- Mưa dai dẳng kết hợp hàng chục thủy điện cùng xả lũ khiến 6 tỉnh miền Trung kiệt quệ. 9 người tử vong, hàng vạn nhà cửa bị ngập trong lũ.

Chi cục Phòng chống lụt bão miền Trung – Tây Nguyên cho biết, đến sáng nay, có 13 hồ thủy điện xả qua tràn. 3 hồ đang xả với lưu lượng trên 1.000m3/s gồm Sông Tranh 2 (1.240m3/s) Sông Ba Hạ (5.300m3/s), An Khê (1.200m3/s).

{keywords}

{keywords}

Lực lượng cứu hộ đưa dân từ vùng lũ lên khu vực an toàn ở xã Phước Lộc, huyện Tuy Phước, Bình Định. Ảnh: Huyền Trang

Hôm nay, mực nước tại các sông ở miền Trung được dự báo sẽ xuống. Mưa lũ dồn dập đã tàn phá nặng nề các tỉnh từ Thừa Thiên Huế đến Khánh Hòa. 

Tại Thừa Thiên Huế, nước lũ vẫn còn chia cắt QL 49B từ Km47+400 đến Km48 đoạn qua xã Hương Phong, TX Hương Trà. Nhiều tuyến đường huyết mạch ở huyện Phú Vang, Quảng Điền, Phong Điền, Hương Trà vẫn còn ngập cục bộ, gây chia cắt giao thông.

{keywords}
Sáng nay vẫn còn 13 thủy điện ở miền Trung dồn dập xả lũ về hạ nguồn

Quảng Nam, đến sáng nay có hơn 15.000 nhà bị ngập tại các huyện Duy Xuyên, Quế Sơn, Đại Lộc, Hội An, Nông Sơn, Đông Giang. Trong khi đó, ở Quảng Ngãi hiện có 54 phường, xã của 6 huyện: Nghĩa Hành, Mộ Đức, Đức Phổ, Tư Nghĩa, Sơn Tịnh, TP. Quảng Ngãi đang bị ngập lụt.

Bình Định: Trao đổi với VietNamNet sáng nay, ông Hoàng Phi Long, Chủ tịch UBND huyện Hoài Ân cho biết, đã kiểm soát sự cố tại hồ chưa nước Vạn Hội.

Ông Long cho biết, chiều qua, một vách núi ở thượng lưu gần đập tràn bị lở xuống gây nên chấn động lớn, 3 van đóng mở không đóng được trong khi khu vực bị cúp điện. Hồ Vạn Hội có dung tích nước đến 14,5 triệu m3.

{keywords}

Lực lượng và phương tiện của các LLVT tỉnh Bình Định và Quân khu 5 được huy động tổng lực để di dời dân vùng bị ngập sâu. Ảnh: Huyền Trang

Ngay sau đó, lực lượng chức năng phải chuyển gấp một máy phát điện đến hiện trường. Đến tối cùng ngày, đã xử lý, kiểm soát được hệ thống van an toàn.

“Đêm qua không mưa nhưng nước vẫn còn cao. Hiện còn 5 xã phía bắc của huyện bị chia cắt hoàn toàn, dân không đi lại được”, ông Long thông tin.

{keywords}
Dân miền Trung tất tả chạy lũ

Sáng cùng ngày, Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh cho biết, từ ngày 11/12 đến nay, mưa lũ đã làm 6 người chết và 5 người mất tích; hàng chục ngôi nhà bị sập, hư hỏng nặng và hơn 70.000 lượt nhà bị ngập nước.

Về nông nghiệp, hàng nghìn hecta lúa và hoa màu cũng bị hư hỏng, gia súc, gia cầm cũng bị cuốn theo dòng nước đến cả 5 vạn con. Hệ thống thủy lợi, đê kè, kênh mương cũng bị sạt lở, xối mòn cả trăm km.

Tại Phú Yên, lũ trên các triền sông lên nhanh đã gây ngập lụt, cô lập cục bộ một số khu dân cư trên địa bàn các huyện Tây Hòa, Đông Hòa, Đồng Xuân, Tuy An và thị xã Sông Cầu ngập trở lại. 

