- Ghi nhận của VietNamNet chiều 14/10, sau sự cố cá chết trắng bất thường. Vẫn còn xác cá chết nơi miệng cống xả thải. 
 

Năm 2012, đề án điều tra, đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường nước, hệ sinh thái lòng Hồ Tây đã được thực hiện và có những cảnh báo. 

Tại thời điểm nghiên cứu, Hồ Tây có 8 cống thải chính và trên 40 cống nhỏ nằm rải rác quanh hồ. Các cống này xả thải trực tiếp nước thải sinh hoạt, dịch vụ, công nghiệp và nước thải chưa qua xử lý vào lòng hồ

Theo thống kê ở thời điểm năm 2012, mỗi ngày Hồ Tây nhận khoảng 10.000m3 nước thải sinh hoạt.

Chất lượng nguồn nước thải tại cống trước khi đổ vào hồ được xác nhận là ở mức ô nhiễm nặng. Mùa khô, nước thải ở các khu vực ven bờ từ một số trường học, nhà hàng, công viên... gây ô nhiễm chính cho Hồ Tây.

Hình ảnh VietNamNet ghi nhận chiều 14/10: 

{keywords}

Cống xả thải lớn đặt ngay sau công viên nước Hồ Tây. Nước thải không qua bất kì khâu xử lý nào mà cứ thế xả trực tiếp ra hồ

{keywords}

Hệ thống xây dựng cống thải đang thi công dang dở phía sau khuôn viên công viên nước Hồ Tây

{keywords}

Cống xả lớn tại số 151 Nhật Chiêu, Nhật Tân với dòng nước thải có màu xanh lam liên tục được xả ra Hồ Tây 

{keywords}

Xác cá chết nằm vất vưởng cạnh miệng cống xả thải tại địa chỉ 189 phố Trích Sài

{keywords}

{keywords}

Tại địa chỉ số 185 phố Trích Sài, chỉ cách nhau chưa được 20m nhưng có liên tiếp 2 cống xả thải ra hồ Tây

{keywords}

Cống xả thải tại ngõ 259 phố Trích Sài 

{keywords}

{keywords}

Cảnh tượng ô nhiễm tại cống xả thải đặt cạnh trường THPT Chu Văn An

{keywords}

Cống xả thải nhiều người phàn nàn ô nhiễm nhất đặt tại số 10 Nguyễn Đình Thi


{keywords}

{keywords}

Cống xả thải trên đường Nguyễn Đình Thi

{keywords}

Một cống thải bị gãy đôi nằm vất vưởng trên đoạn đường Nguyễn Đình Thi

{keywords}

{keywords}

Bên cạnh những cống thải lớn, còn có những cống thải kích thước nhỏ vẫn âm ỉ xả thải trực tiếp ra hồ

Đoàn Bổng