- 4 tháng đầu năm, BHXH phát hiện gần 2.800 người đi khám từ 50 lần trở lên. Có người khám 123 lần, kể cả ngày nghỉ, lễ tết.

Tại cuộc họp báo định kỳ của BHXH chiều nay, Giám đốc Trung tâm Giám định BHYT và thanh toán đa tuyến khu vực phía Bắc Dương Tuấn Đức thông tin, trong 4 tháng đầu năm nay BHXH đã phát hiện gần 2.800 người đi khám từ 50 lần trở lên, với hơn 160.000 lượt khám. Trong đó có người khám 123 lần, kể cả ngày nghỉ, lễ tết.

Qua thanh kiểm tra, BHXH cũng phát hiện 195 trường hợp thường xuyên đến khám tại 4 cơ sở khám chữa bệnh trở lên với số tiền trên 7,7 tỷ đồng.

{keywords}

Điển hình như bà Trần Thị S. ở Sóc Trăng, từ đầu năm đến nay đã đi khám 144 lần. ngày nào bà S. cũng điện châm lưng với số tiền 16 triệu đồng.

Ông Đức cho rằng, với những bệnh nhân điều trị nhiều lần không khỏi, không đỡ như bà S. đáng lẽ cơ sở y tế cấp dưới phải chuyển lên tuyến trên, nhưng ở đây cơ sở y tế không chuyển tuyến. “Phải chăng có sự lạm dụng chỉ định tại cơ sở y tế”, ông băn khoăn.

Ông Nguyễn Văn H. (hưu trí) đã đi khám 58 lần tại 15 cơ sở y tế, tổng chi phí là hơn 30 triệu đồng, mỗi ngày khám 2-3 lần tại các cơ sở y tế, được chẩn đoán và cấp thuốc điều trị các bệnh lý khác nhau, từ bệnh hô hấp đến tăng huyết áp…

Đáng chú ý, qua kiểm tra BHYT phát hiện từ ngày 9/1 đến 16/5, ông H. đã được cấp 2 lần Aprovel với 42 viên, 6 lần cấp thuốc Procaralan với tổng số hơn 230 viên, 1 lần cấp thuốc Simbicort 2 tub tại 2 cơ sở y tế trong 1 ngày.

“Nếu ông H. dùng hết số thuốc mà vẫn sống được thì đúng là sự kiện lớn của ngành y tế”, ông Đức nói.

Ngoài ra, qua phân tích dữ liệu toàn quốc, BHXH VN cũng đã phát hiện nhiều trường hợp kéo dài ngày nằm viện, đề nghị thanh toán không đúng quy định; chỉ định xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh quá mức cần thiết, không đúng quy trình kỹ thuật, áp sai giá dịch vụ, tách dịch vụ để thanh toán.

{keywords}
Ông Lê Văn Phúc

Theo ông Lê Văn Phúc, Phó trưởng ban phụ trách Ban thực hiện chính sách BHYT, tại nhiều bệnh viện đã có hiện tượng “cắt nát” bệnh nhân để chi dịch vụ thanh toán với BHYT.

Có trường hợp trên 1 phim chụp cẳng chân nhìn rõ xương cổ chân, xương khớp gối, xương cẳng chân, xương gót, nhưng nhiều bệnh viện đã yêu cầu BHXH thanh toán 3 dịch vụ khác nhau: chụp xương cẳng chân, cổ chân, gót chân…

Ông Phúc cũng nêu thực tế hiện nay theo chỉ định 1 bác sỹ chỉ được khám 35 bệnh nhân/ngày/bàn khám, nhưng có bệnh biện 1 bác sĩ khám 180 bệnh nhân, dẫn đến chất lượng khám chữa bệnh không đảm bảo. 

Phó tổng giám đốc BHXH VN Phạm Lương Sơn cho hay, BHXH đã kiến nghị với Bộ Y tế có quy định và chế tài tạm dừng khám chữa bệnh đối với các cơ sở có biểu hiện rõ về trục lợi quỹ BHYT.

BHXH cũng sẽ phối hợp với Cục Cảnh sát (Bộ Công an) bổ sung chế tài xử lý.


3 bác sĩ 'rút ruột' bảo hiểm

3 bác sĩ 'rút ruột' bảo hiểm

 Ban giám đốc Bệnh viện Gò Vấp (TP HCM) vừa có quyết định cho ngưng công tác 3 bác sĩ có liên quan đến việc khám và kê toa thuốc khống cho bệnh nhân bảo hiểm y tế.

Chặt tay, cắt chân đòi bảo hiểm: 800 tỷ bị chiếm đoạt

Chặt tay, cắt chân đòi bảo hiểm: 800 tỷ bị chiếm đoạt

Tổng thư ký Hiệp hội Bảo hiểm VN Phùng Đắc Lộc chia sẻ xung quanh câu chuyện dựng hiện trường giả tai nạn để trục lợi bảo hiểm.

Chua xót phát hiện lấy thuốc bảo hiểm y tế cho cá ăn

Chua xót phát hiện lấy thuốc bảo hiểm y tế cho cá ăn

Phó Tổng giám đốc BHXH Việt Nam chia sẻ, ông rất chua xót khi phát hiện có nhà sử dụng thuốc BHYT cho cá ăn.

Siết chi BHYT không ảnh hưởng quyền lợi người bệnh

Siết chi BHYT không ảnh hưởng quyền lợi người bệnh

Việc siết chi không ảnh hưởng đến quyền lợi của người bệnh vì các trường hợp cần thiết vẫn được BHYT chi trả.

Bội chi 3.400 tỷ, Chính phủ yêu cầu kiểm tra gấp quỹ BHYT

Bội chi 3.400 tỷ, Chính phủ yêu cầu kiểm tra gấp quỹ BHYT

Chính phủ vừa có công văn yêu cầu Bộ Y tế, BHXH khẩn trương rà soát, thanh kiểm tra việc sử dụng quỹ khám chữa bệnh BHYT.

Vũ Điệp