- Hàng trăm cụ ông, cụ bà trên 80 tuổi trở lên được người dân xã đảo Hà Nam rước kiệu lên miếu Tiên Công (phường Cẩm La, thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh) chúc thọ.

XEM CLIP:

Lễ hội Tiên Công là lễ hội truyền thống lâu đời của người dân đảo Hà Nam với các nghi lễ mừng thọ, tôn vinh các cụ ông, cụ bà từ 80 trở lên. Tất cả được gọi chung  tên “cụ Thượng”. 

Hàng năm, cứ đến ngày mùng 7 tháng Giêng, những gia đình có cha mẹ thượng thọ sẽ cùng dòng họ và làng xóm tổ chức đoàn rước đưa “cụ Thượng” về miếu Tiên Công lễ tổ.

{keywords}
Từ sáng sớm mùng 7 Tết, các gia đình rước cụ Thượng lên miếu Tiên Công gây tắc nghẽn kéo dài

Cụ Vũ Văn Vịnh (khu 1, phường Phong Hải) năm nay tròn 90 tuổi được con, cháu làm lễ rước, tuy nhiên do tắc đường nên hơn 3 tiếng, đoàn rước mới đi được hơn 200m.

Gia đình ông Bùi Huy Liệu (80 tuổi, đội 1, phường Phong Cốc) rước từ 5h sáng nhưng đến 10h mới tới được miếu Tiên Công. 

Thu hút người dân hiếu kỳ nhất phải nói đến đoàn rước nhà cụ Vũ Triệu Phi (90 tuổi, phường Phong Cốc) vì kiệu rước hoành tráng do con cháu mua với giá 120 triệu đồng.

{keywords}
Đoạn đường dẫn lên miếu Tiên Công tắc nghẽn nhiều giờ liền

Theo ông Dương Mạnh Chinh (ban khánh tiết lễ hội Tiên Công), năm nay có 250 cụ ông, cụ bà trên 80 tuổi được rước lên miếu Tiên Công, trong đó có 6 cụ cao tuổi nhất (90 tuổi).

Được biết, lễ hội Tiên Công vừa được Bộ VH-TT&DL trao bằng di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vào ngày 20/2 (mùng 5 Tết).

{keywords}
Vợ chồng cụ Vũ Văn Vịnh (cùng 90 tuổi) được con cháu kiệu lên miếu Tiên Công

 

{keywords}
 Các cháu thể hiện tình cảm với các cụ

 

{keywords}
Kiệu rước cụ Vũ Triệu Phi (90 tuổi) hoành tráng nhất, thu hút người dân hiếu kỳ
{keywords}
Ông Phúc, Lộc, Thọ, Tài đi đầu một đoàn rước

 

{keywords}
Cụ Vũ Trọng Kích năm nay tròn 80 tuổi được con cháu rước lên miếu
{keywords}
Các “cụ Thượng” chờ xếp hàng vào miếu Tiên Công

 

{keywords}
Những cụ ông, cụ bà cao tuổi nhất làm lễ trong điện thờ

 

Theo các tài liệu để lại, từ thời Lý - Trần đã có một số vạn chài đến vùng đất Quảng Yên ngày nay sinh sống, họ đã dựa vào những gò đất cao trên triều để dãi chài, phơi lưới.

Đến đầu thế kỷ 15, có 6 nhóm Tiên Công và dân cư đến quai đê lấn biển, khai hoang đất đai trồng lúa, lập làng, tạo nên khu đảo Hà Nam.

Với người dân, sau lễ hội này mới thực sự bước vào các hoạt động của năm mới như cày cấy, gieo trồng, mua con giống, ra khơi đánh cá, bồi trúc đê điều, khơi thông mương máng, đi buôn bán…

 

Bồng trẻ em lê lết xin tiền trong đêm chợ Viềng

Bồng trẻ em lê lết xin tiền trong đêm chợ Viềng

Trên đoạn đường vào chợ Viềng, phủ Dầy với khoảng 3km cuốc bộ, không khó để bắt gặp những người lê la ra đường xin tiền.

Nghìn người chôn chân trong mưa rét trên đường đến chợ Viềng

Nghìn người chôn chân trong mưa rét trên đường đến chợ Viềng

Để tránh cảnh chen lấn trong đêm, nhiều người quyết định đi chợ Viềng sớm khiến các ngả đường ken cứng từ chiều nay, mùng 7 Tết.

Lạ mắt các 'nàng' trâu cõng chó đi cày tịch điền

Lạ mắt các 'nàng' trâu cõng chó đi cày tịch điền

Những con trâu được biến thành bức tranh di động sặc sỡ trong lễ hội Tịch điền - xuống đồng đầu năm (Đọi Sơn, Duy Tiên, Hà Nam).

Nghẹt thở cảnh trai tráng cởi trần rước quan đám giả gái ở Đồng Kỵ

Nghẹt thở cảnh trai tráng cởi trần rước quan đám giả gái ở Đồng Kỵ

Sáng nay, lễ hội rước pháo Đồng Kỵ, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, đã diễn ra với sự tham dự của hàng nghìn người.

Trai tráng Hà Nội mình trần lao vào cướp cầu đầu năm

Trai tráng Hà Nội mình trần lao vào cướp cầu đầu năm

Chiều nay, mùng 6 Tết, hàng nghìn người dân và khách thập phương đổ về đình làng Thúy Lĩnh xem hội vật cầu duy nhất trong năm.

Phạm Công