- Với giấc mơ về một ‘‘thủ đô hành chính kiểu Pháp ở Đông Dương’’, người Pháp đã xây dựng nhiều công trình, biệt thự mang phong cách phương Tây kết hợp với kiến trúc bản địa.
Trải qua hơn 100 năm, các công trình này vẫn đang được sử dụng và trở thành di sản có giá trị về văn hóa, mang tính thẩm mỹ cao, góp phần tạo nên diện mạo đô thị Hà Nội.
Nhiều tài liệu về các công trình này hiện đang được bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia 1, Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước (Bộ Nội vụ). Kho tư liệu gồm tài liệu hành chính, tài liệu thiết kế và thi công các công trình công sở, dinh thự, bệnh viện, bảo tàng, thư viện, trường học, một số công thự dành cho các quan chức cấp cao của chính quyền Pháp.
Trung tâm lưu trữ quốc gia 1 đã giới thiệu 70 phiên bản tài liệu hành chính, hình ảnh, bản vẽ kỹ thuật của 6 công trình kiến trúc Pháp. Đây là những công trình do các kiến trúc sư Pháp thiết kế và xây dựng vào những năm cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20: Nhà hát Thành phố, Bảo tàng Louis Finot, Sở Bưu điện Hà Nội, Trường Đại học Đông Dương, Nha Tài chính Đông Dương và cầu Doumer.
Bản thiết kế bảo tàng mang phong cách Á Âu với tổng diện tích 1835 m2 và tầng hầm, do kiến trúc sư Enest Hébrard thiết kế |
Đây là một trong những công trình đầu tiên thể nghiệm phong cách Đông Dương, trước đây tòa nhà dùng cho 2 cơ quan Sở Tài chính và Sở Trước bạ |
Đây là công trình hiện đại thời đó và được trang trí tỉ mỉ, đặc biệt là bức tranh tường do họa sĩ Victor Tardieu thực hiện năm 1927-1928. Công trình hiện được Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Dược Hà Nội quản lý và sử dụng |
Mặt chính trông ra phố Đinh Tiên Hoàng, mặt bên trông ra phố Lê Thạch được sử dụng cho việc giao dịch và thu cước phí. Năm 1942 xây thêm một tòa nằm kế bên phố Đinh Lễ. Hiện nay hai tòa nhà do Bưu điện TP quản lý và sử dụng |
Được coi như là một phần bản sao của Nhà hát Opéra de Paris - Pháp, Nhà hát Lớn là biểu tượng cho trang sử cách mạng, nơi diễn ra nhiều hoạt động trong tổng khởi nghĩa tháng 8/1945 |
Ban đầu cầu được đặt tên là cầu Doumer - tên của người đưa ra ý tưởng xây dựng. Cầu cũng là "nhân chứng" lịch sử cho sự phát triển của thủ đô. Cầu Long Biên nối liền hai quận Hoàn Kiếm và Long Biên |
Khu Văn phòng được xây dựng năm 1892, nay là Bộ LĐTB&XH. Khu Dinh thự thống sứ được xây dựng năm 1918 nay được dùng làm Nhà khách Chính phủ |
Toàn bộ các toà nhà của Sở Lưu trữ và Thư viện Đông Dương nay do Thư viện Quốc gia Hà Nội và Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I quản lý và sử dụng, số 31 và 31b, phố Tràng Thi |
Nhớ Hà Nội nao nao thuở sớm khuya leng keng tàu điện
Hình ảnh tàu điện chạy khắp các khu phố của thủ đô đã được nghệ sĩ nhiếp ảnh Lê Vượng (100 tuổi) chụp lại sau những năm đầu giải phóng.
Bản sắc lệnh ấn định quốc kỳ Việt Nam
Sắc lệnh quốc kỳ là một trong 118 sắc lệnh của Chủ tịch Chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hòa 1945-1946, là bảo vật quốc gia.
Tái hiện Thủ đô '60 ngày đêm huyết lệ'
"Hà Nội 60 ngày đêm huyết lệ" là cách nói "rất Hà Nội" về cuộc chiến đấu 60 ngày đêm, diễn ra vào cuối năm 1946 đầu năm 1947.
Bức tranh 40 năm tuổi treo ở góc phố đẹp nhất Thủ đô
Gần 40 năm qua, du khách đến thăm Hà Nội khi đi qua ngã tư Tràng Tiền - Đinh Tiên Hoàng đều dừng lại ngắm nhìn một bức tranh.
Hà Nội, những ngày tháng kiên cường
60 năm qua, Đảng bộ, quân và dân Thủ đô đã vượt qua muôn vàn khó khăn gian khổ, đoàn kết một lòng, đương đầu với mọi thử thách khốc liệt, xây dựng Hà Nội thành thành phố anh hùng, thành phố vì hòa bình.
Trần Thường - Tư liệu Trung tâm lưu trữ QG I