- Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long cho rằng việc tịch thu tài sản không rõ nguồn gốc áp dụng tại Việt Nam ngay lập tức là không khả thi mà phải đưa ra toà xem xét.

 

Tại phiên chất vấn Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long của UB Thường vụ QH sáng nay, Chủ nhiệm UB Tư pháp Lê Thị Nga chất vấn xung quanh chất lượng và tiến độ các dự án luật Chính phủ trình QH, trong đó có dự luật Phòng chống tham nhũng sửa đổi.

Theo bà Nga, tiến độ nhiều dự án luật quá chậm so với yêu cầu, việc này đẩy cơ quan thẩm tra vào tình trạng rất khó khăn, có dự án luật từ khi trình đến khi họp chỉ trình trước 2 ngày mà rơi vào ngày thứ 7 và chủ nhật.

{keywords}
Chủ nhiệm UB Tư pháp Lê Thị Nga

Về chất lượng, Chủ nhiệm UB Tư pháp cũng nêu lên hàng loạt vấn đề. Cụ thể như có nhiều báo cáo tổng kết hình thức, không ký, không đóng dấu; đánh giá tác động chay, có khoảng nửa trang đánh giá tác động, không có số liệu chứng minh kèm theo; sự tham gia góp ý của các bộ ngành tham gia cũng hình thức, có bộ ngành cho ý kiến thường xuyên uỷ quyền cho phó vụ trưởng Vụ Pháp chế cho kiến nghị 3 dòng là đồng ý. 

Ngoài ra còn có tình trạng dự luật trình không kèm theo dự thảo nghị định hướng dẫn, chưa lấy ý kiến đối tượng chịu sự tác động chính sách.

Có những vấn đề lớn trình lần 2 xin ý kiến Chính phủ bằng phiếu, tổng số phiếu có luật chỉ 18/27 thành viên Chính phủ có ý kiến, 9 thành viên chưa có ý kiến gì, trong đó có bộ quan trọng, cá biệt có những luật Bộ Tư pháp chưa có ý kiến làm cơ quan thẩm tra lúng túng.

“Đề nghị Bộ trưởng giúp cho chúng tôi chấn chỉnh tình trạng này, nếu không sẽ đẩy cơ quan của QH vào tình trạng rất là khó trong thẩm tra, tiếp thu giải trình”, bà Nga nói.

Chủ nhiệm UB Tư pháp cũng chất vấn thêm Bộ trưởng Lê Thành Long: “Thời gian vừa rồi, trước tình trạng như vậy có xử lý kỷ luật cá nhân, tổ chức nào, lãnh đạo, chuyên viên nào không? Quan điểm của Bộ Tư pháp về xử lý tài sản tăng thêm không giải trình được trong dự luật Phòng chống tham nhũng sửa đổi?”.

Căn cứ để QH bỏ phiếu tín nhiệm 

{keywords}
Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long. Ảnh: VGP

Trả lời, Bộ trưởng Lê Thành Long nhìn nhận: “Tôi thấy ĐB đánh giá và khái quát rất chính xác, đích đáng. Ở đây có câu chuyện liên quan trách nhiệm người đứng đầu khi trình hồ sơ, trình dự án luật được giao chậm không đúng tiến độ, không đảm bảo quy trình thủ tục".

Theo ông, QH đã có nghị quyết liên quan công tác xây dựng văn bản. Các bộ trưởng, trưởng ngành không thực hiện đúng chức trách nhiệm vụ của mình trong công tác xây dựng pháp luật sẽ là 1 yếu tố để QH bỏ phiếu tín nhiệm.

“Quan điểm của QH đã ra và Chính phủ cũng tương đối rõ. Trong các phiên họp chuyên đề của Chính phủ như tôi báo cáo, Thủ tướng yêu cầu rõ các bộ trưởng, trưởng ngành phải là người trực tiếp chỉ đạo và chịu trách nhiệm về việc trình không đúng thời hạn, tiến độ, không đảm bảo chất lượng văn bản. Thực tế, Chính phủ dừng lại kiểm điểm trách nhiệm, đôn đốc, nhắc nhở trong các phiên họp Chính phủ công bố công khai dữ liệu chậm văn bản chậm”, Bộ trưởng Lê Thành Long nói.

