn 2005-2010, 2011-2015, trong mỗi giai đoạn có hơn 20.000 dự án lớn bé, bộ ngành và địa phương quyết định đầu tư nhưng không rõ nguồn vốn, không rõ có khả năng bao nhiêu đều giải ngân được, đầu tư dàn trải dẫn đến dừng, giãn, hoãn rất lớn.

{keywords}
Bộ trưởng KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: Minh Đạt

Khi có luật Đầu tư công, giai đoạn 2016-2020 còn hơn 1.000 dự án và bám sát khả năng cân đối của ngân sách.

Hướng trong thời gian tới, Chính phủ trình kế hoạch tái cơ cấu đầu tư công. Chính phủ giao Bộ tổng hợp rà soát bất cập trong đầu tư công trình QH sửa luật theo hướng đảm bảo an toàn chặt chẽ, hiệu quả, giải quyết thủ tục thuận lợi nhanh gọn.

Về nợ công, liên quan vốn vay nước ngoài, Bộ trưởng KH-ĐT cho hay, vừa qua chúng ta đã phê duyệt kế hoạch đầu tư công trung hạn. Theo đó, vốn ODA đã xử lý hơn 300 nghìn tỷ tổng đầu tư đến 2020. Hiện chúng ta đã ký vượt 1,9 tỷ USD vốn được cấp phép, tương đương 42 ngàn tỉ. Nếu bổ sung cho kế hoạch trung hạn và khả năng giải ngân có thể đạt 4 tỷ USD, nằm trong kế hoạch trung hạn đang kiểm soát được.

Báo cáo thêm về các dự án ODA vay nước ngoài, theo Bộ trưởng KH- ĐT, hiện chúng ta chuyển sang giai đoạn nước có thu nhập trung bình giảm ưu đãi chuyển sang vay thương mại với lãi suất cao hơn và thời gian ngắn hơn. Các dự án trong 2017-2018 tranh thủ nguồn ưu đãi cao đang hết. Sau 2018 chuyển sang vay kém ưu đãi.

Không thiếu luật mà thực hiện chưa nghiêm

Cho rằng Bộ trưởng trả lời vẫn chưa rõ, ĐB Nguyễn Thanh Thuỷ (Hậu Giang) tranh luận về an toàn nợ công. Theo bà, nguyên nhân chưa đề cập tới là do phân bổ vốn, giải ngân chậm một số dự án trọng điểm. “Đơn cử tuyến Metro Bến Thành - Suối Tiên và nước sạch TP.HCM. Đề nghị Bộ trưởng KH-ĐT giải trình, làm rõ thêm”, ĐB Thuỷ nói.

ĐB Nguyễn Tiến Sinh (Hoà Bình) cũng tranh luận lại vì chưa hài lòng về phần trả lời, trấn an nợ công đã an toàn của Bộ trưởng KH-ĐT. Ông dẫn lại báo cáo của Chính phủ thừa nhận tồn tại trong đầu tư công và cho rằng: "Không phải thiếu luật mà chúng ta thực hiện luật chưa nghiêm”.

“Tồn tại này trong năm 2017 vẫn chưa được khắc phục, thì tới năm 2021 sẽ càng nghiêm trọng hơn. Tôi mong các Bộ trưởng xác định rõ trách nhiệm để thấy mức độ nghiêm trọng của vấn đề", ĐB Sinh nhấn mạnh.

ĐB Hoàng Quang Hàm (Phú Thọ) cũng tranh luận về nợ công, ODA. Ông tỏ ra băn khoăn trước phần giải trình của Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng. Theo ông, hiện nay nợ công tăng cao, nhiều năm ngân sách TƯ không có số dư trả nợ. Tổng mức ODA đang ngoài tầm kiểm soát.

{keywords}
ĐB Hoàng Quang Hàm. Ảnh: Minh Đạt

"Để có số nợ vay ODA quốc gia cần bao nhiêu thời gian trả nợ. Có giữ được trần nợ công không?", ĐB Hàm hỏi.

Trả lời ĐB về việc chậm giải ngân tuyến Metro Bến Thành - Suối Tiên, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết, là do thiếu dự toán bố trí vốn nước ngoài hiện đang thấp. Hiện Thủ tướng đã giao Bộ KH-ĐT báo cáo QH xin điều chỉnh bố trí vốn nước ngoài cho TP.HCM để giải ngân cho dự án này, vượt dự toán nhưng đúng theo cam kết tiến độ.

TP.HCM đã tạm ứng vốn 1.200 tỷ để trả nợ khối lượng hoàn thành dự án, khi Thường vụ QH bổ sung dự toán thì Bộ Tài chính sẽ làm việc với nhà tài trợ để trả vốn đối ứng cho thành phố.

Bộ trưởng Tài chính: Nợ công vẫn trong giới hạn cho phép

Bộ trưởng Tài chính: Nợ công vẫn trong giới hạn cho phép

Bộ trưởng Tài chính khẳng định nợ công đang từng bước được kiểm soát chặt chẽ và vẫn đang trong giới hạn cho  phép.

Thủ tướng ra 'tối hậu thư' giải ngân vốn ODA

Thủ tướng ra 'tối hậu thư' giải ngân vốn ODA

Thủ tướng nhấn mạnh dự án chưa giải ngân được, chưa làm thủ tục thì phải tự cắt, tự điều chuyển trong khối Chính phủ và các địa phương, để làm sao giải ngân hết số vốn kế hoạch đã thông qua.

Tham nhũng ODA: Đã đến lúc VN kiểm soát lại hệ thống

Tham nhũng ODA: Đã đến lúc VN kiểm soát lại hệ thống

Chuyên gia cho rằng các biện pháp chống tham nhũng chưa đi vào thực chất.

Cần lộ trình giảm dần, tiến tới chấm dứt ODA

Cần lộ trình giảm dần, tiến tới chấm dứt ODA

ĐBQH Lê Thị Nga phân tích pháp lý về ODA bộc lộ điểm yếu rất cơ bản là người dân - chủ thể phải đóng thuế và trả nợ gần như đứng ngoài quy trình ODA.

T.Hằng - H.Quỳnh - T.Hạnh - D.Tiến (nguồn clip: VTV)