Tình báo con người vẫn là sở trường của Nga. Họ biết rất rõ ai mạnh, ai yếu. Người Nga nghiên cứu Mỹ quá kỹ càng suốt hơn 30 năm. 

Và họ hiểu rất rõ chính trị Mỹ - sử gia người Anh Jonathan Haslam - giáo sư nghiên cứu lịch sử Đại học Princeton phân tích.

{keywords}
Ảnh: peacekeeper

Tổng thống Nga Vladimir Putin là một cựu điệp viên KGB. Kể từ khi ông lên nắm quyền năm 2000, Nga đã có nhiều cuộc "trường chinh" như ở Grudia, sáp nhập Crưm, và hiện là tham gia hoạt động quân sự tại Syria chống lại IS. Vậy lực lượng tình báo Nga có vai trò quan trọng thế nào trong cuộc chơi toàn cầu của Putin? 

Nhà phân tích của U.S. News Thomas K. Grose đã có cuộc trò chuyện với sử gia người Anh Jonathan Haslam - giáo sư nghiên cứu lịch sử Đại học Princeton:

Ông viết rằng Nga có lịch sử xuất sắc về tình báo con người. Và tới giờ đó vẫn là điểm mạnh? 

Tình báo con người vẫn là sở trường của Nga. Họ biết rất rõ sự cân bằng quyền lực, họ biết ai mạnh, ai yếu. Họ hiểu rất rõ chính trị Mỹ.

Người Nga nghiên cứu Mỹ quá kỹ càng suốt hơn 30 năm, và kết quả cuộc chiến tranh Lạnh chỉ củng cố điều này, chỉ không làm suy giảm nó. Trong khi đó, ở phương Tây, nhận thức về Nga lại giảm đáng kể vì chúng ta nghĩ mình thắng.

Ở đây có sự bất đối xứng. Khi Putin đưa ra quyết định làm gì ở nước ngoài, Ukraina hay bất kỳ nơi nào khác, mọi người nghĩ có vẻ là điên rồ, nực cười. Nhưng nếu thực sự tìm hiểu kỹ về họ, về những gì họ hiểu chúng ta đang làm, thì sẽ thấy họ không sai.

Và Putin nhận ra điều đó. Hơn thế, ông tin tưởng vào sự phán xét của riêng mình, nên ông sẵn sàng chấp nhận mạo hiểm. Ông ấy sẵn sàng mạo hiểm để bay qua Thổ Nhĩ Kỳ - thành viên NATO - nhằm không kích Syria. Ông biết Mỹ sẽ không bắn vào lực lượng Nga, ông biết chính xác ông ấy có thể đi xa tới đâu.

Ở Ukraina, Nga vẫn dựa vào tác chiến bất cân xứng - hoạt động ngầm. Vậy lịch sử việc sử dụng kiểu tác chiến này là thế nào?

Hoạt động ngầm từng được Liên Xô sử dụng thời kỳ tiền chiến tranh Ba Lan. Nó khá phổ biến những năm 1920, lúc thời điểm quân đội Xô Viết tương đối yếu. Tác chiến bất đối xứng với hoạt động mật là chọn lựa thay thế cho việc trực tiếp sử dụng sức mạnh quân sự.

Syria là một Afghanistan khác với Nga?

Vậy ông Putin sử dụng chiến thuật này thế nào mà vẫn tạo ấn tượng có một quân đội mạnh hơn trong thực tế?

Quân đội Nga đã thực sự cải tổ về trang thiết bị, nhưng điều này sẽ làm hao tiền tốn của trong khi nền kinh tế Nga sụt giảm. Các hoạt động bí mật ít tốn kém hơn những chiến dịch công khai lớn. 

Bạn đang chứng kiến điều này xảy ra ở Syria. Hàng trăm người được triển khai bí mật, làm các việc theo cách hiệu quả hơn nhiều cách chính quyền Assad làm. Và người Nga thực hiện điều này không cần phải nghĩ nhiều tới thương vong.

Theo nhìn nhận của người Nga, Mỹ có một tổng thống không quyết đoán và người khá miễn cưỡng trong triển khai lực lượng. Khi Nga nhìn vào Washington, họ cảm thấy rằng người đưa ra những cam kết sẽ làm gì, kiểu như xóa bỏ IS, tiến hành không kích, ... nhưng không mang lại kết quả thực sự.

Còn Putin, ông thấy không có một lựa chọn nào tốt nhất tại Syria. Kịch bản tồi tệ nhất có thể là sự sụp đổ của chính quyền Assad và một lực lượng hồi giáo cực đoan thống trị Syria, vùng Cận Đông. Nên ông tự xem mình cần can thiệp và hiểu sẽ không ai khác làm điều này.

Quân đội Nga ủng hộ ông ấy?

Trong quân đội, có những phản đối về chính sách này. Họ công khai nói trên báo chí rằng: "Qúa mạo hiểm, có thể Syria là một Afghanistan khác với Nga". Tôi cho rằng, một số người trong quân đội cũng từng phản đối việc ông sáp nhập Crưm. Họ cũng cho là mạo hiểm, nhưng Putin đã chứng minh điều ngược lại.

Thái An (Theo Usnews)