Tài sản không chứng minh nguồn quốc phải đưa ra toà xem xét

Liên quan dự án luật Phòng chống tham nhũng sửa đổi, Bộ trưởng Tư pháp cho rằng đây là dự án luật rất khó, còn ý kiến khác nhau.

Riêng việc xử lý tài sản tham nhũng, có ý kiến đề xuất và Chính phủ trình phương án xử lý đối với những tài sản nguồn gốc bất minh, không chứng minh được nguồn gốc từ đâu ra thì đánh thuế 45% thuế thu nhập cá nhân.

{keywords}
Ảnh: VGP

“Đấy là quan điểm của Chính phủ, tôi với tư cách là thành viên Chính phủ tuân thủ ý kiến Chính phủ. Tuy nhiên, trong quá trình thảo luận, tôi có ý kiến bổ sung”, Bộ trưởng Lê Thành Long cho hay.

Theo Công ước Phòng chống tham nhũng, họ xử lý theo hướng những tài sản chứng minh được thì ổn, không chứng minh được thì tịch thu hoặc hình sự.

“Trung Quốc là tịch thu và hình sự ngay. Riêng Việt Nam tôi thấy thực hiện cái này ngay lập tức thì chưa được, không khả thi nên quan điểm của Bộ ngay từ đầu đối với tài sản không chứng minh nguồn gốc thì phải thực hiện trình tự tố tụng tư pháp dân sự đưa ra toà xem xét giống như đưa ra toà các trường hợp chiếm hữu tài sản không có căn cứ”, Bộ trưởng Tư pháp giải thích.

2 bộ trưởng mở màn thí điểm 'chất vấn, trả lời ngay'

2 bộ trưởng mở màn thí điểm 'chất vấn, trả lời ngay'

Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long và Bộ trưởng KH&CN Chu Ngọc Anh sẽ mở màn thí điểm việc “chất vấn và trả lời chất vấn ngay”.

Càng chất vấn càng lộ khiếm khuyết, càng nhận trách nhiệm

Càng chất vấn càng lộ khiếm khuyết, càng nhận trách nhiệm

Càng chất vấn, chỉ rõ những khiếm khuyết, những yếu kém của các vị tư lệnh ngành thì các vị càng sẵn sàng nhận trách nhiệm quản lý nhà nước. 

Chất vấn Thủ tướng và các bộ trưởng những vấn đề nổi cộm

Chất vấn Thủ tướng và các bộ trưởng những vấn đề nổi cộm

Cuộc cách mạng 4.0, câu chuyện bổ nhiệm người nhà, 12 dự án ngàn tỷ đắp chiếu... là những vấn đề ĐBQH dự kiến chất vấn.

Chất vấn không cần dài dòng

Chất vấn không cần dài dòng

Thời gian của QH làm việc tiết kiệm từng phút, mong đại biểu chất vấn không mang tính diễn giải, dài dòng mà hãy đi thẳng vào vấn đề.

Đề nghị tăng thời gian chất vấn ở Quốc hội

Đề nghị tăng thời gian chất vấn ở Quốc hội

Nhiều ý kiến đề nghị nghiên cứu tăng thời gian chất vấn và trả lời chất vấn lên 3 đến 3,5 ngày để đại biểu có thêm thời gian tranh luận.

Chất vấn: Không câu nệ chuyện nhạy cảm

Chất vấn: Không câu nệ chuyện nhạy cảm

Ở phiên chất vấn đầu tiên của QH khóa 14 đã xuất hiện một số gương mặt mới không câu nệ vấn đề tế nhị hay nhạy cảm.

Thu Hằng