{keywords}

Nước vẫn mênh mông không biết đâu là bờ ở thị trấn La Hai (huyện Đồng Xuân). Ảnh: Mạnh Hoài Nam

Ông Trần Quốc Huy, Trưởng phòng NN-PTNT - Phó Ban chỉ huy phòng chống lụt bão huyện Đồng Xuân cho biết, có hơn 1.300 ngôi nhà bị ngập lụt trên 1m. Hiện vẫn còn 4 xã, 19 thôn bị nước lũ cô lập.

{keywords}

Tuyến đường từ thôn Phước Lộc đi Thạnh Đức (xã Xuân Quang 3) ngập sâu phải khiêng xe qua. Ảnh: Mạnh Hoài Nam

{keywords}

Xã An Định (huyện Tuy An) vẫn ngập sâu. Ảnh: Mạnh Hoài Nam

Chủ tịch UBND huyện Tuy An Bùi Văn Thành cũng thông tin, có trên 2.000 ngôi nhà bị ngập lụt. Ngành chức năng đã huy động lực lượng di dời, sơ tán hơn 2.000 hộ dân, với trên 9.000 nhân khẩu ở các khu vực vùng bị ảnh hưởng vào nơi an toàn.

Miền Trung cầu cứu

Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Quốc Dũng cho biết, từ đầu tháng 12 đến nay, tỉnh phải chống chọi với 4 đợt lũ liên tiếp. Đã có hơn 25 người chết, 10 người bị thương và thiệt hại về tài sản ước tính 1.230 tỷ đồng.

“Tỉnh Bình Định đã đề nghị Chính phủ và các bộ, ngành xem xét hỗ trợ kinh phí khắc phục cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân, phục vụ sản xuất và hỗ trợ dân sinh, với tổng kinh phí là 500 tỷ đồng” - ông Dũng cho hay.

Trước đó, ông Hồ Quốc Dũng cũng đã có thư kêu gọi ủng hộ người dân tỉnh bị thiệt hại do lũ lụt.

{keywords}
Dân miền Trung kiệt quệ vì lũ chồng lũ

Lũ chồng lũ đang khiến người dân miền Trung kiệt quệ. Theo thống kê, mưa lũ từ giữa tháng 10 đến nay đã làm 111 người chết và mất tích, 121 người bị thương; hơn 300.000 nhà bị ngập, hư hại; hàng chục nghìn ha lúa, hoa màu bị ngập hư hại,... Tổng thiệt hại ước tính trên 8.573 tỷ đồng. Nâng tổng thiệt hại do thiên tai gây ra từ đầu năm đến nay làm 235 người chết và mất tích, ước tính về kinh phí trên 37.650 tỷ đồng (tương đương 1,7 tỷ USD).

Riêng đợt mưa lũ từ ngày 12-16/12 đã làm 15 người chết, mất tích, trong đó nặng nhất là Bình Định với 6 người chết, 5 người mất tích.

Bước đầu, các tỉnh đề xuất Chính phủ xem xét hỗ trợ khẩn cấp: hơn 5.850 tấn gạo; 8 tấn Cloruamin B và một số chủng loại khác; 300 tấn lúa giống và hơn 1.000 tỷ đồng khắc phục cấp bách về hạ tầng, giao thông, thủy lợi.

Trong đó TT Huế cần ứng cứu 1.000 tấn gạo, 350 tỷ đồng, 100 tấn lúa giống, Quảng Nam (30 tỷ); Quảng Ngãi (1.500 tấn gạo, 280 tỷ); Bình Định (500 tỷ); Phú Yên (1.100 tấn gạo, 170 tỷ); Khánh Hòa (250 tấn gạo, 750 tấn giống, 80 tỷ đồng).

Quảng Nam: Tìm thấy thi thể chiến sỹ công an bị lũ cuốn

Ông Trần Công Khoa, Phó chủ tịch UBND xã Điện Phước (TX. Điện Bàn) cho hay đã tìm thấy thi thể anh Nguyễn Đình Toàn (26 tuổi, chiến sỹ công tác tại công an TP Hội An).

Chiều 16/12, anh Toàn cùng một thanh niên khác chèo ghe đi trong lũ ở xã Điện Phước thì không may ghe lật. Cả hai người rơi xuống nước. Người thanh niên bơi được vào bờ trong khi anh Toàn bị lũ cuốn mất tích.

“Thi thể anh Toàn khuất trong đám bèo lớn, cách hiện trường không xa”, ông Khoa nói.

Cao Thái

Cao Thái - Huyền Trang - Mạnh Hoài Nam